Thoát khỏi nguy cơ tàn phế vì thoái hóa cổ chân nhờ giải pháp từ Đông y
Thoái hóa cổ chân là bệnh lý xương khớp rất nhiều người mắc phải gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Vậy thoái hóa cổ chân là gì, bệnh có chữa được không, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất. Ngoài ra, với tư vấn của BS Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền TW bệnh nhân sẽ tìm được cách điều trị hiệu quả nhất đến từ Đông y.
Thoái hóa khớp cổ chân là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh xảy ra do sụn khớp ở cổ chân bị tổn thương, sụn khớp bị mất cân bằng không thể tái tạo sụn và giảm chức năng của cơ xương khớp. Thoái hóa khớp cổ chân có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó người ở độ tuổi trung niên trở lên có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Bệnh thường gây ra những cơn đau âm ỉ khiến việc đi lại, vận động khó khăn, người bệnh thường cần phải có sự hỗ trợ của người thân mới di chuyển được. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo khớp, thậm chí là bị tàn phế.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cổ chân
Triệu chứng thường gặp nhất khi bị thoái hóa khớp cổ chân đó là đau nhức ở vùng khớp cổ chân. Các cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội và lan tỏa dần sang vùng bàn chân hay cẳng chân.
Tùy vào mức độ tổn thương sụn khớp và sưng viêm, tình trạng đau nhức sẽ nặng nhẹ khác nhau. Ở giai đoạn khởi phát, chỉ xuất hiện những cơn đau thoáng qua rất khó nhận biết, chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau nhức sẽ thuyên giảm. Nhưng càng ở giai đoạn sau, nếu bị bệnh trong thời gian dài, các triệu chứng đau nhức sẽ xuất hiện dữ dội và thường xuyên hơn.
Ngoài tình trạng đau nhức, khi bị thoái hóa cổ chân người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như sau:
- Vùng khớp cổ chân bị sưng đỏ
- Khi cử động có thể xuất hiện tiếng kêu răng rắc
- Cứng khớp nhất là khi thức dậy vào buổi sáng
- Khả năng vận động suy giảm
- Càng cử động càng đau, nếu nghỉ ngơi tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cổ chân
Một số thống kê cho thấy, người bệnh thoái hóa cổ chân trước đó thường gặp một số chấn thương ở vị trí khớp cổ chân, hoặc bị một số bệnh về cơ xương khớp. Thực tế, bệnh thoái hóa khớp cổ chân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các chuyên gia xương khớp cho rằng, một số yếu tố có thể là tác nhân gây ra thoái hóa khớp cổ chân có thể kể đến như:
- Tuổi tác: Những người ở độ tuổi trung niên, cao tuổi có tỷ lệ mắc thoái hóa cổ chân cao hơn người thường, do quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn.
- Gặp các vấn đề về xương khớp: bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,… khiến sụn bị hủy hoại dẫn tới việc khớp bị thoái hóa
- Cổ chân bị chấn thương: do thể thao, lao động quá sức,… khiến chức năng sụn khớp bị ảnh hưởng, không thể phục hồi hoàn toàn.
- Thừa cân, béo phì: gây áp lực trực tiếp cho cổ chân trong quá trình vận động, di chuyển.
Cách điều trị thoái hóa cổ chân phổ biến hiện nay
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân hiện nay đa phần đều tập trung vào việc làm giảm những triệu chứng đau nhức, gây khó chịu cho người bệnh. Người bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng mẹo dân gian – hiệu quả thấp
Khi mới xuất hiện các cơn đau nhức vùng khớp cổ chân, mẹo dân gian giúp làm thuyên giảm những cơn đau tạm thời như:
- Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng lá lốt
- Dùng rượu tỏi chữa thoái hóa cổ chân
- Rượu hạt mè chữa thoái hóa khớp cổ chân
- Bài thuốc chữa thoái hóa khớp cổ chân từ lá mơ lông
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp
Nhược điểm: Hiệu quả chưa thực sự rõ rệt, chỉ có tác động giảm nhẹ triệu chứng, không điều trị tận gốc. Mẹo dân gian chỉ là truyền miệng, không có kiểm chứng khoa học rõ ràng nên người bệnh cần hết sức lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa thoái hóa khớp cổ chân.
