Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì?

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là một bệnh lý tương đối phức tạp. Trong trường hợp nặng và không có biện pháp điều trị kịp lúc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và tính mạng của người bệnh.

thoát vị đĩa đệm đa tầng là bệnh gì
Thoát vị đĩa đệm đa tầng là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm ở các đốt sống bị lệch ra ngoài hoặc bị phồng, sưng và chèn vào các dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn.

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là tình trạng có 2 đĩa đệm trở lên vị lệch ra khỏi vi trí ban đầu. Bệnh thường có diễn biến phức tạp và gây nhiều biến chứng cho người bệnh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đa tầng

Tổn thương cột sống và hệ thống thần kinh là nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm cũng như thoát vị đĩa đệm đa tầng. Ngoài ra một số một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm đa tầng bao gồm:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa khiến cho cột sống bị thoái hóa và các đĩa đệm dần dần bị mất sự linh hoạt vốn có. Những người trong độ tuổi 40 – 70 thường là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm đa tầng.
  • Di truyền: Nếu cha hoặc mẹ có cấu trúc địa đệm không hoàn hảo thì điều này có thể di truyền sang con và gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thừa cân: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ khiến các dây thần kinh bị đè nén và các đĩa đệm chịu một lực co giãn quá lớn. Điều này khiến chúng bị tổn thương và dần dần mất chức năng vốn có.
  • Chấn thương: Các chấn thương trực tiếp liên quan đến cột sống sẽ làm tăng nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm đa tầng.
  • Hoạt động, vận động sai tư thế: Các hoạt động như mang vác vật nặng hoặc duy trì một tư thế quá lâu cũng là nguyên nhân gây tổn thương ở vùng cột sống. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm đa tầng như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương khi chơi thể thao, ăn uống kém khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích,….

Dấu hiệu nhận biết

dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đa tầng
Thoát vị đĩa đệm đa tầng khiến người bệnh bị đau đớn ở vùng thắt lưng kéo dài đến chân

Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng dưới đây để để nhận biết thoạt vị đĩa đa tầng. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Xuất hiện nhiều cơn đau lan từ vùng cột sống đến thắt lưng và kết thúc ở chân.
  • Các cơn đau vượt qua khỏi tầm kiểm soát của người bệnh. Mức độ các cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Mất khả năng kết hợp và điều khiển chức năng vận động tay, chân.
  • Xuất hiện nhiều cơn đau bất ngờ ở vùng cột sống khi ho hoặc vận động.
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động đơn giản như cầm, nắm, xoay người.

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên người bệnh nên nhanh chóng đến cơ quan y tế uy tín để kiểm tra và nhận sự chăm sóc kịp lúc.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đề nghị nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

1. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị nội khoa không dùng thuốc. Các phương pháp như massage, bấm huyệt có thể giúp người bệnh giảm được các cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là biện pháp điều trị cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để nhận được hiệu quả tối đa.

Các phương pháp vật lý trị liệu cũng được áp dựng để kéo giãn cột sống. Ngoài ra, một số liệu pháp như chiếu đèn hồng ngoại, dùng tia laser hoặc dùng nhiệt cũng có thể cải thiện sự lưu thông máu huyết và chức năng vận động của người bệnh.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng.

2. Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm để giúp người bệnh thoát khỏi các cơn đau do bệnh gây ra.

Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Bởi vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.

điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng
Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau chống viêm để điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng

Các loại thuốc giảm đau và chống viêm phổ biến bao gồm:

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Celecoxib
  • Naproxen
  • Diclofenac
  • Ketorolac

Trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

3. Phẫu thuật

Nếu việc điều trị bằng các phương pháp nội khoa không mang lại kết quả trong 4 – 6 tuần, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Thông thường phẫu thuật sẽ can thiệp để giải phóng các rễ thần kinh đang bị chèn ép.

Tuy nhiên, quá trình phẫu thường đi kèm với một số rủi ro nhất định, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chọn nơi mổ thoát vị đĩa đệm an toàn và có sự uy tín nhất định.

Trước khi thực hiện phẫu thuật hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để tìm phác đồ điều trị và phục hồi sau phẫu thuật.

4. Sử dụng thuốc Đông y

Bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng các bài thuốc và liệu pháp từ Đông y. Đa số các bài thuốc Đông y đều được bào chế từ các loại dược phẩm thiên nhiên nên có tính an toàn cao. Tuy nhiên đổi lại, người bệnh cần có thời gian kiên trì sử dụng liệu pháp để nhận thấy hiệu quả điều trị.

Đa phần các bài thuốc Đông y đề giúp cho người bệnh tăng sản sinh dịch sụn khớp, làm liền các phần đĩa đệm bị tổn thương và hạn chế lực tác động lên cột sống.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm đa tầng

Thoát vị đĩa đệm đa tầng không chỉ gây nên các cơn đau nhức mà còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Rối loạn đại, tiểu tiện: Lúc đầu người bệnh thường bị bí tiểu, đại tiện. Sau đó là mất kiểm soát chức năng đại tiểu tiện.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Làm cho người bệnh bị chóng mặt, ù tai, khả năng ngôn ngữ kém, hạ huyết áp, đỏ mặt, hay đau tức ngực,…
  • Teo cơ: Thoát vị đĩa đệm đa tầng làm cho máu lưu thông đến các cơ bị hạn chế. Lâu dần sẽ khiến các cơ theo lại khiến người bệnh mất chức năng lao động.
  • Tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng. Người bệnh có khả năng mất khả năng vận động hoặc đi lại vĩnh viễn.

Cách phòng ngừa

thoát vị đĩa đệm đa tầng
Người bệnh có thể thường xuyên vận động nhẹ nhàng để thoát vị đĩa đệm đa tầng

Người bệnh có thể phòng ngừa thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm đa tầng nói riêng bằng cách:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ các dưỡng chất
  • Tránh việc vận động quá mạnh thường xuyên. Điều này có thể làm cột sống bị tổn thương.
  • Không nên duy trì một tư thế quá lâu.
  • Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và thư giãn cột sống.
  • Nếu bạn từng có tiền sử thoát vị đĩa đệm, hãy tái khám thường xuyên và thực hiện các chỉ định của bác sĩ.

Thoát vị đĩa đệm đa tàng là một căn bệnh phức tạp và nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên có biện pháp điều trị và phòng ngừa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi liên quan nào khác.