Thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào cho an toàn và cải thiện bệnh?
Bị thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào để đảm bảo an toàn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi nếu mắc bệnh lý này, hệ xương khớp nhất là vùng cột sống thường nhạy cảm, dễ tổn thương khi vận động. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin hữu ích về vấn đề nên tập thể dục như thế nào khi đang bị thoái hóa cột sống.
Bị thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào?
Bệnh thoái hóa cột sống thường gây ra các triệu chứng đau nhức lưng và cổ vai gáy lan tỏa trên diện rộng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động của người bệnh. Nhiều người bệnh rất ngại rèn luyện thể dục thể thao vì sợ rằng sẽ khiến bệnh tình nặng nề thêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp cho rằng bệnh nhân bị thoái hóa cột sống vẫn cần tập luyện thể dục để cải thiện sức khỏe xương khớp. Việc tập luyện sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho vùng cột sống nói riêng và hệ xương khớp cũng như sức khỏe nói chung:
- Giúp các đốt sống được kéo giãn để tăng độ đàn hồi và dẻo dai
- Khớp xương được linh hoạt hơn
- Cải thiện tuần hoàn máu
- Kiểm soát tốt cần nặng
- Kích thích quá trình trao đổi chất
- Ngăn ngừa loãng xương
Nếu đang phải sống chung với bệnh thoái hóa cột sống thì bạn cần chú ý đến việc xây dựng kế hoạch tập luyện. Cần tập thể dục đúng cách để đảm bảo an toàn và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.
1. Lựa chọn bài tập
Việc lựa chọn bài tập phù hợp là vấn đề rất quan trọng đối với người bệnh thoái hóa cột sống. Bởi khi mắc phải bệnh lý này, khả năng chịu lực của cột sống thường sẽ suy giảm mạnh. Điều này khiến cột sống dễ gặp phải tổn thương nếu bị tác động bởi lực quá mạnh.
Để đảm bảo an toàn, bạn cần chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, không tác dụng lực quá nhiều lên cột sống. Bạn có thể lựa chọn các bài tập như:
- Đạp xe tại chỗ
- Đi bộ
- Bơi lội
- Các tư thế yoga đơn giản
Bên cạnh đó, cần tránh những bài tập hay bộ môn thể thao vận động nặng, di chuyển nhiều. Những bài tập nặng sẽ khiến cho cột sống phải chịu nhiều áp lực. Và từ đó sẽ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên tránh tập luyện các bộ môn như:
- Tập Gym với tạ nặng
- Bóng đá
- Bóng chuyền
- Điền kinh
Để có thể lựa chọn được bài tập phù hợp, bạn cần nắm rõ hiện trạng bệnh tình của bản thân. Nên thăm khám thường xuyên và trao đổi với bác sĩ về việc lựa chọn bài tập cũng như lên kế hoạch tập luyện phù hợp.
2. Lưu ý khi tập luyện
Người bệnh thoái hóa cột sống không chỉ phải quan tâm đến việc chọn bài tập mà còn chú ý đến những vấn đề khác trong quá trình tập luyện. Nhất là vấn đề khởi động trước khi tập, thời gian cũng như cường độ tập luyện.
Khởi động và làm nóng cơ thể là bước quan trọng trong rèn luyện thể dục thể thao ngay cả khi bạn không gặp các vấn đề về xương khớp. Và nếu đang bị thoái hóa cột sống thì bạn lại càng phải chủ ý nhiều hơn. Trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào, bạn cần dành ra ít nhất 10 – 15 phút cho việc khởi động. Chú ý nhiều hơn đến các động tác giúp kéo giãn vùng cột sống.
Những người bình thường có thể tập thể dục trong thời gian dài tùy vào sở thích cũng như sức chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu đang bị thoái hóa cột sống thì mỗi ngày bạn chỉ nên dành khoảng 30 phút cho việc tập luyện. Có thể nghỉ giữa quãng nếu xương khớp của bạn có dấu hiệu mệt mỏi. Và nên ngưng ngay khi các triệu chứng đau nhức nặng nề thêm.
Ngoài ra, khi mới bắt đầu các bài tập, nên tập với cường độ nhẹ nhàng, chậm rãi để cho cơ thể làm quen dần. Sau đó bạn có thể tăng dần cường độ lên một cách từ từ để cơ thể thích ứng. Tuyệt đối không nên tập luyện với cường độ mạnh bởi rất dễ khiến cột sống gặp tổn thương.
Gợi ý các bài tập cho người bệnh thoái hóa cột sống
Nếu đang bắn khoăn không biết lựa chọn bài tập nào để tập luyện khi đang bị thoái hóa cột sống thì bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây.
1. Đi bộ
Đi bộ thể dục là bài tập phù hợp cho rất nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân thoái hóa cột sống. Đi bộ đúng cách không chỉ rất tốt cho khớp gối và cơ chân mà còn tác dụng một lực vừa phải lên vùng cột sống.
Việc đi bộ thể dục mỗi ngày sẽ giúp các đốt sống được thư giãn, cải thiện tình trạng co cứng. Đồng thời, đi bộ còn giúp tăng cường quá trình lưu thông máu cho cơ thể. Từ đó giúp oxy và dưỡng chất được vận chuyển một cách tích cực hơn để chữa lành những tổn thương cho vùng cột sống.
Bạn nên chú ý đến các vấn đề sau khi đi bộ:
- Chọn giày và quần áo phù hợp
- Khởi động khớp gối và cột sống thắt lưng kỹ càng
- Kỹ thuật đi bộ: tránh đi bước quá dài hay quá nhanh
- Thời gian: 20 – 30 phút, có thể nghĩ giữa quãng 5 phút/lần.
2. Một số tư thế yoga
Ngoài đi bộ thể dục thì yoga cũng là một bộ môn được khuyến khích tập luyện với người bệnh thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, khi rèn luyện với yoga, bạn nên chọn những tư thế đơn giản. Tránh tập những tư thế khó khi cột sống đang gặp vấn đề.
Tập yoga không chỉ giúp cho cột sống cũng như khớp xương dẻo dai hơn mà còn khiến cơ thể được thư giãn. Đây được xem là liệu pháp vàng giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa của cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng.
Khi đang bị thoái hóa cột sống, bạn có thể chọn tập một vài tư thế yoga dưới đây:
Tư thế con mèo:
- Quỳ 4 điểm trên sàn tập (đầu gối và lòng bàn tay) giống tư thế đứng của con mèo.
- Hít vào đồng thời siết hông và đẩy vùng lưng lên, đầu và cổ hướng xuống.
- Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây rồi trả lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại các động tác trên đây khoảng 10 – 15 lần/ 1 bài tập.
Tư thế con lạc đà:
- Quỳ gối trên sàn tập.
- Ưỡn thân trên ra sau sao cho tay chạm vào gót chân.
- Đẩy phần ngực và cổ ngửa lên hết mức.
- Giữ động tác trong khoảng 7 – 10 giây rồi thả lỏng về tư thế chuẩn bị.
- Lặp lại khoảng 10 lần/ 1 bài tập.
Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hơn vấn đề “bị thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào?”. Nên nhớ, rèn luyện chỉ là biện pháp bổ trợ, bạn cần thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.