Chữa thoái hóa bằng Tây y – tiềm ẩn nhiều rủi ro
Các phương pháp Tây y chữa thoái hóa cổ chân thường tập trung làm giảm triệu chứng, đồng thời ức chế sự tiến triển của bệnh qua 2 cách nội khoa và ngoại khoa, cụ thể gồm:
Sử dụng thuốc (nội khoa)
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm là giải pháp người bệnh thoái hóa cổ chân nghĩ đến đầu tiên vì tiện dụng và hiệu quả nhanh. Một số loại thuốc chữa thoái hóa cổ chân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh có thể kể đến như:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Aspirin, Naproxen, Methotrexat,…
- Các loại thuốc điều trị tại chỗ dạng bôi, xịt, miếng dán giúp giảm sưng đau nhanh chóng.
- Các loại thuốc tiêm chứa steroid giúp giảm đau, kháng viêm cực mạnh.
Can thiệp ngoại khoa
Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang đến hiệu quả trị thoái hóa khớp cổ chân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của khớp cổ chân mà phương pháp xâm lấn tương thích sẽ được chỉ định:
- Tái tạo bề mặt sụn
- Thay thế khớp cổ chân bán phần
- Thay thế khớp cổ chân toàn phần
- Lắp thiết bị hỗ trợ vào trong khớp
Ưu điểm: Hiệu quả giảm đau nhanh, rõ rệt, tiện dụng
Nhược điểm: Nhiều tác dụng phụ do dùng thuốc dài ngày, các biện pháp xâm lấn tiềm ẩn rủi ro cả trong và sau khi điều trị, chi phí điều trị cao.
Chữa thoái hóa khớp bằng Đông y – an toàn, lành tính, tác dụng lâu dài
Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng Đông y hiện đang là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng vì mức độ lành tính và hiệu quả toàn diện, hạn chế tái phát. Đông y quan niệm thoái hóa khớp cổ chân là bệnh thuộc chứng Tý, gây bế tắc kinh mạch, khí huyết ngưng trệ lâu ngày.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết: “Quan điểm điều trị thoái hóa khớp cổ chân của Đông y là đồng thời loại bỏ triệu chứng bên ngoài, kết hợp với việc tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng can, thận và hệ cơ xương khớp, loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh”.
Hoạt huyết phục cốt hoàn – giải pháp điều trị thoái hóa cổ chân toàn diện từ thảo dược
Nắm bắt quan điểm điều trị bệnh từ Đông y, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã phát triển thành công bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn chuyên chữa trị thoái hóa khớp cổ chân.
Bài thuốc được kế thừa tinh hoa YHCT dân tộc, với nền tảng là bài thuốc chữa bệnh viêm xương khớp của người Dao đỏ. Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc dân tộc đã cho ra đời bài thuốc sử dụng dược liệu quý với tỷ lệ hoàn hảo, phù hợp với cơ địa của người Việt.
Hoạt huyết phục cốt hoàn là sự kết hợp hoàn hảo của 3 bài thuốc nhỏ, bao gồm: Giải độc hoàn, Phong thấp hoàn, Bổ thận hoàn. Mỗi bài thuốc giữ một nhiệm vụ chủ chốt, làm nên tác động giống như kiềng 3 chân, giúp hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
- Giải độc hoàn: Có tác dụng như loại kháng sinh đông y, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm bổ huyết, giảm phù nề, giảm dị ứng.
- Phong thấp hoàn: Giữ nhiệm vụ khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc.
- Bổ thận hoàn: Có tác dụng bổ thận, sơ thông kinh lạc, đồng thời dưỡng âm, hỗ trợ kiện tỳ, ích khí, mạnh gân cốt và bồi bổ khí huyết.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đánh giá “Hoạt huyết phục cốt hoàn là bài thuốc Đông y chữa thoái hóa cổ chân toàn diện, khoa học nhất hiện nay. Bài thuốc được điều chế theo một tỷ lệ vàng, nhờ đó dược liệu tăng được dược tính tối ưu. Hơn nữa, các thành phần trong bài thuốc có thể gia giảm phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh nhân”.
