Vì sao đầu ngón tay bị đau, tê như kim châm?
Đầu ngón tay bị đau tê như kim châm là một hiện tượng phổ biến đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng có thể là biểu hiện sinh lý thông thường khi làm việc quá sức, đồng thời đây cũng là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh cột sống, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay…
Tê đầu ngón tay là bị gì? Triệu chứng nhận biết
Đầu ngón tay bị đau tê như kim châm có thể gặp phải ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tình trạng này được chia làm 2 loại:
- Tê bì chân tay sinh lý: Nguyên nhân chủ yếu đến từ tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu khi bạn cầm nắm hoặc bất động trong một thời gian dài. Triệu chứng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
- Tê bì chân tay bệnh lý: Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến xương khớp, hệ thống thần kinh ngoại biên. Nguy hiểm hơn đây còn có thể là biến chứng của một số bệnh lý.
Bạn có thể mắc triệu chứng tê đầu ngón tay thỉnh thoảng hoặc liên tục, đa phần các biểu hiện tê tay trong thời gian ngắn đề không nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này có thể tiến triển nặng đến mức bạn không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nếu như tê tay do các bệnh lý xương khớp thông thường, người bệnh có thể được điều trị dứt điểm bởi nhiều phương pháp không xâm lấn.
Những triệu chứng đặc trưng nhất là các đầu ngón tay bị châm chích, nhức, mỏi và đau tay. Cơn tê tay thường xuất hiện vào những thời điểm chính:
- Khi vừa mới ngủ dậy có biểu hiện tê tay, mỏi vai gáy, điều này có thể xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh
- Tình trạng đầu ngón tay bị tê, đau tăng lên kèm theo tình trạng ho, hắt hơi khi thời tiết thay đổi
- Người bệnh có thể đi, đứng, ngồi lâu gây tê tay, tê nhức dọc cánh tay, xuống bàn tay, ngón tay.
- Triệu chứng chấm dứt sau vài ngày không tái phát, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị kéo dài vài tháng.
- Một số trường hợp tê tay kèm theo tình trạng chóng mặt, ù tai, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, khó nuốt, đi đứng không vững…
- Tê mỏi đầu ngón tay, đau bàn tay, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau mỏi vai gáy, cảm thấy khó chịu khi đổi tư thế.
Đầu ngón tay bị đau tê như kim châm là bệnh gì?
Người bị tê đau đầu ngón tay cần phải chủ động theo dõi các biểu hiện, nếu như tình trạng này liên tục kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý phải chẩn đoán sớm. Khi đầu ngón tay bị tê như kim châm có thể là biểu hiện cho biết bạn đang mắc một số bệnh lý sau:
Bệnh tiểu đường
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tê bì tay chân là một triệu chứng khá phổ biến. Khi lượng đường trong máu tăng cao gây tổn thương dây thần kinh liên kết đến các ngón tay, đây là nguyên nhân khiến các ngón tay tê, châm chích. Biến chứng của tiểu đường có thể dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy). Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các chi, đặc biệt là cử động chức năng của bàn tay.
Cần hiểu rằng khi lượng đường tăng cao là dây thần kinh bị tổn thương khó có thể phục hồi lại như ban đầu. Những loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc bôi chỉ có tác dụng giảm tê bì tạm thời. Cách để phòng triệu chứng tốt nhất là người bệnh cần chủ động kiểm soát chỉ số đường huyết để ngăn ngừa các biến chứng thần kinh trở nên nặng hơn.
Hiện tượng tê cóng tay chân
Tê cóng tay chân xảy ra vào mùa đông, hoặc những người thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh. Cơ bản tình trạng này không nguy hiểm, xuất phát từ việc tắc nghẽn lưu thông máu trong các động mạch chính ở bàn tay. Khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp khiến phần da và mô dưới da bị đông cứng lại. Khi nhiệt độ ấm lên, mạch máu hoạt động trở lại bình thường nên triệu chứng có thể tự biến mất mà không cần điều trị.
Tuy nhiên hiện tượng này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với những người có tuần hoàn máu trong cơ thể không hoạt động tốt, khí huyết khó lưu thông tới tứ chi. Đặc biệt là những người bị béo phì, tĩnh mạch bị chèn ép, người ăn uống thiếu chất, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể dẫn đến sự thiếu hụt canxi, vitamin nhóm B,… Nếu người bệnh nhận thấy sự đổi màu sang trắng, xanh của đầu ngón tay cần ngay lập tức đi khám để điều trị kịp thời.
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp ảnh hưởng đến chức năng vận động của các chi và toàn bộ cơ thể. Thoái hóa xảy ra khi cơ thể chịu tác động từ thời gian, hệ thống xương khớp, cột sống của cơ thể con người bắt đầu bị lão hóa và dễ tổn thương. Trong trường hợp xương đốt sống thoái hóa thì sẽ tăng áp lực lên các gốc thần kinh ở cổ gây đau cột sống. Những dây thần kinh nối liền từ đốt sống đến các chi bị chèn ép, từ đó gây ra tình trạng tê đầu ngón tay, tay đau như bị châm chích…
Ngoài ra thoái hóa cột sống gây thoát vị đĩa đệm và tạo áp lực chèn ép tủy sống, đây cũng là nguyên nhân gây tê tay. Thoái hóa cột sống là hậu quả của việc ngồi sai tư thế hoặc thường xuyên gục đầu, cúi người, ngồi nhiều trên 8 tiếng một ngày. Đối tượng trung niên nam và nữ đều có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Trúng gió
Tình trạng nhiễm lạnh hay cơ thể bị trúng gió là nguyên nhân phổ biến khiến đầu ngón tay bị tê đau như kim châm. Những người bị trúng gió ngoài đau đầu, chóng mặt, cơ thể đau mỏi còn có thể xuất hiện kèm theo biểu hiện tê đầu ngón tay, run tay. Trong trường hợp huyết áp và lượng đường trong máu thay đổi thì người bệnh cần phải đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra ngay lập tức.
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương là một trong những nguyên nhân gây đau tê đầu ngón tay như kim chân. Các dấu hiệu nhận biết tổn thương là tình trạng cánh tay bị ngứa ran, tê, đau. Khả năng cầm nắm và vận động tay và bàn tay kém linh hoạt hơn bình thường. Những đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên là những người bị tiểu đường, người bị béo phì và người thường xuyên vận động nặng.
Trong một số trường hợp, tình trạng viêm dây thần kinh ngoại biên còn xuất hiện ở cả bàn chân. Bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn ngứa râm ran ở đầu ngón tay, ngón chân giống như kiến bò. Đặc biệt, khi chạm vào thứ gì đó thì người bệnh có cảm giác vô cùng nhạy cảm.
Hội chứng nội tiết ở phụ nữ mãn kinh
Ở độ tuổi mãn kinh, các chức năng trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Trong đó biểu hiện tê bì đầu ngón tay xảy ra phổ biến. Cơ bản đây có thể là triệu chứng xảy ra do hormone nội tiết, do người bệnh bị thiếu canxi hoặc các vấn đề thoái hóa khớp. Người bệnh cũng nên thăm khám để kiểm tra có phải nguy cơ mắc phải hiện tượng xốp xương không.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh rối loạn tự miễn dịch nên gây đau và sưng ở vùng khớp. Những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là khớp cổ tay, ngón tay. Bắt đầu với cảm giác nóng, ngứa và tê ở đầu ngón tay, sau đó cơn đau nhức và tê mỏi sẽ lan rộng khắp bàn tay.
Triệu chứng của bệnh tương tự như viêm khớp nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ nặng hơn, bệnh gây ra những ảnh hưởng nhiều đến các khớp giữa, khu vực ngón tay cái, gần móng. Một số trường hợp bị nặng thì người bệnh còn sẽ có thể bị mòn xương sụn, cơn đau tiến triển kể cả khi hoạt động ít hay không vận động. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là tình trạng biến dạng khớp vĩnh viễn, viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra tại nhiều vùng khớp trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là khớp đốt ngón tay.
Chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay
Dây thần kinh trụ là hệ thống dây thần kinh tham gia vào hoạt động quản lý chức năng và cảm giác ở bàn tay. Hiện tượng đau đầu ngón tay có thể cho biết dân thần kinh trụ ở khuỷu tay bị chèn ép. Khi hệ thống dây thần kinh này bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị tê bì các đầu ngón tay và nhạy cảm hơn khi cầm nắm đồ vật.
Biến chứng liệt dây thần kinh trụ là nguyên nhân chính gây teo cơ liên cốt ở bàn tay. Người bệnh có thể bị tổn thương dây thần kinh ở một bên cánh tay và gây ra hiện tượng tê đầu ngón tay từ đó. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp và cần được điều trị sớm trước khi nguy cơ biến chứng xảy ra.
Thoái hóa khớp ngón tay
Khớp ngón tay bị thoái hóa được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tê đau các đầu ngón tay. Thông thường triệu chứng này thường xuất hiện ở những người làm việc văn phòng, thường xuyên đánh máy. Khi khớp và đốt ngón tay bị thoái hóa dễ khiến cho sụn khớp bị mài mòn, khi hoạt động nhiều sẽ gây ra sự cọ xát giữa hai đầu xương và tạo ra nhiều cơn đau nhức.
Tê bì tay và đầu ngón tay cũng là biểu hiện của hội chứng thoái hóa khớp sau chấn thương. Thoái hóa khớp làm cho các khớp xương yếu đi, chức năng hoạt động của khớp xương bị suy giảm. Ngoài ra tình trạng thoái hóa khớp sống cổ cũng khiến cho hệ thống mạch máu nuôi dưỡng các cơ khớp bị gián đoạn dẫn đến thoái hóa khớp ngón tay…
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay còn được biết đến dưới những tên gọi khác như hội chứng đường hầm cổ tay hay hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Dây thần kinh giữa là tập hợp hệ thống các dây thần kinh giữa ở cổ tay hỗ trợ cảm giác bên ngoài da của các ngón tay, gan bàn tay ở dưới hai ngón tay. Đồng thời còn giúp ngón tay có thể co duỗi dễ dàng, Triệu chứng thường tăng về ban đêm và buổi sáng.
Ban đầu bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như: ngón tay bị tê đau như kim châm, cử động ngón tay bị cứng. Dấu hiệu nghiêm trọng hơn như bạn cảm thấy rất đau ở bàn tay, ngoài đầu ngón tay. Nếu dây thần kinh liên quan bị tổn thương, bạn có thể cảm thấy bỏng rát và nhức nhối, cánh tay, đầu ngón tay yếu và tê cứng. Những triệu chứng này có thể xảy ra ở cả hai tay, nhưng thường nặng hơn ở bàn tay thuận.
Bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra phổ biến ở độ tuổi 40 – 60 tuổi, khi các nhân nhầy bên trong vỏ bọc đĩa đệm chảy ra. Phần nhân nhầy này chèn lên rễ thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 2 đều cảm thấy tê bì tay. Nguyên nhân là do nhân nhầy tạo áp lực lên hệ thống dây thần kinh chi phối hoạt động bàn tay. Bệnh này nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.
Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud là căn bệnh hiếm gặp, nhưng đây cũng là bệnh lý nguy hiểm có dấu hiệu tê bì đầu ngón tay. Bệnh xảy ra khi các mạch máu ngoại vi đang phản ứng một cách thái quá với thời tiết lạnh nên dẫn đến các hiện tượng co thắt và co mạch. Điều này khiến lượng máu bị luân chuyển tới mũi, tai, chân, ngón tay. Chủ yếu bệnh thường gây ra những ảnh hưởng tại đầu các ngón tay.
Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm, tình trạng ngón tay đau như kim châm, đầu ngón lạnh. Nếu bị stress, gặp lạnh có thể màu da sẽ bị thay đổi thành tím tái và chuyển sang màu đỏ khác biệt. Bệnh có thể tiến triển thành chứng tắc nghẽn rất nguy hiểm, trường hợp nặng hơn thì ngón tay còn có thể bị loét.
Ngoài ra, tình trạng đầu ngón tay bị tê đau như kim châm còn là biểu hiện của một số bệnh khác như: Đau tim, viêm xơ cơ, mụn nước, bệnh ngoài da, loãng xương…
Chẩn đoán và điều trị đầu ngón tay bị tê đau như kim châm
Tê đau đầu ngón tay không phải là bệnh mà là một triệu chứng của bệnh xương khớp, da liễu hoặc tiểu đường. Vì thế để đối phó với tình trạng này, trước tiên người bệnh cần phải xác định đâu là nguyên nhân gây bệnh. Từ điều trị từ nguyên căn bệnh lý mới dứt điểm được triệu chứng xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán
Bác sĩ bắt đầu các bước thăm khám lâm sàng, kết hợp tìm hiểu bệnh sử. Bằng các thao thác chuyên khoa, kiểm tra vật lý để đánh giá chức năng cánh tay, bàn tay và ngón tay của bệnh nhân. Trong khi thăm khám, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ về những phẫu thuật, chỉnh hình chuyên điều trị các vấn đề ở tay trước đó. Đồng thời bác sĩ cũng giúp người bệnh kiểm tra chức năng hệ thần kinh..
Sau thăm khám lâm sàng, tùy thuộc tình hình mà bệnh nhân sẽ được chỉ định là một số xét nghiệm. Phương pháp xét nghiệm quen thuộc giúp chẩn đoán tê đầu ngón tay là chụp MRI. Bằng kỹ thuật này, bác sĩ có thể nhìn thấy xương trượt ra khỏi các vị trí cổ, vai, cánh tay, cổ tay và ngón tay. Bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh lý từ hình ảnh xương trượt ra khỏi vị trí và chèn ép lên dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh bàn tay…
Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia đình bị viêm khớp, hoặc mắc bệnh tự miễn. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các tình trạng gây tê đầu ngón tay do viêm khớp dạng thấp hoặc thiếu vitamin B-12.
Phương pháp điều trị
Để điều trị chứng đầu ngón tay bị đau tê như kim châm, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp với từng bệnh. Ban đầu bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc không kê đơn (OTC) để giảm viêm, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen).
Để cố định cấu trúc khớp xương và điều trị chức năng vận động khớp ngón tay, bệnh nhân cũng có thể đeo nẹp để giữ khuỷu tay hoặc cổ tay ở vị trí tốt để dây thần kinh ít bị nén hơn. Chỉ có những trường hợp bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay và chấn thương trong xương khớp nghiêm trọng, bác sĩ mới chỉ định thực hiện điều trị xâm lấn, kết hợp tiêm steroid để giảm viêm.
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc. Đồng thời phương pháp này cũng giúp làm giảm tổn thương thần kinh, loại bỏ hoặc giảm xương đang đè lên dây thần kinh. Phẫu thuật điều trị tê bì tay thường là phẫu thuật điều trị ống cổ tay và phẫu thuật chuyển dây thần kinh trụ ra trước.
