Tìm hiểu bệnh án đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền
Chữa đau thần kinh toạ theo y học cổ truyền là phương pháp được rất nhiều người quan tâm và áp dụng. Vậy cách nhìn nhận bệnh của y học cổ truyền so với y học hiện đại có điểm gì khác? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau thần kinh toạ trong y học cổ truyền.
Đau thần kinh toạ theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền là nền y học sơ khai của dân tộc, phát triển dựa trên quan niệm âm dương, được kết tinh từ hàng ngàn năm qua. Theo y học cổ truyền, đau thần kinh tọa còn được gọi là toạ cốt phong.
Đây là dạng bệnh lý được liệt vào chứng Tý hoặc Thống, bệnh sinh ra do sự bế tắc, nghẹn uất của kinh mạch. Trong sách Giáp Ất Kinh của Hoàng Phủ Mật năm 268 đã ghi chép bệnh đau thần kinh toạ như sau: “Yêu hiếp thống dẫn thống cập bể cân – tạm hiểu: từ lưng, hông sườn đau xuống gân vùng háng”
Quá trình chẩn đoán bệnh đau thần kinh toạ theo y học cổ truyền được thực hiện theo 4 bước (tứ chẩn):
- Vọng( nhìn)
- Văn (nghe)
- Vấn (hỏi)
- Thiết (sờ nắn)
Lương y sẽ dựa vào bốn bước trên để xác định nguyên nhân của bệnh, từ đó có các biện pháp chữa trị thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh toạ theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng bệnh đau thần kinh tọa do hai yếu tố lớn gây ra là tâm sinh, tà khí xâm nhập, gây cản trở khí huyết lưu thông và xuất hiện các cơn đau dai dẳng.
- Phong: Thân thể bị nhiễm phải gió độc, chức năng bên trong bị tổn hại, khiến cho kinh khí không thông gây đau đớn. Người bệnh luôn cảm thấy lạnh và sợ gió.
- Hàn: Khi bị nhiễm khí hàn, khí huyết kinh lạc bị ngừng trệ, co rút, sau đó chuyển sang huyết ứ khiến tứ chi hoạt động khó khăn, gân cốt bị co rút. Vùng đau thần kinh toạ trở xuống thường bị nhức mỏi, tê bí, mất cảm giác.
- Thấp: Thấp có xu hướng phát triển từ lòng bàn chân trở ngược lên trên, khi bệnh nhân bị đau thần kinh toạ do thấp thường có cảm giác đau ở chân trước sau đó mới đến hông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra thấp do tỳ hư, dẫn đến mất kiểm soát vùng xương chậu 2 chân của cơ thể.
- Ứ huyết: Đây là yếu tố từ bên trong cơ thể gây ra bệnh đau thần kinh toạ. Các tổn thương từ thoát vị đĩa đệm, chấn thương thắt lương,…gây ra tình trạng ứ huyết, máu lưu thông bị tắc nghẽn tạo thành cơn đau thần kinh toạ.
Bệnh đau thân kinh toạ nếu không được điều trị đúng cách, để lâu dài sẽ chuyển sang mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng của can thận và tâm lý của người bệnh.
Các triệu chứng của đau thần kinh tạo theo y học cổ truyền
Đau thần kinh toạ trong y học cổ truyền được chia thành nhiều thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Lương y sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàn để xác định thể bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Đau thần kinh toạ thể phong hàn:
- Các cơn đau từ lưng lan xuống đến gót chân
- Hoạt động đi lại khó khăn và chạm chạp
- Vùng lưỡi có rêu trắng, mạch phù
- Sợ gió, sợ lạnh hay rùng mình, đổ mồ hôi tay chân
Đau thần kinh toạ thể phong hàn thấp
- Đau từ vùng lưng lan xuống toàn bộ bên dưới
- Đi đứng khó khăn, không thể mang vác vật nặng
- Đau đớn nhiều khi thời tiết thay đổi hoặc nửa đêm về sáng
- Da mát lạnh, vùng đau có cảm giác như kim châm
- Có thể bị teo cơ mông và chi dưới
Đau thần kinh toạ theo thể can thận âm hư (thấp nhiệt)
- Đây là thể bệnh thoái hoá khớp ít gặp nhất
- Vị trí cơ đau từ lưng lan xuống bên dưới
- Có cảm giác nóng ở điểm đau
- Người có cảm giác bứt rứt, bất an
- Tiểu tiện có màu vàng, lưỡi đỏ
Đau thần kinh toạ thể ứ huyết
- Vị trí đau thường cố định và đau dữ dội
- Có điểm ứ huyết, lưỡi tím tái
Các phương pháp điều trị đau thần kinh toạ theo y học cổ truyền
Lương y sẽ tiến hành áp dụng tứ chẩn để xác định nguyên nhân, thể bệnh mà bệnh nhân mắc phải:
- Quan sát cách đi đứng và nằm của bệnh nhân để kiểm tra vị trí xương khớp, cơ bắp có bị teo hoặc lệch không.
