Bị thoát vị đĩa đệm có tập Gym (Thể hình) được không?
Thói quen tập gym là điều mà nhiều bạn trẻ vẫn thực hiện hàng ngày nhưng có nên tập khi bị thoát vị đĩa đệm hay không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông tin chính xác cho thắc mắc này qua những gì được chia sẻ dưới đây.
Bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không?
Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khá phổ biến ở đối tượng trong độ tuổi từ 20 đến 55 tuổi. Bệnh xuất hiện khi đĩa đệm trong cột sống bị trượt khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên dây thần kinh và làm cho người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức thường xuyên.
Nhiều người cho rằng việc tập gym (thể hình) có thể làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nhưng thực tế không phải như vậy, người bệnh vẫn có thể duy trì việc tập luyện của mình. Thậm chí việc thường xuyên tập luyện còn hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh. Thông qua các bài tập chúng ta có thể tăng cường được cơ bắp, nhất là các sợi cơ quanh cột sống. Nhờ vậy mà việc nâng đỡ cột sống cũng trở nên dễ dàng hơn.
Tập luyện cũng giúp cho tinh thần của bạn trở nên thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi… Nhờ đó mà đẩy nhanh được quá trình điều trị bệnh.
Nhưng việc tập luyện cần phù hợp với từng giai đoạn bệnh với các bài tập tương ứng. Nếu không có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3 bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm
Trên thực tế có rất nhiều bài tập gym đơn giản mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể tận dụng để tập luyện và hỗ trợ việc điều trị bệnh. Chẳng hạn như các bài tập sau:
Bài tập Hip Hinge
- Chuẩn bị 1 cây gậy dài
- Đặt gậy thẳng đúng, sát vào xương sống sao cho chạm vào xương cụt, lưng và đầu.
- Dùng tay cố định gậy và từ từ cúi thấp người xuống, sau đó từ từ đứng thẳng lên về tư thế ban đầu. Chú ý lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần.
- Trong lúc tập chú ý chỉ di chuyển phần hông và cố định phần cột sống thì mới đúng.
Bài tập Side Plank
- Nằm nghiêng người sang bên trái và dùng tay trái để đỡ người lên.
- Chân duỗi thẳng, từ từ dùng lực của chân để nâng toàn bộ cơ thể lên. Còn phần tay phải chú ý giơ thẳng lên.
- Giữ yên tư thế trong 5 giây rồi tiếp tục lặp lại.
- Tiến hành mỗi bên 5 lần
Bài tập Unilateral Press
Với bài tập này thì bạn cần tiến hành theo các bước như sau:
- Nằm ngửa trên ghế tập tạ, chú ý hai chân để gập.
- Mỗi tay cầm 1 tạ đơn rồi từ từ nâng tạ lên xuống.
- Thực hiện động tác nâng tạ từ 5 đến 10 lần là vừa đủ.
Còn rất nhiều bài tập khác mà bệnh nhân bị thoát vị đĩa đêm có thể tập luyện để tăng cường sức khỏe. Bạn có thể tham khảo từ các huấn luyện viên của phòng tập để đa dạng hơn cho buổi tập của mình
Một số lưu ý khi tập
Vì việc tập luyện có ít nhiều ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh, vậy nên người bệnh cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Phải khởi động trước khi tập để làm nóng người, giúp các khớp xương quen dần với cường độ tập.
- Tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên để tập đúng kỹ thuật và trao đổi về các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
- Hạn chế việc tập các bài tập phải dùng nhiều lực như nâng tạ, đẩy tạ… vì có thể làm tổn thương cột sống, khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
- Tập với cường độ vừa phải, không được quá gắng sức.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ việc luyện tập cũng như điều trị bệnh. Chú ý tăng cường thực phẩm nhiều canxi và vitamin D… Bên cạnh đó cũng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng.
Qua những gì mà chúng tôi chia sẻ bạn đã biết được việc tập gym vẫn được cho phép khi bị thoát vị đĩa đệm. Nhưng cần phải chú ý một vài điều trong quá trình tập để không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Chính vì vậy cần hết sức lư