Đo loãng xương khi nào cần làm? Chi phí và thông tin cần biết
Đo loãng xương là một trong những tiểu chuẩn chẩn đoán loãng xương giúp kiểm tra và phát hiện mật độ khoáng xương trong cơ thể. Từ đó, dựa vào kết quả sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có bị loãng xương hay không. Đồng thời, cách làm này còn giúp xác định tỷ lệ thành công khi thực hiện điều trị bệnh loãng xương.
Theo các chuyên gia, loãng xương (Osteoporosis) là một trong những rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây ảnh hưởng xấu đến sức mạnh của xương khớp. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do các yếu tố sau:
- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ: Trẻ em có chế độ ăn thiếu protein hay canxi hoặc thiếu vitamin D, còi xương hoặc suy dinh dưỡng,… thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao khi bước vào độ tuổi trưởng thành
- Di truyền: Nếu gia đình có bố mẹ mắc bệnh loãng xương thì khả năng con sinh ra mắc phải căn bệnh này khá cao
- Người lười vận động: Ít tham gia hoạt động thể chất hoặc bất động do tính chất công việc, bệnh tật chính là nguyên nhân gây loãng xương
- Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc caffein: Các chất này làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở xương dẫn đến loãng xương, đồng thời làm tăng nguy cơ gãy xương
- Sử dụng thuốc dài hạn: Một số loại thuốc sử dụng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo xương như thuốc đái tháo đường, thuốc chống động kinh, thuốc kháng viêm corticoseteroid, thuốc chống đông và một số loại thuốc khác.
- Mắc một số bệnh lý: Bệnh cường tuyến cận giáp, bệnh nội tiết, thiểu năng tuyến sinh dục ở cả nam và nữ,… sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi và tạo xương. Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp hoặc mắc các bệnh khớp mạn tính cũng là yếu tố gây loãng xương
Loãng xương thường tiến triển chậm và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nên rất khó để chẩn đoán. Và bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm không chỉ làm tăng nguy cơ gãy xương ở người bệnh mà còn gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Do đó, để chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị, bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra xem bản thân có mắc bệnh loãng xương hay không thông qua biện pháp đo xương. Trong trường hợp đã mắc bệnh, người bệnh cần đo xương định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh, từ đó có biến pháp khắc phục phù hợp.
Đo loãng xương là gì?
Đo loãng xương là một tập hợp các xét nghiệm cần thiết có tác dụng kiểm tra mật độ khoáng xương, giúp phát hiện bạn có bị loãng xương hay không. Biện pháp này giúp xác định mức độ giảm mật độ xương, đồng thời xác định nguy cơ gãy xương. Từ đó, giúp theo dõi và điều trị bệnh loãng xương.
Khi nào cần đo loãng xương?
Đo loãng xương giúp phát hiện bản thân có bị mắc bệnh loãng xương hay không, từ đó có hướng chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên người bệnh không nên lạm dụng, chỉ nên đo loãng xương khi thật sự cần thiết. Tốt nhất nên thực hiện kiểm tra mật độ xương ở những đối tượng nghi bị loãng xương hoặc có nguy cơ cao bị loãng xương. Bởi khi đo đó mật độ xương mới phát huy tác dụng giúp chẩn đoán bệnh.
Các biện pháp đo loãng xương
Để đo loãng xương, bác sĩ thường dùng các xét nghiệm và thủ thuật sau:
- Đo hấp thụ năng lượng tia X kép (DXA): Xét nghiệm này thường thực hiện ở vị trí ngón tay, cẳng tay và gót chân
- Đo hấp thụ tia X năng lượng đơn (SXA ): Thực hiện ở cổ tay và gót chân
- Đo hấp thụ Photon kép (DPA): Đo toàn bộ cơ thể và ở bộ phận hông, cột sống
- Chụp cắt lớp vi tính định lượng (QCT): Vị trí chụp kiểm tra là cẳng tay
- Siêu âm định lượng (QUS): Bộ phận cần kiểm tra là xương ngón tay và gót chân
Trong các thủ thuật và xét nghiệm đo loãng xương nêu trên, đo hấp thụ năng lượng tia X kép là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất. Các tia X giúp đo lượng khoáng chất và canxi trong một phần xương. Nếu hàm lượng khoáng chất và canxi nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là xương hoàn toàn khỏe mạnh và khả năng gãy là rất thấp. Ngược lại, nếu hàm lượng canxi và khoáng chất thấp, khả năng mắc bệnh loãng xương và nguy cơ gãy xương là khá cao.
Tùy thuộc vào mật độ xương ở mỗi bộ phận trên cơ thể thường khác nhau nên bác sĩ có thể yêu cầu đo khoáng xương bằng nhiều biện pháp để có kết quả chính xác nhất.