Hoạt huyết phục cốt hoàn còn là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính như: phòng phong, độc hoạt, đương quy, xuyên khung,…. Tất cả thành phần đều là dược liệu sạch 100% được thu hái trực tiếp tại vùng chuyên canh dược liệu, đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO.
Đặc biệt, nhằm giúp người bệnh tiện lợi hơn khi dùng, Trung tâm Thuốc dân tộc đã phát triển thêm sản phẩm Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng viên hoàn cứng. Với chủ dược Hầu vĩ tóc được bổ sung thêm, Hoạt huyết phục cốt hoàn mang đến tác dụng vượt trội hơn. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại khép kín, Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng viên hoàn giữ nguyên vẹn dược tính của dược liệu.
“Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng Hoạt huyết phục cốt hoàn vô cùng vượt trội. Theo đó, chỉ sau 7 – 10 ngày dùng thuốc người bệnh sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt. Nếu kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ và tập luyện thường xuyên, chỉ sau khoảng 3 tháng dùng Hoạt huyết phục cốt hoàn, bệnh sẽ chấm dứt hẳn”. – bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ thêm.
Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân, bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. Trong suốt thời gian điều trị, bác sĩ sẽ theo sát bệnh nhân để có thay đổi kịp thời, mang đến hiệu quả điều trị toàn diện nhất.
Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cổ chân
Trong quá trình sử dụng Hoạt huyết phục cốt hoàn, nếu kết hợp thêm các bài tập khớp cổ chân sẽ giúp kết quả điều trị tốt hơn, thời gian điều trị được rút ngắn. Khi thực hiện các bài tập dành riêng cho khớp cổ chân, người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ của người thân để hiệu quả tốt. Một số bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân có thể thực hiện tại nhà:
- Bài tập quay cổ chân
Bệnh nhân nằm ngửa duỗi thẳng chân, người hỗ trợ đứng dưới một tay giữ gót chân, tay còn lại giữ phần đầu của bàn chân. Sau đó quay cổ chân người bệnh khoảng 3 lần, đẩy mạnh bàn chân vào ống chân sau đó duỗi thẳng bàn chân tối đa. Thực hiện lặp lại khoảng 10 lần mỗi bên chân.
- Bài tập lắc chân
Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ dùng hai tay đỡ gót chân lên, ngón tay cái để ở vị trí mắt cá chân. Sau đó, đẩy gót chân vào phần ống chân rồi lại kéo ra. Thực hiện kéo đẩy liên tục trong khoảng 10 phút.
- Bài tập kéo dãn cổ chân
Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ một tay nâng gót chân, một tay giữ bàn chân. Cùng lúc kéo hai tay về phía dưới để kéo dãn cổ chân. Thực hiện 5 lần mỗi bên.
Bị thoái hóa cổ chân nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sưng đau khi bị thoái hóa cổ chân. Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị an toàn, người bệnh thoái hóa cổ chân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Người bệnh thoái hóa cổ chân nên ăn gì?
Trong chế độ dinh dưỡng thường ngày, người bệnh thoái hóa khớp cổ chân nên bổ sung thêm các thực phẩm có lợi như:
- Các loại cá béo giàu omega 3: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,…
- Trái cây mọng nước và rau xanh: cải bó xôi, bông cải xanh, dâu tây, việt quất, mâm xôi,…
- Các loại rau gia vị như: gừng, tỏi, nghệ
- Dầu oliu
Bị thoái hóa cổ chân nên kiêng gì?
Để tránh tình trạng thoái hóa tăng nặng, đau nhức và sưng viêm, người bệnh thoái hóa cổ chân nên kiêng những loại thực phẩm:
- Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm tinh chế, lúa mì, yến mạch
- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Một số loại rau củ: cà tím, cà chua, ớt chuông, khoai tây, măng
- Các loại đồ ăn chế biến sẵn
- Nội tạng động vật
Khi phát hiện những dấu hiệu thoái hóa cổ chân, người bệnh hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được thăm khám, kiểm tra và đưa ra lộ trình điều trị tốt nhất. Điều trị càng sớm, hiệu quả càng nhanh và hạn chế những di chứng về sau.