Các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm nên dùng thường xuyên

Ngoại trừ việc dùng thuốc, người bệnh có thể dùng một số món ăn để hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể tham khảo một số món ăn tốt cho xương khớp và giúp kiểm soát các cơn đau nhức lưng, cột sống ở phần bên dưới.

ăn gì để trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Người bệnh có thể sử dụng một số món ăn để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là danh sách các món ăn được xem là những bài thuốc tự nhiên có thể hỗ trợ giảm đau và kiểm soát viêm hiệu quả cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.

1. Cháo hạt sen đậu xanh

Đậu xanh và hạt sen là hai loại nguyên liệu bỗ dưỡng, có tính mát thường được dùng để bồi bổ cơ thể. Đối với người thoát vị đĩa đệm, hệ thần kinh, cột sống bị tổn thương và suy yếu. Do đó, việc bồi bổ là điều cần thiết để cơ thể chống lại các triệu chứng mà bệnh mang lại.

Nguyên liệu gồm có:

  • Nửa bát gạo
  • Đậu xanh: 100 g
  • Hạt sen: 50 g
cháo hạt sen chữa thoát vị
Cháo hạt sen đậu xanh có thể hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm và bồi bổ cơ thể

Cách nấu cháo hạt sen đậu xanh như sau:

  • Hạt sen bỏ tim, ngâm nước trong 30 phút cho nở. Sau đó rửa sạch và để ráo.
  • Đậu xanh tách vỏ, ngâm nước 1 tiếng. Sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Gạo vo sạch bụi bẩn.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước, nấu nhừ. Trong lúc nấu cần thường xuyên khuấy đều để tránh món ăn bị vón cục.
  • Ăn khi còn nóng để có tác dụng tốt nhất. Người dùng có thể cho thêm đường, tùy theo sở thích.

Ngoài hỗ trợ điều trị các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, cháo đậu xanh hạt sen còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu hơn.

2. Thịt dê hầm cà rốt

Thịt dê (dương nhục) là loại thực phẩm thuần dương có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, xương cốt và hệ thống thần kinh của con người. Cà rốt lại chưa nhiều vitamin giúp chống viêm và làm giảm các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm mang lại. Sử dụng món ăn này thường xuyên có thể hạn chế các đợt tái phát và khó chịu do bệnh mang lại.

Nguyên liệu gồm có:

  • Thịt dê: 400 g
  • Cà rốt: 3 củ
  • Gia vị cơ bản và Hành, tỏi, gừng

 

món ăn hỗ trợ thoát vị đĩa đệm
Thịt dê hầm cà rốt có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe của xương khớp

Cách thực hiện món ăn:

  • Thịt dê sau khi mua về thì làm sạch các chất bẩn, sau đó trần sơ qua nước đun sôi với một ít gừng để giảm bớt mùi. Kế đến là thái miếng vừa ăn, cho gia vị và một ít rượu trắng, ướp trong 15 đến 30 phút.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Hành, tỏi, gừng băm nhỏ.
  • Phi thơm tỏi sau đó cho thịt dê vào để đảo cùng. Khi thịt đã săn lại thì cho cà rốt vào để nấu cùng.
  • Cho thêm một lượng nước vừa đủ. Đun nhỏ lửa trong 2 tiếng, đến khi thịt đã chín mềm thì có thể sử dụng.

Món ăn này có thể ăn kèm với cơm nóng. Người bệnh nên sử dụng thường xuyên để hạn chế đau và viêm do thoát vị đĩa đệm gây ra.

3. Gà ác hầm tam thất

Gà ác hầm củ tam thất là món ăn bồi bổ cơ thể phổ biến, nó cũng là món yêu thích của nhiều người. Món ăn có thể chấm dứt các cơn đau lưng mạn tính do thoát vị đĩa đệm gây ra. Đồng thời sử dụng món ăn thường xuyên cũng giúp các vùng tổn thương ở cột sống nhanh chóng lành lại.

Nguyên liệu món ăn gồm có:

  • Gà ác: 1 con
  • Củ tam thất: 200 g
  • Rượu trắng: 500 ml
ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm
Gà ác hầm củ tam thất có thể chống viêm và giảm đau do thoát vị đĩa đệm mang lại

Cách thực hiện món ăn:

  • Gà làm sạch, xát muối cả bên ngoài lẫn bên trong. Sau đó rửa sạch lại với nước rồi để ráo nước.
  • Củ tam thất làm sạch bụi bẩn, sau đó thái lát mỏng trộn với rượu.
  • Cho gà và củ tam thất vào một cái thố, đập nắp kỹ. Mang thố đi chưng cách thủy trong vòng 2 tiếng. Lúc này thịt gà đã chín mềm, người bệnh có thể sử dụng được.

Món ăn có thể dùng kèm cơm trắng hoặc ăn như một món bổ sung thêm. Sử dụng món ăn thường xuyên để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

4. Thịt nạc hầm sung

Quả sung có vị ngọt tính mát, khi ăn vào có thể hoạt huyết và nhuận tràng. Khoa học cũng đã chứng minh, trong sung có chứa glucose, oxalic acid, photpho, canxi, kali,…và rất nhiều loại vitamin. Những hoạt chất này có tác dụng chống lại các cơn đau do thoát vị đĩa đệm mang lại và giúp xương luôn mạnh khỏe.

Nguyên liệu gồm có:

  • Quả sung tươi: 500 g
  • Thịt nạc: 100 g
  • Gia vị cơ bản, hành, tiêu
sung chữa thoát vị đĩa đệm
Quả sung có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện món ăn:

  • Thịt lợn mua về rửa sạch sau đó cắt thành khối vuông, kích thước bằng nhau. Sau đó tẩm ướp gia vị sau đó để yên trong 15 đến 30 phút.
  • Sung bỏ phần cuống. Có thể bổ đôi quả hoặc để nguyên đều được.
  • Cho thịt vào nồi đảo đều đến khi thịt săn lại thì đổ vào một lượng nước vừa đủ. Đun đến khi thịt mềm thì cho sung vào nấu thêm 5 – 7 phút. Trước khi tắt bếp thì cho hành thái khúc vào để tăng hương vị cho món ăn.

Món ăn này có thể ăn kèm với cơm nóng. Sử dụng thường xuyên để thấy hiệu quả điều trị của món ăn.

5. Canh bí hầm xương

Canh bí ninh với xương là một món ăn quen thuộc với nhiều người. Món ăn này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu món ăn gồm có:

  • Bí xanh: 300 g
  • Sườn non: 500 g
  • Hành, ngò và gia vị cơ bản
Bí xanh hầm sườn non hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Bí xanh hầm sườn non hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện món ăn:

  • Sườn non mua về rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Đun sơ với nước sôi để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch sau đó cắt miếng vừa ăn.
  • Cho sườn hầm với một lượng nước vừa đủ trong 1 tiếng. Sau đó cho bí xanh vào nấu cùng. Khi đun nhớ mở nắp để tránh làm bí bị vàng.
  • Cho gia vị vừa ăn
  • Đến khi nước sôi lần nữa là có thể tắt bếp, cho thêm hành và sử dụng.

Món ăn này dùng ăn kèm với cơm hoặc có thể uống như món canh giải nhiệt. Sử dụng thường xuyên để thấy hiệu quả hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Món ăn này cũng rất tốt cho người bị đau xương khớp, sưng to hoặc tấy đỏ. Người bệnh về xương khớp gối hoặc thoái hóa khớp háng cũng có thể sử dụng để tăng khả năng hồi phục.

Trên đây là một số món ăn mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị khi bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan nào.