Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?
Hầu hết các trường hợp, người bệnh đều thắc mắc thoát vị đĩa đệm kiêng gì để hạn chế các cơn đau, khó chịu và làm giảm các triệu chứng.
Để biết thêm thông tin, người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết bên dưới đây.
Tổng quan về thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm và cấu tạo của đĩa đệm đóng vai trò kết nối và hạn chế các lực tác động lên cột sống. Do đó, khi đĩa đệm bị tổn thương, vỡ, phình to hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu có thể gây nên các cơn đau ở lưng. Các triệu chứng này thường được gọi chung là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và rễ thần kinh xung quanh cột sống. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ có thể đề nghị người bệnh điều trị bằng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, tiêm ngoài màng cứng thoát vị đĩa đệm hoặc phẫu thuật.
Tuy nhiên, bên cạnh việc điều trị y tế thì người bệnh nên chú ý các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày để tăng cường khả năng hồi phục.
Bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng gì?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý mạn tính và chưa có biện pháp khắc phục dứt điểm. Do đó, bên cạnh có liệu pháp điều trị ngăn ngừa các triệu chứng, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng một số hoạt động để tránh làm bệnh thêm trầm trọng.
1. Ngồi trên một chiếc ghế dài hoặc quá mềm
Điều này nghe có vẻ không hợp lý, bởi vì bạn nghĩ ngồi trên một chiếc ghế mềm có làm cho lưng thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc ngồi lâu có thể gây căng thẳng cho đĩa đệm cột sống của bạn, đặc biệt là một chỗ ngồi quá êm ái.
Để giảm thiểu tối đa các cơn đau, người bệnh nên đứng hoặc nằm càng nhiều càng tốt. Người bệnh có thể sử dụng bàn đứng khi làm việc trên máy vi tính hoặc đứng thẳng lưng khi giao dịch hoặc làm công việc ở nhà.
Khi ngồi xuống, người bệnh nên sử dụng một chiếc ghế chắc chắn, không ngả lưng. Bạn cũng có thể đặt một thiết bị hỗ trợ lưng và cột sống ở phía sau lưng hoặc cột sống của bạn khi cần ngồi xuống. Cố gắng giữ cho cột sống và lưng thẳng trong suốt quá trình ngồi hoặc đứng.
2. Mang vác vật nặng
Việc cúi người và mang vác một vật nặng hoặc lấy các đồ vật khác nhau có thể gây áp lực lớn đến cột sống và lưng dưới của bạn. Do đó, không thực hiện việc nâng hoặc mang vác đồ vật quá sức. Hãy nhờ người thân hoặc bạn bè của bạn thực hiện việc này trong quá trình bạn điều trị hoặc phục hồi thoát vị đĩa đệm.
Tìm hiểu cách mang vác đồ đúng cách và khoa học để bảo vệ cột sống và sức khỏe xương khớp.
3. Cúi thấp người
Các chuyển động cần việc xoay, vặn, cúi người đều chống chỉ định với người thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là khi việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Do đó, thay vì uốn cong lưng, người bệnh nên giữ thẳng lưng, cổ, ngẩng cao đầu đi di chuyển hoặc làm việc.
Công việc nhà cần sự hoạt động nhiều ở thắt lưng cũng như cúi người nhiều như hút bụi hoặc giặt giũ quần áo không thích hợp với người thoát vị đĩa đệm. Hãy nhờ người thân hoặc gọi dịch vụ dọn dẹp để giúp đỡ bạn trong các việc này.
4. Nuôi thú cưng
Việc này có vẻ như không liên quan đến vấn đề xương khớp và thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc nuôi thú cưng, đặc biệt là chó đòi hỏi chủ nuôi sự linh hoạt và năng động. Điều này không phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc thú cưng như cúi người để đổ đầy thức ăn, dọn phân, chảy lông hay tắm đều khiến các cơn đau ở lưng bùng phát.
Do đó, nếu bạn không thể nhờ người khác chăm sóc thú cưng thì tốt nhất không nên nuôi và giữ chúng ở trong nhà.
5. Luyện tập thể dục hoặc vật lý trị liệu không phù hợp
Luyện tập thể dục thể thao và vật lý trị liệu là một biện pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên khi luyện tập không hợp lý có thể khiến lưng, cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực và tổn thương.
Do đó, người bệnh nên tránh các động tác nặng như cử tạ, squats, ép chân hoặc bất kỳ động tác nào liên quan đến uốn cong lưng và nâng vật nặng. Những bài tập này sẽ làm gia tăng các cơn đau và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Thay vào đó, người bệnh nên luyện tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của bác sĩ. Các bài tập cơ bản bao gồm: đi bộ, bơi lội, tham gia một lớp Earobic hoặc thể dục nhịp điệu.
6. Làm vườn
Công việc làm vườn đòi hỏi bạn phải sử dụng lực để nâng cuốc, xẻng hoặc nâng các vật nặng và uốn cong hoặc vặn xoắn lưng để chuyển động. Điều này có thể khiến đĩa đệm bị tổn thương, trượt khỏi vị trí thậm chí là bị vỡ.
Do đó, người thoát vị đĩa đệm nên kiêng các công việc làm vườn hoặc chăm sóc cây cảnh. Nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc gọi cho dịch vụ chăm sóc cây xanh.
Mặc dù việc kiêng một số hoạt động có thể làm người bệnh khó chịu và cảm thấy tồi tệ hơn. Tuy nhiên, hãy để cho cơ thể có thời gian hồi phục và làm quen với các tổn thương ở đĩa đệm. Việc này có lợi cho sức khỏe cột sống và có thể hỗ trợ các hoạt động độc lập của người bệnh về lâu dài.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát
Mặc dù không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề để ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hơn. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn. Việc này có thể tăng sức mạnh và độ bền của cột sống và cơ bắp ở lưng.
- Nâng vật nặng đúng cách, tránh nâng các vật quá nặng so với sức của bản thân. Cong đầu gối khi nâng và hóp cơ bụng lại để hỗ trợ thêm.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh đặc biệt là vòng eo để tránh làm căng cơ lưng.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tiêu thụ đầy đủ lượng canxi, magie, photpho, vitamin D để phát triển sức khỏe xương khớp.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ nó ngay lập tức. Hút thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương và giảm lưu lượng máu đi đến cột sống. Điều này làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm.
- Ngồi đúng tư thế. Sử dụng ghế hỗ trợ thắt lưng và có chiều cao thích hợp cho công việc của bạn.
- Đứng đúng cách và tránh để bị trượt, nghiêng ngã khi đứng. Nếu được yêu cầu đứng trong một thời gian dài, hãy sử dụng một chiếc ghế nhỏ để kê chân trong mỗi 30 hoặc 60 phút.
- Nói chuyện với bác sĩ khi các dấu hiệu bệnh biến chứng hoặc các cơn đau ngày càng trở nên trầm trọng.
Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng mạn tính và yêu cầu điều trị chăm sóc lâu dài. Do đó, cần chú ý đến việc thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì và cách phòng ngừa hợp lý. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin hoặc khi bạn có bất cứ thắc mắc nào khác.