Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi ngày càng tăng – Vì sao?

Thông thường, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 50 – 60 do cơ thể bước vào thời kỳ lão hóa, các đĩa đệm mất nước, bị bào mòn gây ra thoát vị. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nghĩa là có rất nhiều người trong độ tuổi từ 25 – 30 đang mắc phải căn bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi ngày càng tăng cao.

Thoát vị đĩa đệm có xu hướng ngày càng tăng cao ở người trẻ tuổi
Thoát vị đĩa đệm có xu hướng ngày càng tăng cao ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Thoát vị đĩa đệm được hiểu là hiện tượng nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi mang bao xơ. Khi nhân nhầy thoát khỏi vị trí bình thường, chúng sẽ gây chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống, hình thành khối thoát vị gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Thực tế, nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do cơ thể lão hoặc gặp các chấn thương, tổn thương đến đĩa đệm. Tuy nhiên, ở người trẻ tuổi, tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Do tính chất công việc

Ngày nay, có rất nhiều công việc bắt buộc người trẻ phải ngồi một chỗ thường xuyên . Khi ngồi một vị trí quá lâu hoặc ngồi không đúng tư thế sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, gây áp lực lên cột sống khiến cột sống bị thẳng hàng, mất đi đường cong vốn có và gây ra thoát vị đĩa đệm. Thường gặp ở các đối tượng như nhân viên văn phòng, người phải đứng hoặc ngồi nhiều như sinh viên, thợ may, tài xế…

Do thói quen sinh hoạt không tốt

Những thói quen sinh hoạt xấu là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

  • Ngồi hoặc nằm hàng giờ trước máy tính để chơi game, lướt web, xem phim… 
  • Kê gối ngủ quá cao, ngủ sai tư thế trong thời gian dài
  • Ngồi gù lưng, bắt chéo chân, ngồi trượt người xuống ghế trong thời gian dài
  • Mang vác vật nặng, làm việc quá sức, đeo túi nặng lệch vai, ngồi xổm….
  • Thức khuya, ít vận động cơ thể, chơi thể thao, tập thể hình quá sức, không đúng động tác…
  • Yêu sai tư thế, cường độ yêu quá nhiều gây đau và thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

Do chấn thương hoặc bệnh lý về cột sống

Những người trẻ gặp chấn thương cột sốt do bị va đập mạnh vào cột sống, tai nạn giao thông, té ngã, tai nạn lao động cũng là đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao.

Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện ở những người trẻ mắc các bệnh về cột sống bẩm sinh do di truyền từ người thân. Các bệnh lý này thường là hẹp ống sống, gai cột sống, gù vẹo cột sống, trượt đốt sống…

Do chế độ ăn uống thiếu khoa học

Đa số người trẻ thường không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe của mình. Vì vậy họ khá thoải mái trong chế độ ăn uống mà không cần lo lắng đến các tác hại sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp. Thường gặp ở người ốm yếu, ăn uống không đủ chất gây thiếu hụt chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, nhất là hệ xương khớp. Ngoài ra, tình trạng này cũng dễ gặp ở người không kiểm soát chế độ ăn uống, ăn quá nhiều nhất là thức ăn nhanh gây béo phì.

Những người béo phì là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh về xương khớp nhất. Chủ yếu là do khi cân nặng vượt quá mức cho phép của cơ thể, vùng cột sống, các đĩa đệm và dây thần kinh quá tải, căng giãn quá mức, đĩa đệm mất nước, bị mài mòn lâu ngày dẫn đến thoát vị.  

Tác hại của thoát vị đĩa đệm với người trẻ

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng công việc của người bệnh
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng công việc của người bệnh

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên thức khuya, sử dụng rượu bia chất kích thích, lười vận động…  không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn là những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Khi mắc phải căn bệnh này, người trẻ dễ gặp phải các vấn đề như:

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu, đau ở nhiều vị trí khác nhau, lúc đau âm ỉ, lúc dữ dội
  • Hay bị đau sau gáy, tê bì chân tay, giảm khả năng cầm nắm gây nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt
  • Có nguy cơ mắc hội chứng đuôi ngựa với các triệu chứng như rối loạn cảm giác, liệt vận động, đau vùng thắt lưng… 
  • Yếu cơ, tê bàn tay, bàn chân, mất lực ở hai tay và hai chân, đau khập khiễng, sức khỏe suy yếu 
  • Rối loạn tuần hoàn não do mạch máu bị chèn ép khiến máu kém lưu thông ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn của não
  • Rối loạn tiểu tiện do dễ gây nguy cơ rối loạn bàng quang dẫn đến rối loạn tiểu tiện, tiểu bí
  • Đặc biệt, nếu thoát vị đĩa đệm không được sớm điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ tàn phế tức là mất đi hoàn toàn khả năng vận động.

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Khi có các triệu chứng bệnh, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám để có phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp. Một số hướng khắc phụ có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc Tây y: Thường là các thuốc giảm đau (meloxicam, paracetamol..) thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm, nhóm omega 3 và vitamin. 
  • Vật lý trị liệu hoặc phương pháp Đông y như: Các bài tập kéo giãn cột sống, phục hồi đĩa đệm; bấm huyệt, chườm nóng, tắm bùn, xoa bóp, châm cứu…
  • Thuốc dân gian: Chỉ được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ với các cây thuốc như ngải cứu, xương rồng, cỏ xước, thiên niên kiện…
  • Phẫu thuật: Được chỉ định với trường hợp bệnh nặng, các phương pháp đã đề cập không thấy mang lại hiệu quả. Có thể áp dụng mổ mở, mổ nội soi, dùng tia hồng ngoại, sóng cao tần, tia laser… Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cũng có thể được chữa bằng công nghệ tế bào gốc. 

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Tư thế khuân vác vật nặng đúng cách

Với cuộc sống hiện đại như hiện nay, người trẻ cũng là một trong những nhóm đối tượng rất dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm nếu không biết cách chăm sóc bản thân phù hợp. Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, nên ngồi thẳng lưng khi ngồi học tập hoặc làm việc. Nếu tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu thì sau 1 – 2 tiếng, nên dành 5 phút để đi lại, thư giãn, giảm áp lực cho cột sống.
  • Hạn chế khuân vác, bưng bê vật nặng, nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi mang vác vật nặng. 
  • Xây dựng chế độ yêu phù hợp, theo khuyến cáo của các chuyên gia, tốt nhất chỉ nên yêu từ 2 – 3 lần/tuần để tránh các động xấu đến xương khớp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt phù hợp, giữ cân nặng cân đối, tránh thừa cân béo phì.
  • Tăng cường bổ sung canxi, vitamin, khoáng chất qua các thực phẩm như rau xanh, súp lơ, cà rốt, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, trứng, sữa…
  • Tăng cường vận động, rèn luyện cơ thể, có thể chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để gia tăng tính đàn hồi của hệ xương khớp.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu bia, chất kích thích…

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu không sớm thăm khám và điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và chất lượng công việc của người bệnh. Do đó, ngay khi có các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cần sớm thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa, không nên lơ là chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể.