Vôi hóa cột sống có chữa được không?

Vấn đề “bệnh vôi hóa cột sống có chữa được không?” đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi số lượng người mắc chứng bệnh này không chỉ tăng nhanh mà đang có xu hướng trẻ hóa. Liệu các chuyên gia xương khớp sẽ nhận định như thế nào trước vấn đề này? Cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết bên dưới.

Vôi hóa cột sống chữa được không
Vôi hóa cốt sống có chữa được không là vấn đề rất nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời

Bệnh vôi hóa cột sống có chữa được không? Bác sĩ tư vấn

Vôi hóa cột sống là bệnh về cơ xương khớp rất phổ biến ở những người trên 40 tuổi. Bệnh khởi phát là do tình trạng lắng đọng canxi xuất hiện ở trên hệ thống dây chằng xung quanh cột sống. Hiện trạng này khiến cho các rễ dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, nhất là khi các gai xương được hình thành. Người bệnh sẽ phải sống chung với tình trạng đau nhức kích hoạt trên diện rộng.

Do bệnh vôi hóa cột sống thường xuất hiện cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể. Chính vì thế mà nhiều người quan ngại rằng sẽ rất khó để điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Liệu bệnh vôi hóa cột sống có chữa được hay không? Trao đổi trực tiếp với bác sĩ Trần Minh Tiến – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ông cho biết:

“Vôi hóa cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính rất khó điều trị. Hiện nay vẫn chưa có bất cứ một loại thuốc nào đặc trị cho căn bệnh này. Việc điều trị tập trung chủ yếu vào ức chế triệu chứng và kiểm soát diễn tiến của bệnh. 

Bệnh vôi hóa cột sống thường không thể điều trị dứt điểm nhưng diễn tiến của bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát khi sớm phát hiện. Kết quả của quá trình điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình như thời gian phát hiện bệnh, phác đồ điều trị, quá trình chăm sóc. Người bệnh cần nghiêm túc khi điều trị để tránh bệnh diễn tiến xấu và có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm.”

Những lưu ý giúp điều trị bệnh vôi hóa cột sống tốt hơn

Mặc dù bệnh vôi hóa cột sống rất khó để điều trị dứt điểm nhưng người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được triệu chứng và kiểm soát bệnh được tốt hơn. Điều này sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến chức năng vận động, công việc cũng như sinh hoạt.

Để có được quá trình điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

1. Sớm phát hiện bệnh

Đây được cho là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của việc điều trị bệnh vôi hóa cột sống. Khi tình trạng bệnh còn nhẹ, nếu sớm phát hiện thì việc ức chế các triệu chứng cùng diễn tiến của bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, khi bệnh còn ở giai đoạn khởi phát thì triệu chứng thường không quá rõ ràng. Điều này khiến không ít người lơ là, chủ quan đến khi bệnh đã trở nặng mới phát hiện ra. Từ đó, không chỉ việc điều trị trở nên khó khăn mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh biến chứng, nhất là khi bệnh kích hoạt ở vùng cột sống cổ.

Hãy sớm thăm khám khi thấy một số triệu chứng dưới đây:

  • Tình trạng đau nhức xuất hiện dọc cột sống
  • Cơn đau có thể lan tỏa sang khu vực cận kề
  • Sẽ đau hơn khi bạn vận động
  • Khi bệnh mới khởi phát, nếu dành thời gian nghỉ ngơi có thể thấy bớt đau

Lúc này bạn nên sớm thăm khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

2. Nghiêm túc điều trị

Để nhanh chóng ức chế triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến của bệnh thì nhất định bạn phải nghiêm túc trong quá trình điều trị. Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng và các vấn đề sức khỏe liên quan mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng người bệnh.

bệnh vôi hóa cột sống có chữa được không
Cần sớm phát hiện và điều trị theo phác đồ bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất

Chúng có thể là sự kết hợp giữa các phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc Tây, có thể là thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm
  • Vật lý trị liệu: sóng ngắn, siêu âm, kích thích điện, các bài tập phục hồi chức năng…

Trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng, có thể bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc phẫu thuật. Tuy nhiên, liệu pháp này chi phí thường rất cao nhưng vẫn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm.

Chính vì thế, khi bệnh còn nhẹ, bạn cần tuân thủ việc sử dụng thuốc cũng như điều trị theo vật lý trị liệu. Như vậy sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm phát sinh.

3. Chăm sóc và dự phòng

Chăm sóc và dự phòng tốt là cách hữu hiệu để bạn ngăn ngừa triệu chứng bệnh xuất hiện với tần suất dày đặc. Chăm sóc tốt cũng sẽ hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương ở các đốt sống để giúp cột sống cải thiện chức năng vận động.

Đối với bệnh vôi hóa cột sống, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể từ những nguồn thực phẩm sạch. Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nhiều chất phụ gia. Đặc biệt tránh xa thức uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích…
  • Kết hợp tập luyện với chế độ phù hợp để cải thiện độ linh hoạt của cột sống. Đồng thời tập luyện còn hữu ích cho quá trình trao đổi chất cũng như tăng cường đề kháng.
  • Không nên làm việc nặng, mang vác nhiều hay duy trì các tư thế xấu. Cố gắng cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc…

Kết quả của việc điều trị bệnh vôi hóa cột sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để nhanh chóng kiểm soát bệnh, bạn cần thăm khám sớm khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên. Tuân thủ phác đồ điều trị cũng như vấn đề chăm sóc để giảm thiểu tối đa tác động xấu của bệnh.