Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?
Nhiều bệnh nhân sắp mổ thoát vị đĩa đệm lo lắng gửi câu hỏi về cho trung tâm như sau: ” Xin hỏi mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục, vận động, đi lại được bình thường”. Để giải đáp, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Bác sĩ cho biết:
Giai đoạn hồi phục sức khỏe sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Theo Bác sĩ Quyên, thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng, nguy hiểm hơn người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn. Phẫu thuật chính là giải pháp được ưu tiên lựa chọn khi các phương pháp bảo tồn không mang lại kết quả hoặc bệnh gây biến chứng.
Thông thường, sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà thời gian bình phục bệnh của mỗi người thường không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào các tác động bên ngoài lẫn bên trong như tâm lý, tình trạng vết mổ cũng như chế độ dinh dưỡng và kế hoạch chăm sóc sau phẫu thuật của từng người bệnh.
Để biết sau khi mổ bao lâu thì bệnh bình phục, người bệnh cần nắm rõ các giai đoạn hồi phục sức khỏe mà bệnh nhân sau khi mổ trải qua như sau:
1. Giai đoạn đầu sau phẫu thuật từ 1 – 2 ngày
Theo các chuyên gia, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong cơ thể người bệnh thường rất yếu. Lúc này, bệnh nhân thường không thể thực hiện bất kỳ vận động nào, bao gồm cả tự ăn và sinh hoạt. Vì vậy, sau thời gian mổ 1 – 2 ngày, người bệnh cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc người thân để vệ sinh thân thể, thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Mặt khác, trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch hoặc cho bệnh nhân uống một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau,… nhằm mục đích giúp vết mổ mau lành và giảm đau. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tại vết mổ và hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng nên lưu ý, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm 1 – 2 ngày, vết mỏ thường mới nên vẫn có thể rỉ máu. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ chấm dứt ngay sau đó vài ngày. Thế nhưng, trong trường hợp máu chảy ra tại vết mổ sau đó vài ngày vẫn không có triệu chứng ngưng, người nhà bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ phẫu thuật để đánh giá lại vết mổ và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung, sau khi mổ 1 – 2 ngày, bệnh nhân thường nằm lại viện để bác sĩ theo dõi diễn tiến của bệnh để tránh nguy cơ nhiễm trùng và xuất hiện biến chứng. Chính vì vậy, đây được xem là giai đoạn tiền đề giúp quyết định vết mổ lành nhanh hay chậm, giúp bệnh mau bình phục hơn và rút ngắn thời gian điều trị.
2. Giai đoạn sau mổ 4 – 5 ngày
Khoảng thời gian này bệnh nhân vẫn phải lưu lại bệnh viện để được bác sĩ theo dõi tình trạng của vết mổ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ở giai đoạn này, vết mổ có dấu hiệu lành lại. Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt dần lên, đau bắt đầu giảm dần, người bệnh tươi hẳn ra và có thể ăn uống nhiều hơn so với 2 ngày ban đầu.
Khi đó, bác sĩ có thể cho phép bệnh nhân thực hiện một số cử động ngay tại giường để tiến hành đánh giá thể trạng và khả năng bình phục bệnh. Nếu kết quả chẩn đoán tốt, bệnh nhân có thể xuất viện, ngược lại người bệnh tiếp tục nằm lại bệnh viện để bác sĩ tiến hành theo dõi thêm.
3. Giai đoạn hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm 1 – 2 tháng
Đây là khoảng thời gian vết mổ lành hẳn và bệnh bình phục nhanh. Vì theo các chuyên gia, giai đoạn này tình trạng sức khỏe của người bệnh dần ổn định kết hợp với chế độ ăn hợp lý, giúp tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó, giúp bệnh nhanh chóng bình phục và rút ngắn thời gian điều trị.
Chưa kể đến, trong khoảng thời gian này, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng, giúp khớp xương trở nên linh hoạt hơn. Đồng thời giúp kích thích lưu thông máu, tăng cường mang dưỡng chất đến đĩa đệm, thúc đẩy quá trình bình phục nhanh.
4. Giai đoạn sau mổ từ 3 – 6 tháng
Đây là giai đoạn bệnh hồi phục gần như bình thường. Khi đó, người bệnh có thể trở lại lối sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tham gia một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội hoặc lái ô tô.
Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh bình phục hẳn, cột sống trở nên chắc khỏe và bình phục hoàn toàn, bệnh nhân không nên tham gia các hoạt động thể chất đòi hỏi cường độ vận động cao hoặc các bộ môn có tính đối kháng mạnh như bóng chuyền, bóng chày, bầu dục hoặc chạy nhanh,… Bởi các môn thể thao này có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng, kéo dài thời gian bình phục.
Kết luận: Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?
Dựa vào 4 giai đoạn bình phục bệnh sau mổ thoát vị đĩa đệm nêu trên, có thể thấy, thời gian phục hồi bệnh hoàn toàn có thể diễn ra sau mổ 3 tháng. Khi đó, bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động thể thao hoặc sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cũng như nhiều yếu tố đề cập trước đó, thời gian bình phục bệnh của mỗi người có thể diễn ra nhanh hay chậm. Cụ thể, có người khỏi bệnh, vết mổ lành hẳn sau 3 tháng nhưng cũng có trường hợp bệnh kéo dài hơn 3 tháng, thậm chí một năm hoặc có thể lâu hơn.
Chính vì vậy, để bệnh nhanh chóng bình phục trong thời gian ngắn, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, người nhà nên có kế hoạch chăm sóc sau phẫu thuật để giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh chóng.
Lời khuyên từ bác sĩ dành cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Để bệnh mau chóng bình phục, ngoài điều trị bệnh theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần tuân thủ các nguyên tắc và lời khuyên điều trị bệnh sau đây:
- Nên nghỉ ngơi nhiều sau mổ: Nghỉ ngơi nhiều không chỉ giúp cơ thể hồi phục sức mà còn giúp cột sống và vết mổ không bị tác động. Từ đó đảm bảo an toàn cho đĩa đệm và rút ngắn thời gian bình phục.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Sau mổ, cho dù bệnh đã hoàn toàn bình phục, bệnh nhân cũng không nên bưng bê hoặc mang vác vật nặng, tránh bệnh chuyển biến xấu. Tốt nhất khi tiến hành mang vác bất lỳ vật gì, bệnh nhân nên sử dụng định luật đòn bẫy để giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm
- Thực hiện vật lý trị liệu: Thông thường, sau mổ vết mổ thường gây đau, đặc biệt là khi bệnh nhân hoạt động. Vì vậy, đa phần người bệnh đều ngại vận động. Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp xương kém linh hoạt và có thể làm tăng nguy cơ mất khả năng vận động. Do đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên thực hiện các động tác trị liệu nhẹ tại giường để giúp giảm đau và giúp bệnh bình phục tự nhiên
- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn giúp bệnh nhanh chóng bình phục. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên ăn những đồ ăn thức uống dễ tiêu hóa. Nên hạn chế thực phẩm chứa chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục bệnh
- Tâm lý luôn vui vẻ: Giữ tinh thần luôn vui vẻ sẽ giúp giảm căng thẳng và stress, từ đó giúp cải thiện bệnh nhanh chóng
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp người bệnh biết được thời gian phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm. Nhìn chung, thời gian bình phục sau mổ thoát vị đĩa đệm ở mỗi người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để bệnh nhanh chóng khỏi, người bệnh nên tuân thủ đúng yêu cầu bác sĩ chuyên khoa đề ra.