Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già và cách điều trị

Sưng nóng khớp, đau khớp, tê bì chân… là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người đã rơi vào tình trạng tàn tật vĩnh viễn do điều trị quá muộn hoặc không đúng hướng. 

thoái hóa khớp gối ở người già
Tuyệt đối không được chủ quan với bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già khá phổ biến

Theo thống kê của Bô Y tế, có tới 10% bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh xương khớp có liên quan đến thoái hóa khớp gối. Con số này cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Bệnh thoái hóa khớp gối tình trạng mất cân bằng, hủy hoại của sụn và lớp xương dưới sụn, khiến cho các đầu xương bị cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức. Để hiểu hơn về căn bệnh này, bạn nên đọc kỹ những thông tin sau: 

Nguyên nhân 

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: 

  • Tuổi tác: càng lớn tuổi thì xương khớp càng bị lão hóa, dịch khớp tiết ra ít hơn,… làm cho xương khớp dễ bị bào mòn, khả năng đàn hồi và chịu lực cũng giảm dần. 
  • Di truyền: nếu trong gia đình có người bị thoái hóa khớp gối thì khả năng mắc bệnh cũng sẽ cao hơn những người khác. 
  • Rối loạn nội tiết, đặc biệt là giảm nội tiết tố có thể gây ra nhiều bệnh xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối. 
  • Chấn thương ở khớp gối cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh vì có ảnh hưởng đến gân, túi hoạt dịch… làm cho trục khớp thay đổi. Thông thường là do các tổn thương như: tổn thương sụn, viêm gân bánh chè, gãy xương khớp… 
  • Tình trạng viêm xương khớp khác có thể làm cho bệnh thoái hóa khớp gối xuất hiện. Chẳng hạn như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout…

Ngoài ra người cao tuổi còn dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối do bẩm sinh, thiếu dinh dưỡng, béo phì… Điều này cũng có thấy được chúng ta có thể mắc phải căn bệnh này vào bất cứ thời điểm nào. 

Triệu chứng 

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Trong khi việc phân biệt rõ ràng mới giúp chúng ta dễ dàng tìm ra hướng đi đúng đắn cho việc điều trị bệnh. Thông thường khi bị thoái hóa khớp gối, người già thường có những triệu chứng sau: 

triệu chứng thoái hóa khớp gối ở người già
Đau khớp là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già
  • Khớp gối thường xuyên có triệu chứng đau nhức, những cơn đau thường có xu hướng gia tăng khi vận động. 
  • Sưng khớp, nóng khớp: vùng khớp gối thường có triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ. Điều này có thể dễ dàng nhận biết khi chúng ta dùng tay sờ vào đầu gối 
  • Tê bì chân tay: điều này xảy ra khi các dây thần kinh ở đầu gối bị chèn ép, làm cho khả năng vận động yếu dần đi. 
  • Co cứng khớp: đầu gối thường có triệu chứng co cứng, khó duỗi vào buổi sáng. Thông thường phải mất một thời gian thì các khớp mới có thể quay lại bình thường. 
  • Biến dạng khớp: Khớp gối bị thoái hóa làm cho máu khó lưu thông, cơ yếu dần rồi teo nhỏ và dẫn đến biến dạng ở đầu gối. 

Người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như: khớp gối kêu lạo xạo, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… 

Biến chứng 

Các chuyên gia luôn đưa ra khuyến cáo về việc người già cần phải tiến hành việc điều trị thoái hóa khớp gối càng sớm càng tốt. Vì càng để lâu các biểu hiện càng nặng, khó điều trị và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Đó là biến dạng khớp, teo cơ và thậm chí dẫn đến bại liệt vĩnh viễn. 

