Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ lá ngải cứu
Không cần dùng đến thuốc việc dùng lá ngải cứu đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi các biểu hiện khó chịu của bệnh thoái hóa cột sống. Tuy có tác dụng tốt nhưng cần phải sử dụng đúng thì mới phát huy được hiệu quả của lá ngải cứu trong việc điều trị bệnh.
Công dụng chữa thoái hóa cột sống của lá ngải cứu
Ngải cứu là một nguyên liệu được sử dụng trong rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Nguyên liệu này có mùi thơm nồng, vị đắng có khả năng điều hòa khí huyết, giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả… Cũng chính vì vậy mà nó được tận dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Đây là nguyên liệu từ tự nhiên nên ít gây tác dụng phụ, ngay cả khi bạn sử dụng trong thời gian dài. Hơn nữa, ngải cứu cũng rất dễ kiếm, điều này tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi bệnh thoái hóa cột sống.
6 cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Bạn có thể tận dụng hiệu quả của lá ngải cứu trong việc điều trị bệnh bằng cách áp dụng các cách như sau:
Cách 1: Kết hợp ngải cứu, dấm và muối hạt
- Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu, 1 ít dấm và muối hạt
- Bỏ giấm vào nồi nấu lên cho nóng, còn ngải cứu thì giã nát với một chút muối.
- Trộn giấm với hỗn hợp lá ngải cứu rồi bỏ vào mảnh vải thưa thì còn nóng.
- Dùng để chườm lên vùng bị đau.
- Áp dụng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Cách 2: Kết hợp ngải cứu với chanh và bưởi
- Chuẩn bị: ngải cứu, chanh, bưởi, đường phèn và một ít rượu trắng
- Lấy phần vỏ của quả bưởi và cắt chanh thành từng lát mỏng cùng lá ngải cứu đem phơi thật khô sau đó sao vàng.
- Cho hỗn hợp đã sao vàng vào hũ rồi bỏ rượu trắng vào cho ngập hũ, nhớ bỏ thêm đường phèn vào.
- Ngâm cho đến khi rượu đổi màu là có thể dùng được.
- Mỗi ngày dùng khoảng 1 ly nhỏ, sau một thời gian sẽ thấy bệnh có sự cải thiện.
Cách 3: Kết hợp ngải cứu và mật ong
- Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu và khoảng 2 muỗng mật ong
- Ngải cứu rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước rồi trộn với mật ong.
- Mỗi ngày áp dụng 2 lần.
Cách 4: Bài thuốc kết hợp ngải cứu với một vài vị thuốc khác
- Chuẩn bị: ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ, cây cỏ xước
- Cho tất cả nguyên liệu đem cắt nhỏ, phơi khô rồi sao vàng.
- Mỗi lần dùng khoảng 150g hỗn hợp cho vào ấm hãm như hãm trà.
- Dùng để uống thay cho nước hàng ngày, kiên trì khoảng 3 tháng sẽ thấy có kết quả.
Cách 5: Kết hợp ngải cứu với các nguyên liệu khác
- Chuẩn bị: 1 nắm ngải cứu, 1 củ gừng, đậu đen cùng 1 ít rượu
- Gừng đem thái mỏng rồi ngâm với rượu trong khoảng 1 tuần.
- Ngải cứu cắt nhỏ, phơi khô rồi đem sao vàng cùng đậu đen, khi còn nóng thì bỏ vào miếng vải mỏng.
- Cho rượu gừng đã ngâm vào bọc vải chung với các hỗn hợp khác rồi chà xát lên vùng bị đau khoảng 20 lượt.
- Áp dụng trong khoảng 10 ngày là thấy có chuyển biến.
Cách 6: Dùng ngải cứu để chế biến món ăn
Tinh chất của lá ngải cứu cũng có thể tác động đến các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thông qua các món ăn. Chẳng hạn như món trứng chiên lá ngải cứu mà chúng tôi hướng dẫn bạn thực hiện ngay sau đây:
- Chuẩn bị: 2 quả trứng gà, 1 ít là ngải cứu, gia vị
- Ngải cứu rửa sạch, bỏ cuốn và thái nhỏ.
- Trứng đập ra bát, bỏ gia vị vừa ăn rồi đánh đều tay.
- Tiếp tục cho ngải cứu vào bát trứng rồi trộn lên.
- Bắt chảo lên bếp, cho dầu vào cho nóng rồi đổ hỗn hợp trứng lá ngải cứu vào.
- Khi mặt dưới đã chín thì trở để cả hai mặt đều chín đều là có thể dùng được.
Tuy nhiên không nên ăn lá ngải cứu quá nhiều vì độc tính của lá có thể gây nên một vài vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là các vấn đề về thần kinh.
Khi dùng lá ngải cứu để chữa thoái hóa cột sống, người bệnh nên lưu ý một vài điều như sau:
- Hiệu quả của các bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Chính vì vậy phải kiên trì và thực hiện thường xuyên thì mới thấy được sự cải thiện.
- Tránh mang vác vật nặng và làm việc quá sức có thể tạo áp lực cho toàn bộ cơ thể.
- Có chế độ ăn uống thật sự khoa học, chú ý bổ sung canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe của xương khớp.
Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ, bạn đã hiểu hơn về cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu. Chúng tôi xin nhấn mạnh cách này chỉ dùng đối với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu dùng 1 thời gian mà không thấy cải thiện thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm biện pháp khác hữu hiệu hơn.