Bị bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị tích cực thì người bệnh thoái hóa khớp gối có thể xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh.
Tham khảo bài viết bên dưới đây để biết một số lời khuyên về việc thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Có nhiều loại thực phẩm có thể làm giảm viêm và hạn chế một số triệu chứng của thoái hóa khớp gối. Tham khảo một số loại thức ăn tốt cho người thoái hóa khớp gối ở phần dưới đây.
1. Cá béo
Các loại cá béo chứa nhiều axit omega 3 và được chứng minh là có khả năng chống viêm rất mạnh và có lợi cho những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp. Do đó người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn những loại cá béo này ít nhất một lần một tuần.
Các loại cá béo bao gồm:
- Cá mòi
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá ngừ tươi
Nếu người bệnh không thích ăn cá thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các sản phẩm chứa omega 3.
2. Sữa
Sữa, sữa chua, phô mai rất giàu canxi, magie và vitamin D. Những chất dinh dưỡng này có thể làm tăng sức mạnh của xương và cải thiện các triệu chứng sưng đau của thoái hóa khớp gối.
Ngoài ra, sữa cũng chứa protein có thể góp phần xây dựng cơ bắp của bạn. Tuy nhiên, người bệnh thoái hóa khớp gối nên chọn những loại sữa ít béo để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
3. Rau có màu xanh đậm
Rau lá màu xanh đậm rất giàu vitamin D và chất chống oxy hóa. Vitamin D cần thiết cho việc hấp thụ canxi nuôi dưỡng xương, tăng cường hệ thống miễn dịch và chống nhiễm trùng.
4. Rau bina
Rau biana chứa nhiều chất dinh dưỡng và một số thành phần có thể giảm viêm và sưng đau do thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, rau bina cũng được cho là chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và góp phần tái tạo lại sụn khớp.
5. Bông cải xanh
Bông cải xanh có chứa một hợp chất có tên là Sulforaphane. Hợp chất này được các nhà nghiên cứu tin rằng có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối và hạn chế các cơn đau nhức.
Một nghiên cứu khác trên động vật cũng cho thấy, bông cải xanh có thể làm giảm việc sản xuất chất gây viêm và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
6. Tỏi
Tỏi chứa hợp chất gọi là Diallyl disulfide và có khả năng chống lại các enzyme làm hỏng sụn khớp trong cơ thể. Ngoài ra, trong tỏi cũng chứa nhiều hoạt chất chống viêm cho nên có thể giúp cải thiện các cơn đau và khó chịu ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Thêm tỏi vào công thức nấu ăn hàng ngày để hạn chế tình trạng thoái hóa khớp và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
7. Gừng
Gừng và các sản phẩm từ gừng có thể hạn chế quá trình viêm do thoái hóa khớp gối gây ra. Một nghiên cứu trên 261 bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sử dụng gừng thường xuyên thì có đến 63% những người tham gia có cải thiện về triệu chứng đau, viêm, sưng ở đầu gối.
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể tiêu thụ gừng ở dạng tươi, dạng khô, bột nghiền hoặc trà thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh.
8. Quả mọng
Mỗi một loại quả mọng để chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, quả mọng cũng chứa nhiều quercetin, rutin, canxi, magie, kẽm, vitamin E và chất xơ rất cao. Các chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp và hệ thống miễn dịch của cơn người.
Các loại quả mọng tốt cho người thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Dâu tây
- Dâu đen
- Việt quất
- Nam việt quất
- Nho
- Kỷ tử
9. Dầu ô liu
Dầu ô liu có tính chống viêm cao nên phù hợp để điều trị các triệu chứng viêm, sưng ở người thoái hóa khớp gối. Trong một nghiên cứu ơ chuột được cho sử dụng dầu ô liu liên tục trong 6 tuần. Kết quả cho thấy hiệu quả hạn chế các dấu hiệu viêm khớp, giảm sưng và ngăn chặn việc phá hủy sụn khớp.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò khá quan trọng trong việc hạn chế mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất có lợi thì người thoái hóa khớp gối cũng nên hạn chế tiêu thụ một số loại thức ăn có thể làm tình trạng thêm nghiêm trọng.
Các loại thức ăn cần tránh bao gồm:
1. Đường
Đường và các loại thực phẩm chứa đường khi đi vào cơ thể có thể giải phóng Cytokine. Đây là hoạt chất có khả năng gây viêm và sưng ở các khớp. Các loại đường tổng hợp, đường khoa học mà nhà sản xuất cho thêm vào đồ uống như nước ngọt, soda, trà, cà phê hoặc nước trái cây đều có thể làm tăng tình trạng viêm.
Các chất ngọt tự nhiên như siro trái cây hoặc mật ong nguy chất có thể thay thế cho đường tổng hợp để tạo vị ngọt.
2. Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể do đó sẽ làm tăng các cơn đau do thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, chất béo bão hòa cũng góp phần phát triển bệnh béo phì, bệnh tim và tạo nhiều áp lực lên đĩa đệm và gây nên thoát vị đĩa đệm.
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa bao gồm thức ăn nhanh, pizza, thịt đỏ, lòng đỏ trứng,…
3. Thực phẩm chiên
Thực phẩm chiên chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng tình trạng viêm và làm thoái hóa khớp thêm trầm trọng. Ngoài ra, các loại dầu dùng để chiên thực phẩm cũng tạo ra các phản ứng hóa học không lành mạnh trong cơ thể và làm tăng lượng Cholesterol.
Do đó, người bệnh thoái hóa khớp gối nên tránh ăn khoai tây chiên, bánh rán hoặc các loại thức ăn chiên ngập dầu mỡ.
4. Bột mì trắng
Các sản phẩm bột mì tinh chế, bánh mì trắng có thể kích thích cơ thể tạo ra các phản ứng viêm. Đó là lý do vì sao người viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp gối không nên sử dụng mì ống, ngũ cốc tinh chất,…
Để tránh điều này, người bệnh có thể chọn sử dụng ngũ cốc nguyên hạt. Tránh tối đa các sản phẩm bánh mù, chất phụ gia, men,…
5. Rượu
Hầu hết các chuyên gia khuyên người thoái hóa khớp gối không nên sử dụng rượu quá mức. Uống quá 2 ly rượu mỗi ngày có thể làm tăng phản ứng viêm khớp, sưng, đau. Uống rượu, đặc biệt là bia có thể làm bùng phát nồng độ purine và gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của người có vấn đề về cơ xương khớp.
Ngoài ra, hầu hết các loại thuốc xương khớp đều có phản ứng tương tác với rượu. Do đó sử dụng rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Có nhiều loại thực phẩm có thể tốt hoặc không tốt cho người thoái hóa khớp gối. Do đó, người bệnh nên trang bị đầy đủ kiến thức để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết về các món ăn hoặc trước khi xây dựng chế độ ăn uống mới hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng.