Đau khớp cổ chân – Nguyên nhân và cách khắc phục, điều trị

Hiện tượng đau khớp cổ chân đã không còn quá xa lạ với những bệnh nhân trung niên và người cao tuổi. Nếu không có phương pháp kiểm soát, người bệnh sẽ liên tục bị đau nhức ở cổ chân, bàn chân và gây hạn chế việc đi lại. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục, điều trị căn bệnh này hiệu quả nhất.

đau khớp cổ chân
Đau khớp cổ chân khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển

Tìm hiểu về bệnh đau khớp cổ chân

Khớp cổ chân là bộ phận rất quan trọng, giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể con người. Nhờ có khớp cổ chân, mọi người mới có thể hoạt động, chạy nhảy, đi lại, chơi thể thao,… Tuy nhiên, một khi khớp cổ chân bị tổn thương, người bệnh sẽ liên tục gặp phải những cơn đau nhức, khó chịu, sưng tấy ở khớp,… Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể bị mất khả năng vận động, đi lại và phải nhờ đến sự hỗ trợ của xe lăn. Một số triệu chứng điển hình của bệnh đau cổ chân như:

  • Cảm giác đau nhức: Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác bị đau nhức khớp chân. Cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh lao động, thường xuyên chơi thể thao, đi lại nhiều. Bên cạnh đó, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi. Khi ấn vào vùng mắt cá chân sẽ có cảm giác đau, nếu di chuyển thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
  • Cổ chân sưng tấy:Nếu dùng mắt quan sát sẽ thấy bàn chân bị sưng, tấy đỏ. Đặc biệt, dùng tay sờ, người bệnh sẽ cảm giác nóng, ấm. 
  • Xuất hiện tiếng kêu khi di chuyển: Cổ bàn chân của người bệnh thường phát ra những tiếng kêu lắc rắc, lạo xạo nếu người bệnh du chuyển. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Cứng khớp: Vào buổi sáng, khớp cổ chân của người bệnh có triệu chứng bị cứng. Nếu người bệnh nghỉ ngơi thì triệu chứng này sẽ giảm đi.
  • Một số triệu chứng khác: cảm giác ớn lạnh, chán ăn, sụt cân, sốt, không muốn vận động,…

Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân 

Thực tế, tình trạng đau khớp cổ chân có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không xác định đúng nguyên nhân, bệnh nhân có thể điều trị sai cách, dẫn đến hàng loạt các biến chứng vô cùng nguy hiểm như bại liệt, teo cơ,… Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của bệnh đau khớp cổ chân, bệnh nhân cần phải biết.

1. Tuổi tác cao

Những người cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh đau khớp cổ chân rất nhiều. Tuổi càng lớn sẽ khiến cho lượng canxi trong xương giảm dần, chất dịch khớp bị khô. Chỉ cần người bệnh vận động mạnh sẽ gây đau khớp cổ chân rất nhiều.

2. Mang vác vật nặng

Với những người lao động thường xuyên làm việc nặng, mang vác đồ vật nặng sẽ khiến cho trọng lượng cơ thể nhanh chóng dồn xuống phần chân và gây áp lực cho cổ chân. Thời gian dài, bệnh nhân sẽ đối diện với tình trạng đau khớp cổ chân.

3. Chấn thương

đau khớp cổ chân
Đau khớp cổ chân do bị chấn thương do luyện tập thể thao

Một số chấn thương ở vùng khớp cổ chân có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, dịch khớp, sụn, khớp gân. Thời gian dài, những vị trí tổn thương này sẽ khiến cho vùng khớp cổ chân của người bệnh bị đau nhức, khó chịu.

4. Lối sống sai lầm

Những bệnh nhân có thói quen lười vận động, ngồi lâu một chỗ (nhân viên văn phòng) sẽ khiến cho các chất dịch và sụn khớp không thể điều tiết được. Nếu người bệnh đột ngột thay đổi thói quen của mình sẽ gây đau khớp cổ chân. Bên cạnh đó, ngồi quá lâu sẽ gây tê bì vùng chân vì máu không thể lưu thông.

5. Không kiểm soát được cân nặng

Thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân gây đau khớp cổ chân. Cân nặng quá tải so với xương sẽ khiến cho khớp chân chịu một lực tác động lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp. Tình trạng béo phì kéo dài sẽ khiến cho khớp bị đau nhức nhiều hơn.

6. Bệnh Gout

Những bệnh nhân mắc bệnh gout sẽ khiến cho lượng axit uric lắng đọng ở các vị trí xương như bàn chân, mắt cá, đầu gối,… Bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau nhức liên tục ở khớp cổ chân và chân bị sưng phù lên, ảnh hưởng đến chức năng của khớp.

7. Căng thẳng, lo lắng

Ít người biết rằng, căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến cho hệ miễn dịch cơ thể con người bị suy yếu dần. Từ đó, người bệnh sẽ bị mất cân bằng và gây đau nhức nhiều ở khớp chân. Bên cạnh đó, lo lắng thường xuyên sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Cách khắc phục, điều trị đau khớp cổ chân

Với căn bệnh đau khớp cổ chân, người bệnh cần tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp khác nhau để kiểm soát căn bệnh này. Dưới đây là một số cách khắc phục, điều trị bệnh đau khớp cổ chân, người bệnh có thể tham khảo.

1. Bài thuốc bó cổ chân

# Bài thuốc 1:

– Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nghệ vàng (1 củ)
  • Gừng tươi (1 củ)
  • Lá ngải cứu (1 nắm)
  • Rượu trắng (1 muỗng)
đau khớp cổ chân
Bài thuốc chữa đau khớp cổ chân hiệu quả

– Cách thực hiện như sau:

  • Đem củ nghệ, củ gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng
  • Lá ngải cứu rửa sạch và để ráo nước
  • Cho tất cả những nguyên liệu này vào cối để giã nhuyễn nát cùng với rượu trắng
  • Đắp hỗn hợp vừa tạo được vào khớp cổ chân bị đau nhức
  • Thực hiện thường xuyên 2 lần/tuần để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả

# Bài thuốc 2:

– Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rễ cỏ xước (1 nắm)
  • Củ tỏi (1 củ)
  • Lá thanh táo (1 nắm)
  • Lá náng (1 nắm)

– Cách thực hiện như sau:

  • Tiến hành rửa sạch rễ cỏ xước, lá thanh táo, lá náng và để ráo nước
  • Cho củ tỏi đã bóc vỏ vào hỗn hợp trên giã nhuyễn
  • Đắp hỗn hợp vừa tạo được vào vùng cổ chân bị đau nhức trong khoảng 30 phút
  • Thực hiện đều đặn ngày 2 lần trong khoảng 2 – 3 ngày/tuần để bệnh nhanh chóng khỏi.

2. Xoa bóp giúp chữa đau khớp cổ chân

# Động tác xoa đay

  • Người bệnh nằm ngửa, đồng thời co phần chân đau ở tư thế thoải mái nhất.
  • Tiếp đến, bạn tiến hành xoa, đay ở vùng khớp chân bị đau. Thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng từ trên xuống dưới để các mạch máu có thể lưu thông
  • Sau đó, bạn xoa nhẹ nhàng ở vùng mắt cá chân bị đau để làm giảm tình trạng phù nề.
  • Với động tác này, người bệnh không nên thực hiện quá mạnh, gây ảnh hưởng tới khớp cổ chân bị đau nhức.
đau khớp cổ chân
Phương pháp xoa bóp chữa đau khớp cổ chân

# Động tác chuyển động ở cổ chân

  • Lắc cổ chân

Sử dụng 2 tay để ôm lấy phần cổ chân của người bệnh. Tiếp đến, người thực hiện dùng 2 ngón tay đặt ở phần mắt cá ngoài và trong. Đồng thời sử dụng gốc của bàn tay để có thể xoay nhẹ nhàng phần gót chân. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần để cải thiện bệnh đau khớp cổ chân.

  • Quay cổ chân

Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn. Sau đó, người thực hiện dùng tay giữ lấy gót chân, tay kia giữ phía đầu của bàn chân. Với động tác này, bạn cần thực hiện 2 – 3 lần và từ từ đẩy bàn chân vào ống chân. Cuối cùng, người bệnh sẽ duỗi bàn chân và thả lỏng cơ thể một cách nhẹ nhàng nhất.

Lưu ý: Để thực hiện được những động tác trên, bạn cần nhờ những kỹ thuật viên, không được áp dụng tùy tiện. Cổ chân rất dễ bị trật khớp nếu bạn áp dụng không đúng.

3. Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây có thể giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh đau cổ khớp chân gây ra. Đặc biệt, thuốc Tây có khả năng ức chế cơn đau, ngăn ngừa bệnh lây lan và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Nếu bệnh nhân đau khớp cổ chân ở mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc như:

đau khớp cổ chân
Thuốc Tây giúp kiểm soát tình trạng đau khớp cổ chân
  • Thuốc giảm đau đơn thuần
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid
  • Thuốc giúp giãn cơ bắp,…

Nếu người bệnh bị đau khớp cổ chân ở mức độ nặng sẽ được tiêm thuốc corticoid tại chỗ. Tuy nhiên, dù dùng bất cứ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn.

4. Điều trị đau khớp cổ chân an toàn, không cần dùng thuốc, phẫu thuật

Rất nhiều bệnh nhân lo lắng sử dụng thuốc Tây không thể chữa trị bệnh tận gốc, phẫu thuật sẽ dễ gặp phải nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, muốn chữa trị bệnh đau khớp cổ chân khỏi hoàn toàn thì phải tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây đau nhức ở cổ chân. Hiện tại, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống có thể giúp người bệnh giải quyết vấn đề này.

Bằng cách kết hợp cùng bài tập vật lý trị liệu, thiết bị hỗ trợ điều trị hiện đại, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống mang lại hiệu quả trong việc chữa trị bệnh đau khớp cổ chân. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp nhất. Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu lạ, người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kiểm soát kịp thời.

Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh đau khớp cổ chân cũng như một số cách điều trị. Dù điều trị bệnh theo phương pháp nào thì bệnh nhân cần chú ý đến độ ăn uống và nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi. Bên cạnh đó, bạn không nên quá căng thẳng, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.