Giải pháp khắc phục từ Đông y
So với các giải pháp từ Tây y, nhiều người bệnh mong muốn tìm tới phương pháp chữa trị từ Đông y nhằm đảm bảo tính hiệu quả mà vẫn an toàn, lành tính và cho kết quả bền vững. Hiện nay, Trung tâm Đông phương y pháp là đơn vị đầu tiên và duy nhất ứng dụng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trên cả nước như: châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ, thủy châm….Với cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp cùng chất lượng tối ưu, đơn vị đã vượt qua các đợt kiểm định gắt gao và được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y Tế. Do với các đơn vị khác cùng lĩnh vực, Trung tâm Đông phương y pháp sở hữu những ưu điểm vượt tội như:
Đội ngũ y bác sĩ là những “cây đa, cây đề” trong lĩnh vực YHCT trực tiếp điều trị
Tham gia vào công tác thăm khám, điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm Đông phương y pháp có sự góp mặt của đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực YHCT. Các bác sĩ tại Trung tâm Đông phương y pháp được đánh giá là những “cây đa, cây đề” của nền y học cổ truyền nước nhà. Đồng thời cũng là những đôi bàn tay vàng trong châm cứu, cấy chỉ và bấm huyệt. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác tại các Bệnh viện YHCT TW, Bệnh viện Châm cứu TW, các bác sĩ của Trung tâm đã thực hiện tư vấn và điều trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh mãn tính, nan y trên toàn quốc.
Dưới đây là những bác sĩ ngày đêm không ngừng cống hiến cho sự nghiệp chữa bệnh cứu người tại Trung tâm Đông phương y pháp:
- Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT TW – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược cổ truyền dân tộc
- Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TW – Giám đốc chuyên môn TT Thuốc dân tộc.
- Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn – Bệnh viện YHCT TW – Phó Giám đốc chuyên môn TT Thuốc dân tộc.
- Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Doãn Hồng Phương – Nguyên Phó khoa Châm cứu – Bệnh viện Châm cứu Trung ương…
- Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Vi Văn Thái – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
- Bác sĩ Ck I Nguyễn Thị Phương Mai – Nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện GTVT TP.HCM
Chia sẻ về các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh đầu ngón tay tê bì cũng như nhiều bệnh lý về thần kinh, cơ xương khớp khác, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Doãn Hồng Phương chia sẻ: “Tại Trung tâm, các phương pháp bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ, thủy châm được áp dụng từ cơ sở biện chứng biện luận trong Đông y, kết hợp cùng những nghiên cứu từ Y học hiện đại. Tiêu biểu chính là ứng dụng đề tài nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh.
Các liệu pháp này đã được ghi nhận về tính hiệu quả cao, hạn chế đau đớn và đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho bệnh nhân. Ngoài ra, phạm vi điều trị cũng tương đối rộng, chi phí rẻ và tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức cho người bệnh khi điều trị. Do đó, người ta gọi các phương pháp này là phương pháp chữa bệnh của thế kỷ mới, được đông đảo các bệnh nhân ưa chuộng hiện nay.”
Quy trình các bước thăm khám khoa học, hiệu quả
Khi điều trị tại Trung tâm Đông phương y pháp, người bệnh được trải nghiệm các dịch vụ thực hiện theo đúng quy trình thăm khám đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Dưới đây là quy trình 5 bước trong tư vấn và điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm:
Bước 1: Các bác sĩ khám và xác định tình trạng của bệnh nhân.
Bước 2: Bác sĩ tư vấn phác đồ trị liệu phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân. Có thể sử dụng một hoặc kết hợp một vài liệu pháp trong điều trị.
Bước 3: Thực hiện thủ thuật theo phác đồ điều trị đảm bảo đúng kỹ thuật.
Bước 4: Theo dõi phản ứng cơ thể của bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật
Bước 5. Tư vấn sau điều trị và hẹn lịch tái khám.
