Cách chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không chỉ phụ thuộc vào phác đồ điều trị mà còn ảnh hưởng bởi việc sinh hoạt và dinh dưỡng. Chính vì vậy, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, cần thiết lập chế độ chăm sóc cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng.
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng là phần phải chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, nhất là khi vận động. Chính vì vậy rất dễ gặp phải tổn thương khiến đốt sống suy yếu và dần thoái hóa.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là hiện trạng rất nhiều người gặp. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những người cao niên mà còn có nguy cơ gặp phải ở cả những người trẻ tuổi.
Ngoài việc tuân thủ phác đồ từ bác sĩ, bạn cần chú ý thiết lập chế độ chăm sóc khoa học để hỗ trợ điều trị được tốt hơn.
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Khi xương khớp của bạn đang gặp vấn đề thì vấn đề thay đổi chế độ dinh dưỡng cho phù hợp là cần thiết.
Bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng cần nắm được các nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng. Từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn mỗi ngày một cách khoa học và đa dạng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện bệnh được tốt hơn.
Thực phẩm nên bổ sung:
- Sữa và chế phẩm từ sữa
- Rau lá màu xanh đậm
- Các loại cá béo
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Trứng
- Trái cây họ cam quýt
- Khoai tây, cà chua
- Thịt trắng
- Đậu nành
Thực phẩm nên kiêng:
- Nước ngọt có gas
- Rượu bia
- Muối, đường
- Caffeine
- Thức ăn nhanh
- Đồ hộp
- Đồ cay nóng
2. Áp dụng phương pháp giảm đau
Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ thường xuyên phải chịu sự hành hạ của tình trạng đau nhức. Nếu không sớm can thiệp, những cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Việc áp dụng các phương pháp giảm đau nhanh cũng là cách hỗ trợ tốt cho điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng.
Sau đây là một số phương pháp giảm đau đơn giản, dễ thực hiện:
- Chườm nóng: Có thể cho nước ấm khoảng 70 độ vào túi chườm để tác dụng lên vùng thắt lưng bị đau. Nhiệt độ nóng sẽ giúp mô cơ giãn ra, cải thiện lưu thông máu rất tốt.
- Chườm lạnh: Cho đá vào túi chườm rồi áp nhẹ lên vùng đau nhức. Nên áp dụng khi có xuất hiện triệu chứng sưng viêm. Chú ý mỗi lần chườm lạnh không nên quá 20 phút.
- Massage: Nên dùng với lực tay vừa phải để thực hiện các động tác xoa bóp, day miết vùng thắt lưng. Có thể thoa một lớp dầu nóng trước khi massage để giúp gia tăng tính công hiệu.
3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt cũng có ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Người bệnh cần có sự điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.
- Hạn chế thức khuya thường xuyên, nên đi ngủ trước 23 giờ.
- Mỗi ngày cần ngủ đủ 7 – 8 giờ đồng hồ.
- Tránh vận động quá nhiều và mang vác nặng.
- Tránh tư thế xấu cả trong công việc và sinh hoạt.
Duy trì những thói quen lành mạnh và điều chỉnh những thói quen xấu sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời góp phần cải thiện tuần hoàn máu cũng như quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ vậy sẽ giúp cho hệ xương khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, nhanh chóng hàn gắn những tổn thương.
4. Thiết lập chế độ luyện tập
Luyện tập cũng là một yếu tố cần thiết trong việc chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Việc chăm chỉ luyện tập sẽ giúp cơ xương cùng hệ thống gân cốt được giãn ra. Từ đó không chỉ giúp khắc phục tình trạng đau nhức mà còn có thể cải thiện chức năng vận động.
Bệnh nhân đang bị các bệnh về xương khớp, điển hình là thoái hóa cột sống nên chọn những bài tập phù hợp. Tránh tập luyện những bài tập hay môn thể thao vận động mạnh với những động tác khó. Đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe… là những bộ môn phù hợp với bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng.
Người bệnh nên dành ra mỗi ngày khoảng 30 phút cho việc tập luyện. Thời gian tập tốt nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bạn cũng có thể dành ra vài phút cho những động tác đơn giản như vặn mình, xoay hông. Điều này sẽ giúp dễ ngủ hơn và giảm hiện trạng cứng đốt sống khi thức dậy.
Thiết lập chế độ chăm sóc cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng là cách hỗ trợ rất tích cực cho quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thăm khám và trao đổi với bác sĩ để kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh.