Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm bằng Lá Lốt – Bí kíp hay từ Dân gian
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là bí kíp trị bệnh quen thuộc được dân gian áp dụng từ bao đời nay. Các bài thuốc từ lá lốt sẽ giúp người bệnh bớt đau nhức và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở khu vực cột sống bị tổn thương.
Tại sao lại dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm?
Lá lốt còn được gọi với cái tên khác là tất bát – một loại thảo dược có vị cay, tính ấm được sử dụng rộng rãi trong y học dân tộc với nhiều tác dụng như: Khu phong, trừ thấp, tiêu thực, giảm đau, chống ứ trệ khí huyết.
Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra những tác dụng quý của lá lốt. Theo phân tích từ trường Đại Học Dược Hà Nội, lá lốt chứa thành phần chủ yếu là tinh dầu và các hoạt chất như piperin, piperolin. Khi thử nghiệm nước ép lá lốt và cao lá lốt dạng tươi hay khô trên súc vật bị bệnh đều cho thấy tác dụng kháng sinh, tiêu viêm rõ rệt.
Cũng trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Y Học Dân Tộc, lá lốt khi được giã dập có tác dụng kháng sinh mạnh, giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm gây hại.
Chính vì điều này mà lá lốt có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền như chữa thấp khớp, đau răng, tê bì tay chân, viêm khớp, chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn, thoái hóa khớp và cả bệnh thoát vị đĩa đệm. Chiết xuất từ lá lốt cũng là thành phần có trong nhiều loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
6 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Bạn có thể sử dụng lá lốt trị bệnh theo đường miệng hoặc phối hợp cùng một số thảo dược khác làm thuốc đắp bên ngoài. Dưới đây là 6 cách đang được áp dụng phổ biến:
1. Ăn lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Lá lốt có thể dùng ăn sống như một loại rau gia vị. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào trong các món canh hoặc chế biến món thịt bò xào lá lốt và ăn thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
– Nguyên liệu:
- 10 cái lá lốt tươi
- 100g thịt bò
– Cách chế biến:
- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với tỏi bằm, hạt nêm và một chút dầu ăn. Đảo đều, để 15 phút cho thịt thấm đều gia vị.
- Lá lốt bạn cũng đem rửa sạch, xắt nhỏ
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi và cho thịt bò vào xào trước. Khi xào thịt bò bạn nên để lửa lớn và đảo nhanh tay để thịt không bị dai.
- Khi thịt bò chín, thêm lá lốt vào, đảo đều. Nêm nếm lại gia vị, thêm chút tiêu rồi tắt bếp
- Dọn ra ăn nóng với cơm. Mỗi tuần ăn khoảng 3 lần có tác dụng bổ máu, giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm.
2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và sữa tươi
Sữa bò chứa nhiều đạm, sắt, canxi, vitamin A, B2, C, D, PP rất có lợi cho xương khớp. Dùng kết hợp với lá lốt vừa có tác dụng giảm đau, lại giúp cột sống thêm chắc khỏe, cứng cáp hơn.
– Chuẩn bị:
- Sữa bò tiệt trùng: 300ml
- Lá lốt: 100g
– Cách thực hiện:
- Lá lốt đem rửa sạch với nước muối pha loãng. Say đó cắt nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
- Hòa nước lá lốt với sữa tươi, đun nóng lên, chia làm 2 phần bằng nhau
- Uống trong các bữa phụ vào buổi sáng và buổi chiều. Bạn nên uống sữa khi còn ấm. Phần sữa chưa uống ngay nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi uống.
- Áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và sữa liên tục trong 1 tuần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
3. Chườm muối hột và lá lốt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
– Chuẩn bị:
- 1 bát muối hột
- 1 nắm lá lốt
– Cách thực hiện:
- Lá lốt sau khi rửa sạch bạn cho vào chảo rang cùng với muối hột
- Đun cho đến khi hỗn hợp nóng, lá lốt héo lại và tiết ra tinh dầu
- Bọc lá lốt và muối trong một miếng vải mỏng chườm ngay vào chỗ bị đau
- Để như vậy khoảng 15 phút cơn đau nhức ở chỗ thoát vị đĩa đệm sẽ nhanh chóng được xoa dịu nhờ có hơi nóng từ muối và hoạt chất giảm đau Piperin từ tinh dầu lá lốt.
- Bạn có thể lặp lại 2 – 3 lần trong ngày để dễ chịu hơn
4. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, cây xấu hổ và đinh lăng
– Chuẩn bị:
- Cây lá lốt: 30g ( Dùng cả thân, rễ và lá )
- Cây xấu hổ: 30g
- Đinh lăng: 30g
– Cách thực hiện:
- Lá lốt đem cắt ngắn, phơi cho hơi héo
- Tất cả cho vào ấm nấu cùng 1,5 lít nước, đun sôi trong 10 phút
- Uống nước này nhiều lần trong ngày thay cho trà có công dụng giảm đau, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu đến sửa chữa tổn thương ở khu vực bị thoát vị đĩa đệm.
- Kiên trì thực hiện mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ hàng ngày để nhanh thấy được kết quả.
5. Kết hợp rễ cỏ xước, đỗ trọng, ý dĩ với lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
– Chuẩn bị:
- Lá lốt tươi: 16g
- Đỗ trọng và ý dĩ mỗi vị 20g
- Rễ cỏ xước: 300g
– Cách thực hiện:
- Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị theo hướng dẫn đi rửa sạch, sắc với 4 chén nước
- Để lửa nhỏ và canh cho đến khi thuốc cạn còn 3 chén thì tắt bếp
- Gạn nước ra chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối
6. Làm thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ
– Chuẩn bị:
- Lá lốt, cây chó đẻ và lá ngải cứu. Tất cả dùng dạng tươi, lượng bằng nhau
– Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nát. Nếu không có máy xay thì dùng cối giã cũng được.
- Đổ hỗn hợp vào chảo rồi sao lên cho nóng, bọc trong một cái khăn mỏng chườm vào vị trí bị đau 20 phút.
- Nếu thuốc nguội, bỏ ra sao nóng lại rồi tiếp tục chườm
- Thực hiện theo cách tương tự 2 – 3 lần/ ngày, trong đó có một lần chườm vào buổi tối để dễ đi vào giấc ngủ hơn và không bị cơn đau quấy rầy vào giữa đêm.
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp
Liên quan đến mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, có rất nhiều thắc mắc được đưa ra như:
1. Những ai có thể dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm?
Mẹo chữa bệnh tại nhà này chỉ thích hợp cho những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cột sống cổ ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân nên áp dụng ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh như đau nhức âm ỉ vùng vai gáy hay cột sống lưng, tê cứng cột sống, khó cúi lên cúi xuống…
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt chỉ giúp hỗ trợ giảm đau và cải thiện các dấu hiệu khác của bệnh. Cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác như uống thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt… và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp thì bệnh mới nhanh khỏi.
2. Đối tượng nào không nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt?
- Người bị thoát vị đĩa đệm nặng, có biến chứng dùng lá lốt sẽ không thấy hiệu quả
- Trường hợp bị dị ứng với lá lốt. Nếu rơi vào trường hợp này bạn sẽ thấy các dấu hiệu như nổi mề đay, mẩn ngứa ở vị trí đắp thuốc hoặc nổi toàn thân nếu dùng lá lốt theo đường uống, đỏ da, nôn mửa, ngứa ngáy, tức ngực, khó thở…
- Bệnh nhân bị đau dạ dày, táo bón, nóng trong, nhiệt miệng thì không nên ăn hoặc uống nước lá lốt. Khi dùng theo đường miệng cũng không nên ăn quá 100g/ngày.
3. Cần kiêng cữ gì khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt?
Trong thời gian điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hay bất kì phương pháp nào khác, người bệnh cần chú ý:
- Kiêng làm việc quá sức hoặc khiêng vác đồ nặng
- Không ngồi quá lâu khiến đĩa đệm cột sống phải chịu nhiều áp lực và làm bệnh tiến triển nặng hơn
- Tránh thực hiện các cử động như cúi lên cúi xuống hoặc xoay vặn người một cách đột ngột
- Không nằm nhiều một chỗ, cần tích cực vận động, tập thể dục vừa sức để giữ sự linh hoạt của cột sống, giúp các cơ khớp không bị co cứng
- Kiêng cữ trong ăn uống: Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều purin ( nội tạng, cá trích, đồ muối chua…), không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu. Tích cực ăn các thực phẩm giàu omega- 3 có tác dụng kháng viêm ( cá thu, cá hồi, bơ, rau bina, tôm, cua…), và ưu tiên các loại rau có lá màu xanh đậm vì chúng chứa nhiều vitamin, sắt và canxi rất cần thiết cho sự khỏe mạnh của xương khớp.
Trên đây là những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt đang được dân gian áp dụng. Khi thực hiện bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia, nhân viên y tế để đảm bảo mẹo trị bệnh này phù hợp với bản thân.
Bạn nên tham khảo thêm:
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay
- Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm bằng Ngải Cứu – Hiệu quả, Giảm đau nhanh