Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không?

Tập thể dục hay đi bộ, chạy bộ nói riêng có thể tạo một lực tác động lên khớp gối của bạn. Do đó nhiều người cho rằng thoái hóa khớp gối không nên đi bộ hoặc chạy bộ để tránh làm ảnh hưởng đến xương khớp.

Để giải đáp cho vấn đề thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết này.

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không
Người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không?

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối

Khớp là nơi nối xương lại với nhau. Phần cuối của mỗi đoạn xương được bọc lại bằng một chất mịn và cứng được gọi là sụn. Ở giữa sụn là các chất lỏng giống như dầu để đảm bảo khớp hoạt động trơn tru.

Thoái hóa khớp gối là bệnh viêm khớp phổ biến nhất. Tình trạng này có thể phá hủy và làm mòn sụn khớp của người bệnh. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa và đa số người cao tuổi đều gặp phải tình trạng này.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Khi khớp gối bị thoái hóa, các sụn khớp bị tổn hại do đó, nếu khớp gối chịu một lực tác động mạnh có thể làm hỏng khớp gối. Đối tượng này thường được khuyên là nên có chế độ luyện tập vừa phải để tăng sức bền và độ dẻo dai của khớp.

Do đó, đi bộ là một lựa chọn hoàn hảo để luyện tập khi bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng và nằm trong tầm kiểm soát của bản thân. Nếu nhận thấy các cơn đau thì người bệnh nên dừng việc luyện tập và để cơ thể nghỉ ngơi. 

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ?

thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ
Người bị thoái hóa khớp gối nên có kế hoạch chạy bộ phù hợp để khắc phục các triệu chứng bệnh

Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở những người thường xuyên chạy bộ và những người ít vận động. Hầu hết các nghiên cứu này đều kết luận chạy bộ không làm mòn hoặc hỏng đầu gối của người bệnh.

Vì vậy có thể kết luận, luyện tập thể dục bao gồm cả chạy bộ đều không làm hỏng, tổn thương hoặc gây ra thoái hóa khớp gối. Bên cạnh, nếu bạn đã bị thoái hóa khớp gối thì việc chạy bộ cũng không làm bệnh nghiêm trọng thêm mà còn có thể giúp giảm đau và hạn chế nguy cơ tàn tật.

Do đó có thể kết luận việc chạy bộ thường xuyên rất tốt cho hệ xương khớp của con người, đặc biệt là giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ đau khớp gối và thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên trước khi luyện tập người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch luyện tập và phù hợp.

Nếu các dấu hiệu thoái hóa khớp gối của bạn ngày càng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến khả năng di chuyển thì bạn không nên cố gắng đi hoặc chạy bộ. Điều này có thể làm vỡ sụn khớp gối và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng.

Cách đi bộ, chạy bộ cho người thoái hóa khớp gối

Theo các chuyên gia về xương khớp thì người đang bị thoái hóa khớp gối nếu lựa chọn đi bộ hoặc chạy bộ nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Di chuyển một đoạn đường ngắn, không nên cố gắng quá sức để di chuyển một đoạn đường quá dài.
  • Để việc luyện tập dễ dàng hơn và tránh được các chấn thương, người bệnh nên khởi động làm nóng cơ thể và khớp gối. Căng cơ cẳng chân, duỗi hoặc gập gối và kết hợp xoa bóp ít nhất là 10 lần.
  • Chọn nơi có địa hình bằng phẳng, ít chướng ngại vật và không dốc khi tiến hành luyện tập.
  • Sau khi kết thúc quá trình luyện tập, người bệnh nên có thời gian thả lỏng, đi bộ nhẹ nhàng sau đó mới ngồi nghỉ. Dừng chạy hoặc đi đột ngột có thể tạo thêm áp lực và căng thẳng cho đầu gối.

Người bệnh thoái hóa khớp gối không nên đi bộ hoặc chạy bộ liên tục quá 30 phút. Điều này có thể khiến khớp gối gặp nhiều tổn thương và ma sát gây đau và sưng. Ngoài ra, việc di chuyển quá lâu cũng khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống hai đầu gối, khớp gối đồng thời chèn ép khớp gối làm khớp gối bị tổn thương.

Lưu ý: Trong quá trình luyện tập nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc khớp gối có dấu hiệu đau đớn, sưng to,… thì người bệnh nên dừng tập và áp dụng các biện pháp giảm đau. Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ.

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ
Người thoái hóa khớp gối nên có chế độ sinh hoạt hợp lý để bảo vệ khớp gối

Một thói quen sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh xương khớp, thoái hóa khớp khi bạn già đi. Một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để ngăn chặn thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung nhiều Axit Omega 3 có thể làm giảm viêm trong cơ thể và tăng cường sức khỏe tổng thể. Omega 3 có nhiều trong các béo như cá hồi, các thu, cá mòi,…
  • Kiểm soát cân nặng của bạn: Đầu gối phải chống đỡ cơ thể và chịu trách nhiệm cho trọng lượng của bạn. Do đó, thừa cân béo phì sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp gối.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Điều này có thể đẩy mỡ thừa ra khỏi cơ thể và giảm căng thẳng lên các khớp. Ngoài ra, luyện tập thường xuyên còn tăng cường sức mạnh của khớp, giúp ổn định khớp và bảo vệ chúng không bị hao mòn.
  • Tránh các chấn thương lên đầu gối: Khớp gối sẽ bị lão hóa theo thời gian, tuy nhiên nếu bạn từng bị chấn thương ví dụ như khi chơi thể thao hoặc tai nạn thì nguy cơ thoái hóa khớp tăng lên gấp nhiều lần. Do đó, luôn sử dụng các thiết bị an toàn thích hợp khi chơi thể thao và luyện tập các động tác chính xác.
  • Tư thế phù hợp: Điều này cần thiết khi ngồi làm việc, khi đứng hoặc trong sinh hoạt hàng ngày. Không nên mang vác quá nhiều đồ vật, điều này có thể gây căng thẳng lên khớp gối và cả cổ tay.
  • Thường xuyên đến gặp bác sĩ: Nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Tổn thương viêm khớp thường phát triển lâu dài và gây ra nhiều tổn hại cho xương khớp.

Tóm lại, người bị thoái hóa khớp gối cần thận trọng trong các hoạt động hàng và ngày việc luyện tập thể dục thể thao. Hy vọng thông tin trong bài viết này có thể giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không. Tuy nhiên trước khi tiến hành luyện tập, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia về xương khớp.