Phục hồi chức năng sau thay khớp háng & chăm sóc cho bệnh nhân
Phẫu thuật khớp háng có thể giúp người bệnh giảm đau và hỗ trợ các chức năng vận động. Tuy nhiên, để tăng độ bền và khả năng hồi phục sau phẫu thuật người bệnh nên tiến hành phục hồi chức năng sau thay khớp háng.
Phục hồi chức năng sau thay khớp háng
Sau khi tiến hành thay khớp háng, người bệnh nên tiến hành các biện pháp phục hồi chức năng để nhanh chóng quay trở lại các hoạt động thường ngày. Tham khảo một số biện pháp phục hồi chức năng sau thay khớp háng như sau:
1. Ngay sau khi phẫu thuật
Sau khi kết thúc phẫu thuật vài giờ, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp phục hồi khác nhau. Thông thường, bác sĩ trị liệu vật lý có thể giúp đỡ người bệnh xuống giường để luyện tập di chuyển với xe tập đi hoặc nạn.
Người bệnh cũng cần học cách ngồi xuống ghế và đứng lên đúng cách để không gây ảnh hưởng đến khớp háng. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp ở chân.
Tùy theo tình trạng hồi phục và sức khỏe của người bệnh mà thời gian, cường độ tập luyện có thể không giống nhau.
2. Sau khi xuất viện
Sau khi thay khớp háng, người bệnh có thể cần nằm viện trong 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu thời gian nhập viện lâu hơn (đến vài tuần) nếu tình trạng nghiêm trọng. Nếu quá trình hồi phục chậm hoặc kết quả phẫu thuật không như mong đợi, bác sĩ có thể giữ người bệnh luyện tập vật lý trị liệu tại bệnh viện trong khoảng 1 tháng trước khi xuất viện.
Trong các trường hợp hồi phục tốt, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tái khám 3 lần mỗi tuần. Các bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp háng cần được hướng dẫn tại phòng khám hoặc dưới sự giám sát của chuyên gia vật lý trị liệu.
Trong lần tái khám đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khớp háng nhân tạo. Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi về việc di chuyển hoặc kết nối của khớp gối. Sau đó bác sĩ có thể lập một kế hoạch luyện tập phục hồi chức năng phù hợp và đáp ứng nhu cầu cá nhân của người bệnh. Các buổi luyện tập đầu tiên có thể kéo dài khoảng 1 tiếng cho mỗi lần.
3. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể phục hồi chức năng khớp háng và tăng phạm vị chuyển động của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng sau phẫu thuật khớp háng. Các biến chứng phổ biến bao gồm sưng đau ở hông và kéo dài đến 2 chân. Việc này có thể gây một vài khó khăn nhất định khi luyện tập phục hồi chức năng sau thay khớp háng.
Mức độ thành công của việc phục hồi chức năng lâu dài phụ thuộc phần lớn vào việc tuân thủ thói quen vật lý trị liệu và không gây căng thẳng cho khớp dẫn đến nguy cơ chấn thương. Dưới sự giám sát của chuyên gia trị liệu vật lý, bệnh nhân sẽ học các bài tập để tăng cường sự linh hoạt của khớp và cơ bắp.
Khoảng 6 tuần sau khi phẫu thuật, người thể thực hiện vật lý phục hồi chức năng như:
- Ép cơ đùi có tác dụng nâng đỡ, hỗ trợ và kiểm soát khớp hông.
- Siết cơ hông về phía sau để kiểm soát lực tác động lên khớp hông mà không gây áp lực lên khớp háng nhân tạo.
- Luyện tập sức mạnh mắt cá chân để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực cho khớp háng.
- Mở rộng đầu gối để tăng cường cải thiện sự linh hoạt của khớp gối và khớp háng. Ngoài ra, bài tập này cũng giúp người bệnh có tư thế ngồi đúng.
Trên thực tế bác sĩ có thể chỉ định các bài tập và hướng dẫn cụ thể nhất. Không được thực hiện luyện tập phục hồi chức năng sau khi thay khớp háng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
4. Tăng sức mạnh cơ bắp
Sau khi phẫu thuật thay khớp háng người bệnh cần tăng cường phục hồi sức mạnh cơ bắp để tăng khả năng hồi phục. Trong thời gian đầu, bác sĩ trị liệu có thể đề nghị bệnh nhân duỗi thẳng chân khi đứng, ngồi hoặc nằm.
Để tăng cường sức mạnh cơ bắp ở đầu gối người bệnh có thể được yêu cầu tập cơ chân. Cụ thể người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và siết cơ bắp xung quanh đầu gối lại bằng cách đẩy căng hai chân và nghiêng hai đầu gối vào trong.
Các bài tập khác có thể bao gồm nâng chân lên xuống và mở rộng đầu gối sang hai bên.
Ngoài ra, người bệnh có thể tăng cường khả năng hồi phục bằng cách đi bộ hoặc luyện tập dưỡng sinh, thái cực quyền.
5. Phục hồi các chức năng
Thời gian phục hồi ở từng cá nhân là khác nhau, tùy vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp trị liệu phục hồi chức năng khớp háng sau phẫu thuật sẽ kết thúc trong 6 – 8 tuần. Sau đó, người bệnh có thể quay trở lại hoạt động và sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, ngay khi quá trình phục hồi thành công thì khớp háng nhân tạo sẽ không linh hoạt như khớp tự nhiên. Do đó, người bệnh nên cẩn thận trọng các hoạt động nặng như chơi thể thao hoặc luyện tập thể hình.
Thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các cơn đau, trật khớp hoặc bất cứ vấn đề nào khác làm bạn cảm thấy lo lắng.
Chăm sóc bệnh nhân thay khớp háng
Sau khi phẫu thuật thay khớp háng người bệnh và người nhà cần thực hiện một số lưu ý để ngăn chặn các tổn thương. Việc chăm sóc bệnh nhân thay khớp háng bao gồm:
- Chăm sóc vết mổ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Luôn giữ vết mổ sạch và khô. Thông báo cho bác sĩ ngay khi vết mổ sưng, đau, nóng, đỏ hoặc xuất hiện mủ.
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và nhiều khoáng chất. Bổ sung sắt, vitamin để tăng khả năng phục hồi. Uống nhiều nước và hạn chế cà phê, rượu hoặc các chất kích thích khác.
- Hoạt động nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến khu vực háng. Không nên leo cầu thang trong 1 tuần đầu sau khi phẫu thuật.
- Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc chống đông máu, thuốc mềm phần và thuốc chống buồn nôn.
- Luyện tập vật ly trị liệu đúng hẹn, đều đặn.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh gây áp lực lên khớp háng mới.
- Massage đùi, bắp chân, hông để tăng lưu lượng máu và hạn chế tình trạng máu đông.
Để tăng độ bền cho khớp háng sau khi phẫu thuật người bệnh nên tiến hành phục hồi chức năng sau thay khớp háng. Bên cạnh đó để giảm thiểu các biến chứng và rủi ro, người bệnh cũng nên lưu ý các hoạt động sinh hoạt cũng như chăm sóc khớp háng nhân tạo.