Bị đau nhức xương khớp toàn thân – Cảnh giác các bệnh này

Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng lớp sụn và xương dưới sụn bị bào mòn và tổn thương theo thời gian. Vấn đề sức khỏe này thường gặp nhiều ở người trung niên và người cao tuổi với các biểu hiện đau nhức, tê buốt hoặc co cứng khớp. Bệnh thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần điều trị sớm.

đau nhức xương khớp toàn thân
Đau nhức xương khớp toàn thân có thể là do lười vận động, chấn thương do tai nạn hoặc cũng có thể là do bệnh xương khớ gây nên

Đau nhức xương khớp toàn thân cảnh báo bệnh gì?

Theo các chuyên gia khoa xương khớp, đau nhức xương khớp toàn thân là vấn đề thường gặp ở nhiều đối tượng, bao gồm cả người già và người trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ gặp phải tình trạng này ở nữ giới thường cao hơn nam giới.

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể là dấu hiệu của đau thông thường nhưng cũng có thể là biểu hiện cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do đó, khi thấy triệu chứng bệnh xảy ra trong khoảng thời gian dài, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp. 

Một số bệnh lý xương khớp gây đau nhức toàn thân như:

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hiện tượng lớp sụn khớp và đĩa đệm bi bào mòn kèm theo tình trạng viêm quanh khớp gây ảnh hưởng đến sự điều tiết dịch nhầy bôi trơn ở các khớp. Bệnh thường xuất hiện ở những đối tượng bước vào độ tuổi trung niên, từ 40 tuổi trở lên.

Thoái hóa khớp thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức quanh khớp bị ảnh hưởng như đau khớp gối hoặc khớp háng,… Đau thường xảy ra âm ỉ ở giai đoạn mới phát triển, đôi khi có thể tự biến mất. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài nếu không điều trị kịp, đau ngày càng nghiêm trọng hơn với tần suất xuất hiện thường xuyên, nhất là khi trời chuyển lạnh. 

Ngoài triệu chứng đau nhức, bệnh nhân còn gặp phải biểu hiện co cứng khớp mỗi sáng ngủ dậy hoặc nghe tiếng kêu lạo xạo trong khớp gối mỗi khi cử động. Bệnh nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, khớp bị biến dạng, mất khả năng vận động hoặc bị bại liệt,…

2. Thoái hóa cột sống

Đau nhức xương khớp toàn thân xảy ra có thể là do bệnh thoái hóa cột sống gây nên. Căn bệnh này xảy ra có thể là do vận động sai tư thế trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến cột sống. Bên cạnh đó, tuổi tác, chấn thương, lười vận động hoặc hoạt đông quá sức cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi bị thoái hóa cột sống, bên cạnh cơn đau nhức âm ỉ ở vùng cột sống lan rộng ra cánh tay hoặc chân, người bệnh còn cảm thấy khó thở hoặc khó cúi người khi ngồi lâu. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu và lơ là trong điều trị, thoái hóa cột sống có thể chuyển nặng và gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến bại liệt.

Đau nhức xương khớp do thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống bao gồm thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng đều gây nên tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân

3. Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, đồng thời cũng là bệnh hệ thống nên thường gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn giữa các mô khỏe mạnh với kẻ xâm lược và quay trở lại tấn công những mô khỏe mạnh đó dẫn đến viêm. 

Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp thường gặp như đau nhức và cứng ở khớp. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cảm thấy yếu cơ, mất dần chức năng vận động hoặc biến dạng khớp. Tổn thương do viêm đa khớp dạng thấp gây nên thường gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày. Nhưng nếu không kiểm soát và khắc phục kịp thời, bệnh có thể biến chứng đến tim và một số cơ quan khác.

4. Loãng xương

Loãng xương cũng chính là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi. Ngoài ra, loãng xương hình thành cũng có thể là do lối sống và sinh hoạt không khoa học hoặc do không cung cấp đủ canxi cho quá trình tạo xương khi trẻ.

Cho dù là nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng cần điều trị sớm. Bởi loãng xương không chỉ gây đau nhức xương khớp toàn cơ thể mà còn là yếu tố khiến xương giòn, làm tăng nguy cơ gãy xương trong tương lai. Trong đó, gãy xương hông thường gây khuyết tật nặng ở người bệnh.

Loãng xương gây đau nhức toàn thân
Loãng xương gây đau nhức xương khớp toàn thân thường gặp ở người bị thiếu hụt canxi

5. Bệnh lý xương khớp khác

  • Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa hay dây thần kinh hông chạy dọc từ thắt lưng hông đến bàn chân. Một khi dây thần kinh này bị chèn ép, tổn thương sẽ gây đau nhức từ mông xuống bắt chân và tác động đến thắt lưng. Đau thường tập trung ở một bên lưng. Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể gây cong vẹo cột sống, lâu dài gây tàn phế.
  • Thoát vị đĩa đệm: Bệnh xảy ra khi bao xơ của đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh và tủy sống dẫn đến tình trạng đau nhức. Cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra thường lan rộng ra toàn thân.
  • Lao xương khớp: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi trùng lao tấn công vào xương, gây sưng khớp và đau nhức toàn thân. Bệnh thường gặp ở vị trí khớp gối, khớp háng và cột sống.

Cách giảm đau nhức xương khớp toàn thân

Hiện tại có rất nhiều phương pháp điều trị đau nhức xương khớp toàn thân. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, để giảm đau nhức tại nhà, người bệnh có thể áp dụng các cách sau.

Thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày

Các cách sau đây có thể giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu do bệnh gây nên:

  • Nghỉ ngơi: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi là biện pháp giúp cơ thể sửa chữa tế bào hỏng và tăng khả năng phục hồi bệnh
  • Uống nước: Uống ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp giảm đau do mất nước
  • Dùng thuốc không kê đơn: Có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc chống viêm không chứa steroid như paracetamol,… để cải thiện triệu chứng bệnh
  • Tắm nước ấm: Hơi nước ấm giúp hệ xương khớp và cơ bắp thư giãn, đồng thời giúp máu lưu thông tốt, giảm đau và tăng khả năng bình phục
  • Giữ tâm lý thật thoải mái: Cách làm này giúp hệ thần kinh dịu lại, ngăn ngừa sản xuất chất cortisol, giúp giảm đau
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao: Luyện tập thường xuyên giúp hệ xương khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. Từ đó giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp, giúp giảm đau. Thế nhưng, không nên vận động quá sức khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn
  • Có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin ,đặc biệt là canxi, kẽm và vitamin A, D,… Những thực phẩm này giúp cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn
Kiểm soát triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi giúp cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân

Mẹo giảm đau xương khớp toàn thân từ dân gian

Các mẹo làm giảm đau nhức xương khớp toàn thân vừa an toàn vừa dễ kiếm có thể kể đến như:

  • Lá lốt: Dùng lá lốt tươi đem rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Lọc lấy nước và uống sau mỗi bữa ăn. Tốt nhất nên uống liên tục 2 – 3 tuần giúp giảm đau. Ngoài ra cũng có thể dùng lá lốt giã với ít muối, sao nóng và đắp lên vùng khớp bị đau. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần trong ngày giúp khắc phục triệu chứng đau nhức do xương khớp gây nên.
  • Ngải cứu trắng: Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, giã nát với muối và sao nóng đắp lên khớp xương bị đau

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể chữa trị dứt điểm nếu người bệnh phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Do đó, khi thấy triệu chứng đau nhức quanh khớp kèm theo nhiều biểu hiện khác thường, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh, nhân viên y tế sẽ chỉ định biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà phù hợp.