Với đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành kết hợp cùng đội ngũ KTV được đào tạo bài bản, áp dụng quy trình thăm khám khoa học, các liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Trung tâm Đông phương y pháp đã chứng minh được tính hiệu quả trong trị liệu các bệnh lý nan y, mãn tính. Tiêu biểu có thể kể đến như: các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về thần kinh, bệnh về cơ xương khớp,…
Hàng ngàn bệnh nhân đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tại Trung tâm Đông phương y pháp
Trước tính hiệu quả cao, chất lượng và uy tín đứng đầu trên cả nước trong điều trị bệnh không dùng thuốc, Trung tâm Đông phương y pháp đã trở thành sự lựa chọn tin cậy số 1 của nhiều bệnh nhân. Trong đó có cả các bệnh nhân là người nổi tiếng, quen thuộc với khán giả xem truyền hình như: NSƯT Trần Hạnh, NSƯT Hương Dung…
Chia sẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm các dịch vụ chữa bệnh không dùng thuốc tại Trung tâm, NSƯTTrần Hạnh cho biết: “Tôi cảm thấy rất thoải mái sau mỗi đợt trị liệu, nhờ có sự chăm sóc tận tình từ các y bác sĩ và các bạn KTV tại Trung tâm mà bệnh đau nhức xương khớp của tôi thuyên giảm hẳn đấy. Tôi rất cảm ơn Trung tâm và các bác sĩ, mọi người không chỉ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững mà còn rất nhiệt tình với bệnh nhân.”
Ngoài ra đối với những người bị tê tay do sinh lý, làm việc quá sức thì không cần điều trị. Một trong những cách tốt nhất giúp làm giảm tê mỏi các ngón tay là nghỉ ngơi. Song song đó bạn cũng có thể kết hợp các bài tập sau nhằm cải thiện tuần hoàn máu:
- Bước 1: Massage vòng trong lên mu bàn tay theo chiều kim đồng hồ, mỗi bên bạn nên thực hiện 10 lần.
- Bước 2: Đan xem các ngón tay của hai bàn tay vào nhau để bàn tay ôm sát lấy mu bàn tay còn lại, vuốt theo chiều thẳng lên 10 lần.
- Bước 3: Sử dụng đầu ngón tay cái miết dọc theo mu bàn tay và các ngón tay, thao tác tương tự mỗi bên 10 lần.
- Bước 3: Dùng đầu ngón tay cái và ngón trỏ kẹp lại lên da tương tự nhu khi bạn véo, tiếp tục thực hiện 10 lần.
- Bước 5: Cuối cùng bạn thực hiện động tác xoay tròn cổ tay rồi duỗi thẳng các ngón tay 10 lần cuối cùng và kết thúc bài tập.
Đồng thời bạn cũng có thể tập các động tác này trong cả ngày để giảm sự căng giãn quá mức trong cơ bắp. Bằng cách thực hiện các động tác trên sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và giảm cảm giác tê mỏi.
Cách phòng tránh tình trạng đầu ngón tay bị đau tê như kim châm
Bạn có thể hạn chế hiện tượng tê mỏi đầu ngón tay bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày. Ngoài ra do các dây thần kinh cơ bàn tay chịu sự chi phối từ đốt sống cổ, cột sống, vì thế cũng cần phòng tránh bệnh tại những vùng này. Người bệnh xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh như sau:
- Khi làm việc với máy tính, bạn nên điều chỉ tư thế ngồi để cổ tay dễ chịu nhất, tránh để cổ tay bị căng thẳng.
- Không nên làm việc quá sức, đặc biệt là các hoạt động đánh máy liên tục.
- Bạn nên đi lại để cơ thể được vận động sau 1-2 tiếng làm việc, ngồi đúng tư thế thẳng lưng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nếu làm văn phòng bạn nên ưu tiên bài tập cho cột sống cổ và tay.
- Trong lúc ngủ bạn nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ vì đây là bộ phận chứa nhiều dây thần kinh.
- Nếu bị đau hoặc tê bì tay, bệnh nhân cần tránh hoạt động nặng liên quan đến tay.
- Uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là canxi và các sinh tố, khoáng chất.
- Thăm khám và kiểm tra chức năng xương khớp định kỳ.
Nhìn chung dấu hiệu đầu ngón tay đau tê như kim châm cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần phác giác và can thiệp sớm, tránh tình trạng bệnh âm thầm tiến triển đến giai đoạn nặng khiến việc điều trị khó khăn hơn. Khi nhận thấy các dấu hiệu tê mỏi, châm chích đầu ngón tay thì bạn hãy chủ động liên lạc với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm nhất.