- Nghiệm pháp cơ thể bằng cách cho bệnh nhân thực hiện các hoạt động để kiểm tra tình trạng viêm đau.
- Sờ nắn và ấn vào điểm đau để xác định vùng bị tổn thương.
Điều trị bệnh đau thần kinh toạ theo y học cổ truyền được tiến hành bằng cách tác động vào căn nguyên gây bệnh, giúp phục hồi lại chức năng và sức khoẻ người bệnh nhanh chóng.
1. Châm cứu và bấm huyệt
Châm cứu và bấm huyệt là hai phương pháp điều trị đau thần kinh toạ không dùng thuốc từ y học cổ truyền, giúp đem lại hiệu quả cao. Đặc điểm của phương pháp này là dùng bàn tay tác động đến vùng đau nhức, làm giải phóng sự tắc nghẽn ở vị tri này.
Phương pháp châm cứu
Châm cứu là phương pháp điều trị đau thần kinh toạ rất phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Để làm giảm bệnh đau thần kinh toạ, lương y sẽ sử dụng kim châm để tác động vào huyệt đạo giúp đả thông kinh mạch, xua tan khí độc ra khỏi cơ thể. Thông thường sẽ thực hiện châm cứu tại các huyệt đạo:
- Huyệt thận du
- Huyệt trật biên
- Huyệt thừa sơn
- Huyệt đại trường du
- Huyệt uỷ trung
- Huyệt thừa phù
- Huyệt đại trường du
- Huyệt hoàn khiêu
- Huyệt côn lôn
Đây là phương pháp điều trị đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề và chuyên môn cao để tác động vào đúng huyệt với lực vừa đủ. Người bệnh nên lựa chọn trung tâm y tế uy tín để tiến hành, tránh trường hợp tác động sai vị trí huyệt vị, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Phương pháp bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực từ bàn tay và các ngón tay để tác động trực tiếp đến các huyệt vị, có liên quan đến thắt lưng và dây thần kinh toạ. Cách này giúp giải phóng tắt nghẽn và giảm đau hiệu quả.
- Xoa bóp: Dùng tay tác động vào vùng thắt lưng với lực từ nhẹ đến mạnh, gây kích thích thần kinh giãn ra, giảm đau nhanh chóng.
- Bóp nắn: Động tác này giúp đẩy máu lưu thông, giãn gân cốt và giảm đau hiệu quả.
- Day miết: Dùng ngón tay cái và gốc bàn tay day miết lên vùng đau nhức, dùng ngón cái để bấm vào huyệt vị để giải phóng cơ gân, mạch máu.
- Ấn huyệt: Tiến hành dùng lực từ ngón tay cái ấn trực tiếp lên các huyệt vị của người bệnh, giúp kích thích phản ứng của dây thần kinh, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh toạ, giảm thiểu các cơn đau nhức ở vùng thắt lưng.
Khi thực hiện điều trị đau thần kinh toạ bằng cách bấm huyệt nhưng tình trạng bệnh vẫn không có chuyển biến, người bệnh có thể kết hợp châm cứu với bấm huyệt để mang lại hiệu quả tốt hơn.