Biện pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối ở người già 

Bước chẩn đoán là hết sức cần thiết để xác định được tình trạng bệnh, từ đó đưa ra hướng đi hiệu quả cho việc điều trị bệnh. Thông thường bác sĩ thực hiện các biện pháp chẩn đoán sau: 

chẩn đoán thoái hóa khớp gối ở người già
Dùng các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp ở người lớn tuổi
  • Kiểm tra lâm sàng để theo dõi các triệu chứng như: đau khớp gối, cứng khớp gối, tràn dịch khớp gối, biến dạng khớp gối… 
  • Thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng, bao gồm: chụp X-quang, siêu âm khớp gối, chụp cộng hưởng từ, nội soi khớp gối… 

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở người già 

Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường là các biện pháp sau: 

1. Biện pháp nội khoa 

Biện pháp này thường được áp dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các biểu hiện bệnh còn đơn giản.

Dùng thuốc 

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối, đó là các loại thuốc sau: 

điều trị thoái hóa khớp ở người lớn tuổi
Tiêm thuốc điều trị thoái hóa khớp
  • Thuốc giảm đau: thường chỉ định các loại thuốc có chứa acetaminophen 
  • Thuốc chống viêm không steroid như: naproxen, aspirin, ibuprofen, thuốc ức chế COX-2… 
  • Thuốc tiêm thường dùng thuốc steroid hoặc axit hyaluronic. Trong đó thuốc steroid có tác dụng giảm đau nhức, giảm cứng khớp. Còn thuốc tiêm axit hyaluronic có tác dụng cung cấp chất nhờn để bôi trơn khớp gối, làm giảm các triệu chứng bệnh. 

Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc có bất cứ dấu hiệu nào bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời. 

Châm cứu, vật lý trị liệu 

  • Châm cứu: các thầy thuốc sẽ tiến hành châm cứu vào các huyệt đạo, nhằm đả thông kinh lạc. Điều này giúp máu huyết lưu thông, giúp giảm đau tốt hơn. 
  • Các bài tập vật lý trị liệu: tùy theo tình trạng bệnh nhân mà có các bài tập phù hợp. Duy trì các bài tập này có tác dụng kéo căng mô mềm, củng cố phần sụn khớp. Nhờ đó mà làm giảm khả năng mất đi cấu trúc sụn khớp, làm cho khớp gối trở nên linh hoạt hơn. 

2. Biện pháp ngoại khoa

Nếu các biện pháp nội khoa không có hiệu quả, những cơn đau kéo dài và khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bằng kiến thức chuyên môn với sự hỗ trợ của các thiết bị, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lọc, bào và rửa khớp. Ngoài ra còn có thể thay khớp đối với trường hợp khớp bị tổn thương quá nặng. 

điều trị thoái hóa khớp gối
Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối cho người lớn tuổi

3. Biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối ở người già 

Bệnh nhân ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần tăng cường các biện pháp sau để hỗ trợ việc điều trị bệnh. Đó là: 

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng giúp giảm đau hiệu quả. 
  • Tăng cường nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh có thể làm cho khớp gối tổn thương nhiều hơn. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều canxi và vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp. 
  • Thường xuyên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… để tình trạng bệnh có chuyển biến rõ rệt. 

Biện pháp phòng chống thoái hóa khớp gối ở người già 

Đây là căn bệnh xương khớp khá nguy hiểm và rất dễ gặp phải. Vì vậy chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp phòng chống sau: 

  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tạo gánh nặng cho xương khớp, trong đó có khớp gối. 
  • Hạn chế các tư thế có thể gây hại cho khớp gối như ngồi xổm, gác chéo chân, mang vác vật nặng… 
  • Luyên tập thể dục thể thao thường xuyên giúp xương khớp dẻo dai, máu huyết lưu thông,… nhờ đó mà xương khớp linh hoạt hơn. Từ đó hạn chế được nguy cơ thoái hóa khớp gối. 
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Chú trọng bổ sung nhiều vitamin D và canxi giúp tăng cường sức khỏe của xương. Cụ thể nên uống nhiều sữa, các sản phẩm từ sữa, dùng bông cải xanh, cải xoăn, rau lá xanh…

Với những thông tin đã chia sẻ, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về bệnh thoái hóa khớp gối ở người già. Từ đó có thêm thông tin về việc điều trị cũng như phòng chống bệnh. Nếu trong quá trình điều trị có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tìm hiểu rõ hơn.