Cách đọc kết quả đo loãng xương
Sau khi có kết quả kiểm tra mật độ xương, bệnh nhân sẽ được nhận 2 điểm. Cụ thể như:
Điểm T
Điểm T giúp so sánh mật độ xương của bạn với người trưởng thành, khỏe mạnh. Điểm số của điểm T cho biết mật độ khoáng xương của bạn là ở mức trung bình, dưới trung bình hoặc đang ở mức độ loãng xương.
Ý nghĩa của điểm T như:
- – 1 đến + 1: Mật độ xương bình thường
- -1 đến – 2,5: Mật độ xương thấp và có thể dẫn đến chứng loãng xương
- – 2,5 trở xuống: Người bệnh bị loãng xương
Điểm Z
Điểm này cho phép so sánh khối lượng xương của bạn so với những người khác có độ tuổi, giới tính và chiều cao như bạn. Nếu điểm Z dưới -2,0 có nghĩa là bạn có khối lượng xương ít hơn so với người cùng tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do yếu tố bên ngoài chứ không phải lão hóa.
Trước khi đo loãng xương người bệnh cần lưu ý điều gì?
Trước khi bắt đầu đo loãng xương, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau đây để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán:
- Không uống bổ sung canxi trong vòng 24 giờ trước khi đo kiểm tra xương
- Không nên mặc quần áo có khóa kéo kim loại hoặc nút
- Nếu người bệnh đã tiêm Barium hoặc thuốc cản quang để chụp CT hoặc MRI, bệnh nhân hãy đợi 7 ngày sau tiêm rồi hãy đến trung tâm đo loãng xương. Bởi thuốc cản quang có thể gây can thiệp vào kiểm tra mật độ xương dẫn đến sai lệch kết quả chẩn đoán
Ai là người nên đo loãng xương?
Bất cứ ai cũng có thể tiến hành kiểm tra mật độ xương trong cơ thể. Thông thường, đo loãng xương thường phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi nhưng đàn ông cũng có thể áp dụng, đặc biệt là khi tuổi càng cao.
Quỹ Loãng xương Quốc gia của Mỹ (National Osteoporosis Fuondation) khuyến cáo những đối tượng sau nên làm thủ tục đo loãng xương:
- Phụ nữ trên 65 tuổi
- Phụ nữ mãn kinh từ 50 tuổi trở lên
- Phụ nữ mãn kinh và có nguy cơ gãy xương cao
- Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh có độ tuổi dưới 65 và có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao
- Đàn ông từ 50 tuổi trở lên
- Người bị gãy xương sau 50 tuổi
- Người bị đau lưng nhưng không rõ nguyên nhân
- Kinh nguyệt không đều hoặc đã ngưng mặc dù bạn không thuộc đối tượng mang thai hay mãn kinh
- Người có nồng độ hormone nội sinh trong cơ thể giảm
- Bệnh nhân được cấy ghép nội tạng
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia
- Người có cân nặng thấp hơn 56kg
- Đàn ông từ 50 – 69 tuổi bị suy thận hoặc tăng glucocorticoid
Bao lâu nên đi đo loãng xương?
Nếu người bệnh đang dùng thuốc điều trị loãng xương nên tiến hành kiểm tra mật động khoáng xương sau 1 – 2 năm. Trong trường hợp không bị bệnh, người bệnh vẫn có thể kiểm tra mật độ xương sau 2 năm. Đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh cần kiểm tra mật độ khoáng xương định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Lưu ý, khi đo lại, bệnh nhân cần đo cùng một máy và trên cùng mộ vị trí.
Đo loãng xương ở bệnh viện nào?
Một số bệnh viện, phòng khám đo loãng xương ở TPHCM:
- Bệnh viện nhân dân Gia Định
- Bệnh viện nhân dân 115
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin
- BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
- Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin
Bệnh viện, phòng khám đo loãng xương ở Hà Nội:
- Bệnh viện Việt Đức
- Bệnh viện Trí Đức
- Bệnh viện Đông Đô
- Bệnh Viện Thu Cúc
- Phòng khám Vietlife
⇒ Tìm hiểu thêm: Khám – Kiểm tra loãng xương ở đâu, bệnh viện nào?
Đo loãng xương giá bao nhiêu?
Đo loãng xương có giá từ 200.000 – 450.000 VNĐ. Mức phí này dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Bệnh viện, cơ sở thực hiện đo loãng xương
- Vị trí đo, bao gồm 1 hoặc nhiều vị trí
- Biện pháp đo mật độ xương
- Bảo hiểm Y tế kèm theo
Do đó, để biết chính xác mức phí cần chi trả, bệnh nhân vui lòng liên hệ đến cơ sở y tế mà bản thân muốn tiến hành đo kiểm tra mật độ xương để tham khảo.
Đo loãng xương là một trong những cách phổ biến hiện nay giúp chẩn đoán bệnh loãng xương. Tuy nhiên, không phải ai và cũng không phải lúc nào cũng có thể tiến hành đo mật độ xương. Bởi song song với lợi ích, biện pháp này cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu thực hiện thường xuyên. Do đó, bệnh nhân chỉ nên đo loãng xương khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.