Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không là thắc mắc của đa số bệnh nhân khi gặp phải các vấn đề về khớp gối. Trong thời gian gần đây, chuyên mục cũng nhận được rất nhiều thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này.

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Quá trình phát triển của chứng thoái hóa khớp gối

Như trường hợp bạn Vũ Thị Ngọc Ánh, quận 7, TP. HCM thắc mắc:

“Chuyên gia ơi, thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không ạ? Bố tôi năm nay mới 59 tuổi nhưng đã bị thoái hóa khớp gối được hơn 1 năm rồi. Suốt 1 năm qua, ai chỉ cách gì bố tôi cũng làm theo nhưng cứ hễ trở trời là đầu gối đau nhức không thể nào di chuyển được. Tôi đang tính đưa bố khám Chấn thương chỉnh hình để điều trị nhưng mà bố cứ bảo tốn nhiều tiền với lại không hiệu quả bằng dân gian. Mong chuyên gia giải đáp sớm để bố tôi có cơ hội thoát khỏi căn bệnh này. Tôi xin chân thành cám ơn.”

Bạn Ngọc Ánh thân mến!

Trước tiên, cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ về chuyên trang. Để giải đáp về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành tham vấn ý kiến BS. Lê Duy Trường, khoa Xương khớp – bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM và được giải đáp như sau.

I. Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Theo BS. Trường, thoái hóa khớp gối là một dạng tổn thương và làm suy giảm chức năng của đầu sụn khớp gối. Chính những tổn thương này làm cho đầu sụn, đệm giữa 2 đầu xương bị hư hỏng kèm theo các phản ứng giảm sút lượng dịch nhầy và gây viêm. Tiến trình thoái hóa khớp gối có thể xuất phát từ nhân tố tự nhiên của hệ thống xương khớp nên rất khó để tránh khỏi. Có thể nói, đây là vấn đề mà ai cũng có nguy cơ phải đối mặt, nhưng tùy vào cơ địa mỗi người, đặc điểm vận động, thói quen làm việc, cân nặng mà thời điểm phát bệnh cũng khác nhau. 

Chính vì thoái hóa khớp gối có liên quan đến  quá trình lão hóa tự nhiên nên khả năng điều trị dứt điểm bệnh 100% là điều không thể. Mặc dù thoái hóa khớp gối là bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng nó có thể được điều trị phục hồi ở mức tối đa và làm giảm các triệu chứng tiêu cực của bệnh cũng như những ảnh hưởng bất lợi của căn bệnh này đối với đời sống, chất lượng sinh hoạt của bệnh nhân. 

Thoái hóa khớp gối không chỉ bắt nguồn từ thoái hóa tự nhiên mà còn do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng suy giảm sụn khớp, dịch nhầy và rất khó phục hồi lại như ban đầu. Do đó, bệnh nhân thoái hóa khớp gối kỳ vọng việc điều trị này có thể giúp làm giảm tối đa những biến chứng do thoái hóa gây ra. Việc điều trị thoái hóa, giúp bệnh nhân duy trì chức năng vận động, hạn chế các triệu chứng sưng viêm khớp, ít gây đau đớn hơn,…

II. Thoái hóa khớp gối được điều trị bằng cách nào?

Tùy vào thời điểm phát bệnh, biểu hiện của bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thường sẽ bao gồm một trong số những chỉ định sau đây:

1 – Điều trị nội khoa:

Sử dụng kháng sinh, kháng viêm, giãn cơ là giải pháp đầu tiên trong phác đồ điều trị. Các nhóm thuốc này có khả năng làm giảm đau, hạn chế viêm nhiễm và duy trì hoạt động tối thiểu. Sở dĩ thuốc Tây là lựa chọn đầu tiên trong phác đồ điều trị là bởi nó có khả năng giảm đau, kháng viêm nhanh. Thực tế, nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và có nguy cơ gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. 

2 – Vật lý trị liệu:

Từ lâu, vật lý trị liệu được xem là phương pháp hỗ trợ quan trọng trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối. Phương pháp giúp kích thích sản sinh và phục hồi của sụn khớp. Đây là quá trình phục hồi tự nhiên cần có sự kiên trì của bệnh nhân.

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp gối là phương pháp nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn

Hiện nay, phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Nhiệt trị liệu
  • Điện trị liệu
  • Thủy châm
  • Hồng ngoại
  • Bài tập phục hồi chức năng

Mặc dù không mang lại hiệu quả nhanh nhưng về lâu dài phương pháp này ít để lại biến chứng hơn.

3 – Phẫu thuật:

Phương pháp này được chỉ định thực hiện khi các biện pháp trị liệu trên không có hiệu quả điều trị như mong muốn. Bản chất của phẫu thuật can thiệp chỉ có tác dụng tác động trực tiếp đến vị trí sụn khớp bị tổn thương và xử lý chúng đúng cách chứ không có khả năng phục hồi sụn khớp hay khiến cho sụn khớp bớt thoái hóa. Có thể nói, phương pháp này giúp khắc phục tình trạng đau nhức nhanh nhưng nó cũng không có khả năng điều trị dứt điểm chức thoái hóa. Bên cạnh đó, phẫu thuật can thiệp cũng không giải quyết được các vấn đề bắt nguồn từ xương khớp như co cơ, mòn khớp, ảnh hưởng thần kinh,…

Ngoài việc điều trị, bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc phù hợp. Hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc quá sức, không sử dụng bia rượu, chất kích thích,… Khi gặp phải các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên trực tiếp thăm khám và tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến chất lượng vận động của bệnh nhân. Do đó, cần phải có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.