Tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được không? Bằng cách nào?

Hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm sử dụng thuốc, áp dụng liệu pháp tăng sinh hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, một số người cho rằng có thể tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà thông qua thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Để tìm hiểu thêm thông tin về việc điều trị thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể tham khảo phần bên dưới.

tự chữa thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu một số thông tin về việc tự chữa thoát vị đĩa đệm

Có thể tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà không?

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng và suy nhược cơ thể. Để điều trị dứt điểm tình trạng này thông thường người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà một cách hiệu quả.

Cơ thể người có cơ chế tự khôi phục và bảo vệ. Do đó, khi nhận thấy bất cứ một tổn thương nào đó, cơ thể sẽ giải phóng các tế bào phù hợp để nuôi dưỡng và bảo vệ khu vực bị ảnh hưởng. Tương tự như vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm cơ thể có thể bắt đầu sản xuất ra các tế bào để tự chữa lành bệnh.

Quá trình tự chữa lành đĩa đệm được gọi là tái hấp thu đĩa đệm. Trong quá trình này, cơ thể có thể tái hấp thu các chất từ nhân nhầy của đĩa đệm để hỗ trợ chữa lành các tổn thương. Khoảng 80% các trường hợp, cơn đau sẽ thuyên giảm trong vòng 6 – 8 tuần.

Để quá trình tự chữa thoát vị đĩa đệm diễn ra thuận lợi, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện bất cứ phương pháp điều trị nào.

Một số phương pháp tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Có một cách tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả tương đối cao. Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể hồi phục mà không cần phẫu thuật. Tham khảo một số phương pháp phổ biến như sau:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Người bệnh có thể dành một vài ngày để nghỉ ngơi một cách hoàn toàn. Để tránh các cơn đau hoặc khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, người bệnh nên hạn chế tập thể dục, chạy bộ hoặc thực hiện các động tác uốn cong và nâng vật nặng. Điều này có thể làm giảm sưng và hỗ trợ quá trình tự chữa lành của cơ thể.

tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Nghỉ ngơi có thể hỗ trợ giảm sưng và tăng khả năng hồi phục

Nghỉ ngơi tại giường có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên nằm liên tục hơn 2 hoặc 3 ngày. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng để tăng tính linh hoạt của các khớp xương.

Ngoài ra, để hạn chế các cơn đau người bệnh có thể chườm nóng hoặc lạnh vào vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu chườm nóng hãy kiểm tra nhiệt độ phù hợp để tránh làm bỏng da. Tương tự, nếu chườm lạnh, người bệnh nên bọc viên da bằng vải mỏng đến tránh làm tổn thương bề mặt da.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ quá trình tự chữa thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể kết hợp khoa học chất béo, dầu thực vật, protein, vitamin và chất xơ có thể hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể. Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người tự điều trị thoát vị đĩa đệm như:

  • Uống nước canh hầm xương thường xuyên có thể bổ sung lượng collagen, protein để hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương.
  • Bổ sung kết hợp thịt gà, cần tây, hành tây, cà rốt. Điều này sẽ cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết để tự chữa lành tổn thương ở lưng, cứng cổ và thoát vị đĩa đệm.
  • Bổ sung thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao như quả việt quất, nước dừa và có thể một số loại thảo mộc chống viêm như gừng, tỏi.

3. Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể thao hoặc vận động cơ thể thường xuyên có thể hạn chế tình trạng cứng khớp, yếu cơ và tăng cường hệ thống miễn dịch. Do đó, để hỗ trợ quá trình tự điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà, người bệnh có thể:

  • Thường xuyên đi bộ, đi dạo
  • Bơi lội hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập trị liệu dưới nước khác
  • Đi xe đạp
tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Thường xuyên vận động để hạn chế cứng khớp hoặc tăng tính linh hoạt của cơ thể

4. Vật lý trị liệu tại nhà

Một số bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm tại nhà. Các bài tập thường hỗ trợ tăng cường cơ bắp và sức mạnh ở lưng. Một số động tác vật lý trị liệu phổ biến bao gồm:

  • Các bài tập Aerobic hoặc thể dục nhịp điệu để tăng tính linh hoạt của các khớp xương.
  • Các bài tập kéo dài hoặc căng cơ có thể hỗ trợ giảm đau lưng.
  • Massage, xoa bóp, trị liệu dưới nước hoặc âm thanh có thể giảm đau và co thắt cơ.

Trước khi tiến hành tự tập vật lý trị liệu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ điều trị. Đôi khi thực hiện sai tư thế có thể khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng.

5. Chỉnh hình cột sống tại nhà

Việc chăm sóc và chỉnh hình cột sống tại nhà cũng có thể hỗ trợ tự chữa lành thoát vị đĩa đệm. Việc điều chỉnh tư thế có thể giúp các dây chằng, đĩa đệm cột sống thư giãn và được điều chỉnh trở lại.

Ngoài ra, một phần nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm là do cột sống bị mất đường cong tự nhiên. Do đó, điều chỉnh hình dạng cột sống để lấy lại đường cong ở cổ và lưng thấp. Điều này góp phần hỗ trợ cột sống và tránh khỏi một số tình trạng khác bao gồm thoái hóa khớp và thoái hóa cột sống.

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phẫu thuật. Nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp điều trị đúng đắn có thể cải thiện tình trạng trong vòng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp hơn.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện nếu người bệnh chăm sóc và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát trong tương lai và có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Do đó, để bảo vệ cột sống và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như sau:

  • Giữ tư thế tốt, luôn đứng (ngồi) thẳng lưng để không làm lệch đường cong cột sống. Nếu cần đứng trong một thời gian dài, hãy đặt một chân lên ghế thấp (20 cm) để giảm áp lực lên lưng và cột sống.
  • Nâng vật nặng đúng cách, không uốn cong lưng khi nâng đồ vật dưới mặt đất. Tư thế nâng đồ vật khoa học là ngồi xổm xuống nâng đồ vật lên bằng lực tay và vai. Trong lúc nâng giữ cho lưng thẳng để không gây áp lực cho lưng.
  • Giảm cân nếu thừa cân béo phì và giữ một cân nặng khoa học.
  • Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích. Điều này có thể làm cứng động mạch, làm hỏng các đĩa đệm ở cột sống và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện tại nhà với liệu trình điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tự điều trị người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để tránh một số tác động ngoài ý muốn.