2. Các bài thuốc chữa đau thần kinh toạ theo y học cổ truyền
Lương y sẽ tiến hành kê đơn và bốc thuốc tuỳ thuộc vào căn nguyên và thể bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Việc này giúp quá trình điều trị đau thần kinh toạ bằng y học cổ truyền mang lại hiệu quả lâu dài, giúp ngăn chặn quá trình tái phát của bệnh.
Bài thuốc chữa đau thần kinh toạ do phong hàn
Đau thần kinh toạ thể phong hàn thường gây ra tình trạng đau nhức kèm với các biểu hiện sợ lạnh, cơn đau thường xuất hiện khi nhiệt độ giảm. Các loại thảo dược trong bài thuốc dưới đây có tác dụng tán hàn, khu phong, điều hoà khí huyết, đả thông kinh mạch giúp giảm đau và điều trị bệnh hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Quế chi 8 gram
- Thiên niên kiện 12 gram
- Ngưu tất 12 gram
- Trần bì 8 gram
- Tế tân 8 gram
- Ngải cứu 8 gram
- Chỉ sác 8 gram
- Kê huyết đằng 12 gram
- Đan sâm 12 gram
- Uy linh tiên 12 gram
- Phòng phong 8 gram
Cách thực hiện:
- Đem sắc mỗi ngày một thang
- Chia thành 2 – 3 lần uống trong 1 ngày
- Dùng đều đặn trong vòng 10 ngày
Sau khi sử dụng khoảng 10 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể nghĩ 10 ngày sau đó sử dụng lại.
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa do ứ huyết
Đau thần kinh toạ do ứ huyết là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông, dây thần kinh toạ không đủ máu để truyền đến các cơ quan, gây ra tình trạng đau nhức. Các loại thảo dược trong bài thuốc dưới đây có tác dụng đả thông kinh mạch, trị huyết ứ và bồi bổ sức khoẻ.
Chuẩn bị:
- Ý dĩ 30 gram
- Xuyên khung 12 gra,
- Ngưu tất 10 gram
- Hoàng bá 10 gram
- Tế tân 6 gram
- Mộc qua 12 gram
- Kê huyết đằng 30 gram
- Dâm dương hoắc 30 gram
- Tang ký sinh 15 gram
- Độc hoạt 15 gram
- Xương truật 15 gram
Cách thực hiện:
- Đem sắc mỗi ngày một thang
- Chia thành 2 – 3 lần uống
- Dùng đều đặn trong vòng 7 – 10 ngày
Sau khi sử dụng hết thuốc, người bệnh có thể nghĩ một thời gian sau đó sử dụng lại. Khi bị đau thần kinh toạ do ứ huyết, bệnh nhân nên kết hợp với phương pháp châm cứu để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa do thấp nhiệt
Bài thuốc dưới đây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổi bổ cơ thể và điều trị bệnh đau thần kinh toạ thể thấp nhiệt rất hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Xương truật 10 gram
- Tri mẫu 10 gram
- Quy xuyên 12 gram
- Phòng kỉ 15 gram
- Hoàng bá 10 gram
- Ngưu tất 8 gram
Cách thực hiện:
- Đem sắc mỗi ngày một thang
- Chia thành 2 – 3 lần uống
- Dùng đều đặn trong vòng 7 – 10 ngày
Bài thuốc điều trị đau thần kinh toạ do thấp nhiệt có tính mát, bệnh nhân chỉ nên sử dụng trong thời gian nhất định theo hướng dẫn của lương y.
Cách phòng tránh bệnh đau thần kinh toạ
Bên cạnh việc tiến hành điều trị bệnh đau thần kinh toạ bằng y học cổ truyền, người bệnh cũng nên có các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà, phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả.
- Thực hiện các bài tập tốt cho xương khớp và thắt lưng, giúp người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh đau thần kinh toạ tại nhà.
- Ngồi đúng tư thế và có thời gian nghĩ ngơi hợp lý.
- Không mang vác các vật nặng quá sức, xách nặng lệch bên.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh và vận động hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về bệnh đau thần kinh toạ theo y học cổ truyền. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm được phương pháp điều trị phù hợp với bệnh lý của bản thân, giúp đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra. Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, bạn nên tìm đến các phòng khám uy tín, chất lượng và được nhiều người tin tưởng thực hiện.