Điều trị loãng xương bằng đông y nhờ món ăn, bài thuốc quý

Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 45 – 65 tuổi. Đây là hiện tượng mật độ xương ngày càng suy giảm, xương trở nên mỏng và dễ gãy, gia tăng nguy cơ gãy xương dẫn đến đau nhức mạn tính, biến dạng cột sống,… Điều trị loãng xương bằng Đông y là phương phát rất hiệu quả, an toàn, không để lại tác dụng phụ nên được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị suy giảm, xương giòn, dễ bị gãy
Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị suy giảm, xương giòn, dễ bị gãy

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh loãng xương trong Đông y

Trong Đông y, bệnh loãng xương thuộc chứng hư lão, với những nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Ngũ lao do tâm lao, tỳ lai, phế lao, can lao và thận lao.
  • Lực cực do khí cực, huyết cực, cơ nhục cực, cân cực, tinh cực, cốt cực.
  • Thất thương là tỳ, can, thận, phê, tâm, hình thể và ý chí bị tổn thương.

Tùy thuộc vào nguyên căn gây ra bệnh, loãng xương được chia thành nhiều thể khác nhau, thầy thuốc sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các biểu hiện sau:

  • Thể tỳ thận dương hư: Lưng và thắt lưng đau, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, chân tay lạnh, ăn kém, phân lỏng, xanh xao, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Nhược, Trì.
  • Can thận âm hư: Lưng và thắt lưng đau, chân và gối mỏi, yếu, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, mặt trắng nhạt những về chiều cảm thấy nóng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Huyền Sác.
  • Thê âm dương câu hư: Lưng và thắt lưng đau mỏi, tê, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, nóng bừng, lạnh nữa người bên dưới, chóng mặt, ù tai, tiểu đêm, giảm tình dục, ăn ít, phân lỏng, lưỡi đỏ, bệu, rêu lưỡi nhạt, mạch bộ thốn Hư, mạch bộ quan bên phải Nhu, bộ quan bên trái Huyền bộ xích Trầm hoặc Tế Phù.
  • Khí trệ huyết ứ: Toàn cơ thể đau, đau nhiều ở một số chỗ, da mạt sạm tối, mặt có vết nhăn, có mụn cơm hoặc các tia máu ứ, lưỡi đỏ, môi đỏ, lưỡi có vết ứ máu, mạch Huyền Sáp.

Các bài thuốc Đông y điều trị loãng xương 

Các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên, có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ khoáng chất trong quá trình mất xương, giúp điều trị và phòng tránh bệnh rất hiệu quả.

Thông qua các triệu chứng lâm sàn, lương y sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán thể bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc thường được sử dụng để điều trị các thể bệnh loãng xương tương ứng:

Điều trị loãng xương bằng Đông y là phương pháp an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ
Điều trị loãng xương bằng Đông y là phương pháp an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ

1. Bài thuốc điều trị loãng xương thể tỳ thận dương hư

Điều trị: Kiện tỳ, ích khí, bổ Thận, tráng dương, mạnh gân xương

Nguyên liệu: 

  • 30g Thục địa
  • 15g Kỉ tử
  • 12g Sơn thù
  • 12g Hoài sơn
  • 9g Phụ tử
  • 9g Đỗ trọng
  • 9g Cốt toái bổ
  • 9g Bạch truật
  • 6g Nhân sâm
  • 6g Nhục quế
  • 6g Trích thảo

Cách thực hiện:

  • Mỗi một thang thuốc sắc thành 3 chén
  • Uống trong 3 lần, trước bữa ăn 30 phút
  • Sử dụng bài thuốc trên mỗi ngày một thang

2. Bài thuốc điều trị loãng xương thể can thận âm hư

Điều trị: Bổ Thận, dưỡng Can, lành mạnh xương khớp và lưng

Nguyên liệu: 

  • 10g Hoài sơn
  • 10g Bạch linh
  • 10g Đan bì
  • 12g Trạch tả
  • 12g Thục địa
  • 12g Sơn thù
  • 12g Quy bản
  • 12g Đương quy
  • 10g Đỗ trọng
  • 12g Cam thảo
  • 12g Khởi tử
  • 10g Đại táo
  • 16 Hắc táo nhân
  • 10g Viễn chí

Cách thực hiện:

  • Mỗi một thang thuốc sắc thành 3 chén
  • Uống trong 3 lần, trước bữa ăn 30 phút
  • Sử dụng bài thuốc trên mỗi ngày một thang
Các bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị và nâng cao sức khỏe người bệnh
Các bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị và nâng cao sức khỏe người bệnh

3. Bài thuốc điều trị loãng xương thể âm dương câu hư

Điều trị: Bổ thận âm, ôn thận dương sinh cốt tủy

  • 15g Thục địa
  • 15g Sinh địa
  • 12g Ngưu tất
  • 12g Cốt toái bổ
  • 9g Quy đầu
  • 9g Bạch thược
  • 9g Tri mẫu
  • 9g Hoàng bá
  • 9g Đỗ trọng
  • 9g Phục linh
  • 6g Tiểu hồi
  • 6g Trần bì
  • 6g Nhân sâm
  • 6g Trích thảo

Cách thực hiện:

  • Mỗi một thang thuốc sắc thành 3 chén
  • Uống trong 3 lần, trước bữa ăn 30 phút
  • Sử dụng bài thuốc trên mỗi ngày một thang

4. Bài thuốc điều trị loãng xương thể khí trệ huyết ứ

Điều trị: Hoạt huyết, thông kinh lạc, chỉ thống

Nguyên liệu: 

  • 9g Đào nhân
  • 9g Hồng hoa
  • 9g Quy đầu
  • 9g Ngưu tất
  • 9g Xuyên khung
  • 9g Cam thảo
  • 9g Mộc dược
  • 9g Ngũ linh chi
  • 6g Địa linh
  • 3g Tần giao
  • 3g Khương hoạt
  • 3g Hương phụ
  • 9g Cốt toái bổ
  • 9g Tục đoạn
  • 9g Quy bản

Cách thực hiện:

  • Mỗi một thang thuốc sắc thành 3 chén
  • Uống trong 3 lần, trước bữa ăn 30 phút
  • Sử dụng bài thuốc trên mỗi ngày một thang

Các món ăn điều trị bệnh loãng xương

Ngoài việc sử dụng thuốc uống để điều trị loãng xương, người bệnh cũng có thể sử dụng các vị thuốc trong Đông y để chế biến thành các món ăn, có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả.

Cháo chim sẻ kỷ tử điều trị loãng xương

Công dụng: Bồi bổ thận, ôn dương, ích tình, làm mạnh gân xương

Nguyên liệu:

  • 5 con chim sẻ
  • 20g Kỷ tử
  • 15g đại táo
  • 60g gạo tẻ

Cách thực hiện: 

  • Chim sẻ làm thịt, bỏ lông, chân và phủ tạng
  • Đem chim đã làm sạch hầm với kỷ tử và gạo tẻ thành cháo
  • Nêm thêm gia vị cho vừa ăn
  • Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
Cháo chim sẽ kỷ tử có tác dụng bồi bổ thận, ôn dương và tăng cường sức mạnh gân cốt
Cháo chim sẽ kỷ tử có tác dụng bồi bổ thận, ôn dương và tăng cường sức mạnh gân cốt

Canh xương sống chó thuốc điều trị loãng xương

Công dụng: Bổ thận ôn dương, ích khí dưỡng huyết, cường gân tráng cốt

Nguyên liệu:

  • 200g xương sống cho
  • 10g Đẳng sâm
  • 10g Thỏ ty tử
  • 10g Thục đia

Các thực hiện:

  • Xương chó rửa sạch, chặt nhỏ
  • Cho các vị thuốc vào túi vải, buộc kín miệng
  • Tất cả cho vào nồi hầm nhừ
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
  • Sử dụng để làm canh ăn hàng ngày

Món ăn bổ thận dưỡng can, cường gân tráng cốt

Nguyên liệu: 

  • 500g đậu đen
  • 10g Sơn thù
  • 10g Bạch linh
  • 10g Quy đầu
  • 10g Tang thầm
  • 10g Thục địa
  • 10g Phá chỉ cố
  • 10g Thỏ ty tử
  • 10g Hạn liên thảo
  • 10g Ngũ vị
  • 10g Kỷ tử
  • 10g Địa cố bì
  • 10g Vừng đen
  • 10g Muối ăn

Cách thực hiện:

  • Đậu đen rửa sạch, ngâm với nước ấm trong 30 phút
  • Đem sắc tất cả các vị thuốc khác 4 lần, mỗi lần chừng 30 phút
  • Trộn 4 loại nước sắc với nhau, cho đậu đen và muối vào sắc kỹ bằng lửa nhỏ cho đến khi cạn
  • Lấy đậu đen ra sấy khô, đựng vào lọ kín để dùng dần
  • Mỗi ngày ăn  20 – 30g

Các phương pháp khác để điều trị bệnh loãng xương

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, món ăn điều trị bênh loãng xương, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… theo chỉ dẫn của bác sĩ để tăng cường hiệu quả điều trị.

  • Châm cứu: Lương y sẽ tiến hành châm cứu tại các huyệt quan nguyên, Thái khuê, Thái xung, Túc tam lý và Mệnh môn.
  • Bấm huyệt: Sử dụng lực nhón tay và bàn tay để tác động lên vùng giáp tích hai bên đốt sống, tỳ du.
  • Luyện khí công: Giúp tăng cường trao đổi không khí, tác động đến quá trình tái tạo, giảm phân hủy xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thoái hóa xương khớp hiệu quả.
Sử dụng thuốc Đông y kết hợp luyện tập hợp lý giúp nâng cao hiệu quả điều trị
Sử dụng thuốc Đông y kết hợp luyện tập hợp lý giúp nâng cao hiệu quả điều trị loãng xương

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, người bệnh nên thực hiện ở những thầy thuốc có chuyên môn và tay nghề cao, đặc biệt là phương pháp châm cứu. Sử dụng thuốc uống theo hướng dẫn của chuyên gia Đông y, không được tự ý chẩn đoán, điều trị sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.

Trên đây là phương pháp điều trị bệnh loãng xương bằng Đông y được nhiều người sử dụng do độ an toàn, hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, phối hợp luyện tập thể dục thể thao, khí công, xoa bóp,… để có thể phát huy tối đa hiệu quả điều trị.