Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, làm gì để bệnh mau hồi phục?

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống lành mạnh để tăng khả năng phục hồi. Tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những gì nên làm để bảo vệ cột sống.

làm gì sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sau mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và phục hồi phù hợp

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, một chế độ kiêng cử và bổ sung các chất hợp lý có thể đảm bảo quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn và không muốn ăn gì. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên sau 5 – 7 ngày, bạn nên lập kế hoạch ăn uống điều độ hơn để làm tăng khả năng hồi phục.

1. Sử dụng nhiều calo hơn

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, quá trình trau đổi chất tăng lên để phục vụ nhu cầu chữa lành các tổn thương. Do đó, cơ thể cần lượng calo gấp đôi bình thường để đáp ứng nhu cầu phục hồi thích hợp.

Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý bổ sung calo từ các nguồn lành mạnh như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu
  • Trái cây tươi và rau quả nhiều vitamin C

2. Chế độ ăn uống giàu protein

sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh lành
Cơ thể cần nhiều protein lành mạnh để phục hồi sau phẫu thuật

Chế độ ăn giàu protein cũng rất quan trọng cho quá trình hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm. Các loại protein lành mạnh bao gồm:

  • Thịt nạc
  • Thịt gia cầm
  • Trứng
  • Đậu phụ

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm một số nguồn protein cũng cấp nhiều canxi và vitamin D để phục hồi xương và chống nhiễm trùng sau phẫu thuật.

3. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị một chế độ ăn uống nhiều vitamin và khoáng chất để thúc đẩy quá trình hồi phục. Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm:

  • Trứng
  • Sữa
  • Động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến,…
  • Gan bò
  • Các loại đậu
  • Rau củ và trái cây tươi
  • Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất

Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ thực phẩm bổ sung nào trong quá trình hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm.

4. Thêm chất xơ và nước vào khẩu phần ăn

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, thông thường bác sĩ sẽ kê một toa thuốc giảm đau cho người bệnh. Sử dụng nhiều thuốc làm tăng khả năng táo bón, do đó điều quan trọng là bạn phải đảm bảo bổ sung nhiều nước và chất xơ.

Nước và chất xơ có thể giúp thanh lọc cơ thể và nhuận tràng. Các loại thức ăn bổ sung chất xơ hàng đầu bao gồm:

  • Ngô (bắp)
  • Đậu trắng, đậu đen, đậu đỏ
  • Gạo lức
  • Súp lơ xanh
  • Lê, táo, mâm xôi
  • Hoa Atiso
  • Yến mạch nguyên chất

Nếu bạn gặp khó khăn trong kế hoặc sử dụng thực phẩm chứa chất xơ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về thực phẩm bổ sung sung xơ.

5. Tăng cường protein Shakes

sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Tăng cường Protein Shakes lành mạnh để tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật

Protein Shakes có thể tăng cường calo và và protein lành mạnh để tăng khả năng phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm. So với các loại protein thông thường thì protein Shakes ít béo hơn và có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Người bệnh có thể tự làm các sản phẩm chứa protein Shakes bằng cách pha sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua và các loại bột protein hoặc trái cây.

Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết công thức tạo protein Shakes phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành 4 hoặc 6 bữa nhỏ thay vì ăn một bữa ăn lớn. Điều này có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và làm giảm áp lực tác động lên các đĩa đệm và cột sống.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên làm gì?

Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm để tăng khả năng hồi phục. Lưu ý một số vấn đề sau:

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể kê một đơn thuốc giảm đau để giúp bạn bớt khó chịu sau mổ thoát vị đĩa đệm. Các loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID) chẳng hạn như Ibuprofen đẻ giảm sưng, đau và sốt.
  • Thuốc giảm đau theo toa
  • Thuốc giãn cơ và chống co thắt

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Một số loại thuốc có thể làm loãng máu và gây xuất huyết dạ dày. Do đó, hãy báo cho bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu phản ứng với thuốc.

2. Dành thời gian nghỉ ngơi

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dành thời gian nghỉ ngơi trên giường trong vài ngày liên tục. Tư thế nằm tốt nhất là nằm nghiêng với đầu gối cong lên. Bạn cũng có thể đặt một cái đệm mỏng ở giữa đầu gối để giảm áp lực tác động lên cột sống và dây thần kinh.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác thời gian mà bạn có thể quay trở lại hoạt động và làm việc bình thường.

3. Chườm nóng

Chườm nóng bên dưới lưng trong 20 – 30 phút sau mỗi 2 giờ để làm các cơn đau. Nhiệt độ cũng giúp làm giãn cơ và chống co thắt cơ bắp sau phẫu thuật.

4. Vật lý trị liệu

vật lý trị liệu sau mổ thoát vị đĩa đệm
Người bệnh nên tham khảo tham gia một lớp vật lý trị liệu sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Tham gia một lớp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm để tăng khả năng hồi phục sau khi phẫu thuật. Tham khảo ý kiến của một nhà vật lý trị liệu để thực hiện các bài tập giúp cải thiện chuyển động cơ bắp và giảm đau.

Vật lý trị liệu cũng tạo cho người bệnh thói quen uốn cong lưng an toàn, nâng đồ vật, ngồi, đứng đúng cách để giảm đau lưng và tăng sự dẻo dai của cơ bắp.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng, đúng mực. Việc luyện tập quá sức hoặc thực hiện các bài tập nặng sẽ làm tăng nguy cơ tái phát đau lưng và thoát vị đĩa đệm.

5. Vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội có thể làm giãn cơ lưng và giúp giảm đau. Tránh vận động mạnh, nâng đồ vật nặng trong quá trình hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm. Cố gắng không ngồi nhiều. Thay vào đó hãy đứng hoặc nằm càng lâu càng tốt.

Thảo luận với chuyên gia trước khi bạn thực hiện một chế độ luyện tập thể dục theo thao nào.

6. Tái khám định kỳ

Thực hiện tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục của cơ thể. Khi đến tái khám cần chuẩn bị các câu hỏi và thắc mắc để thảo luận với bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tê ở một bên hoặc ở cả hai chân.
  • Đau thắt lưng khi nghỉ ngơi.
  • Gặp khó khăn khi di chuyển ở cả hai chân hoặc một chân.
  • Rò rỉ nước tiểu hoặc có dấu hiệu mất kiểm soát khi đại tiện.
  • Đau ở háng hoặc mất cảm giác ở mông.
  • Cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi bạn sử dụng thuốc.  

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống và làm việc. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc luyện tập.