Các dấu hiệu gai cột sống thường gặp dễ dàng nhận biết
Gai cột sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu gai cột sống thường gặp là đau trên đốt sống lưng, cổ, tê bì chân tay, mất thăng bằng, mất khả năng kiểm soát đi đại tiện hoặc tiểu tiện,…
Các dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống
Gai cột sống là hiện tượng cột sống xuất hiện mẩu gai xương, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức. Cơ chế gây ra bệnh gai cột sống là do các đĩa đệm giữa hai đốt sống bị thoái hóa, dẫn đến mềm, xẹp. Hai đốt sống sẽ liên tục cọ xát vào nhau dẫn đến xương bị kích thích. Canxi tập trung về khu vực hai đốt sống và hình thành nên gai xương.
Gai xương trên cột sống thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng,… Các gai xương này sẽ chèn ép các dây thần kinh, gây ra hiện tượng đau buốt. Về lâu về dài, gai cột sống sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như tê bì chân tay, hạn chế cử động, bại liệt,…
Các dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống là:
- Những biểu hiện ban đầu thường là cứng, mỏi cột sống lưng, cổ.
- Về sau, triệu chứng đau buốt ở cột sống cổ hoặc thắt lưng biểu hiện khá rõ rệt.
- Đau khi vận động: Khi bệnh nhân đi lại, đứng lên,… vùng cột sống sẽ đau buốt. Cơn đau sẽ giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Đau buốt lan ra các chi: Đau ở hai tay, hai chân.
- Cơ bắp ở chân, tay yếu dần đi.
- Tê bì ở các chi.
- Các chi bị mất cảm giác.
- Không thể kiểm soát đường tiểu tiện, đường đại tiện.
- Không giữ được thăng bằng khi vận động;
- Khó thở;
- Tiết nhiều mồ hôi;
- Tụt huyết áp.
- Cơ thể mệt mỏi;
- Sụt cân rõ rệt.
Trên đây là những dấu hiệu thường gặp ở người bệnh gai cột sống. Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị bệnh.
Các phương pháp chữa trị bệnh gai cột sống
Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh gai cột sống hoàn toàn có thể điều trị được, giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhức, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Sau đây là một số cách điều trị gai cột sống:
1. Dùng thuốc Tây
Bệnh nhân gai cột sống cần phải có sự chỉ định dùng thuốc của bác sĩ trước khi dùng. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Một số loại thuốc thông dụng giúp giảm đau, kháng viêm đó là: Diclofenac, Ibuprofen, Paracetamol,…
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể được chỉ định dùng thêm một số loại viên uống vitamin B như vitamin B6, vitamin B1, vitamin B2,…
Bên cạnh thuốc uống, người bệnh gai cột sống còn có thể điều trị những cơn đau nhức bằng thuốc bôi, giúp giảm đau hiệu quả.
Khi dùng thuốc Tây để trị gai cột sống, bệnh nhân cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên dùng thuốc quá liều hoặc thường xuyên bỏ liều.
2. Áp dụng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những biện pháp giúp người bệnh gai cột sống có thể cải thiện được triệu chứng đau nhức do gai cột sống gây ra, ngăn chặn được những biến chứng của bệnh.
Người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn một số bài tập kéo giãn cột sống, làm thông các dây thần kinh,…
Tập luyện vật lý trị liệu là một phương pháp khá an toàn. Những bài tập này giúp người bệnh giảm đau, chung sống hòa bình với bệnh.
3. Dùng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh dùng thuốc Tây, bệnh gai cột sống còn có thể được điều trị bằng các bài thuốc nam. Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp giảm đau xương khớp, đả thông kinh mạch,… Tác dụng của các bài thuốc Nam, thuốc Đông y thường đến chậm. Do đó, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc để chữa bệnh.
Hiện nay, kết hợp y học cổ truyền với thuốc Tây đang là xu hướng được nhiều bác sĩ áp dụng. Dùng thuốc Tây với các bài thuốc Nam sẽ giúp cho bệnh nhân mau chóng đẩy lùi cơn đau, hồi phục hồi chức năng của cột sốt.
Lưu ý, trước khi áp dụng các bài thuốc Nam trị gai cột sống, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ. Khi dùng thuốc Nam, người bệnh cần tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền, cần ngưng sử dụng nếu thấy xuất hiện dị ứng.
4. Tự chăm sóc tại nhà
Nếu bệnh gai cột sống chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định tự điều trị tại nhà.
Bệnh nhân cần tập luyện thể dục, yoga thường xuyên để giúp xương cốt dẻo dai, cải thiện các triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể tắm suối nước nóng, chườm nóng,… để cải thiện cơn đau do gai cột sống gây ra.
Bệnh nhân nên có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, ngủ đúng tư thế. Về dinh dưỡng, người bệnh cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin C, vitamin D, vitamin B, các loại thực phẩm giàu collagen, protein,… Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ để kiểm soát cân nặng.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên mang vác vật nặng, dễ khiến cho xương khớp bị tổn thương. Tránh xa thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…
5. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng, chỉ dành cho những trường hợp bệnh nặng. Nếu các gai xương chèn ép các dây thần kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, dễ gây các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ gai xương.
Khi sau thực hiện phẫu thuật, các gai xương vẫn có thể xuất hiện trở lại ở vị trí cũ. Điều này có nghĩa gai cột sống không thể điều trị dứt điểm. Do đó, cách tốt nhất là là người bệnh thay đổi lối sống, sống lành mạnh hơn, điều ấy giúp cho bệnh không biến chuyển nặng.
Lưu ý, sau khi phẫu thuật cắt bỏ gai xương, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để theo dõi định kỳ. Nếu gai xương xuất hiện trở lại, các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp để giải quyết, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hơn.
Phòng tránh bệnh gai cột sống ra sao?
Bệnh gai cột sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoái hóa do tuổi tác, lao động nặng, ngồi hoặc nằm sai tư thế, chấn thương cột sống, lối sống không lành mạnh,… Do đó, để phòng tránh gai cột sống và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, chúng ta cần thực hành một lối sống lành mạnh, cụ thể như sau:
- Kiểm soát cân nặng, không để cơ thể bị béo phì.
- Ăn uống đầy đủ các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, thức ăn chiên nướng, thức ăn nhiều dầu mỡ,….
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá, cà phê và các loại chất kích thích khác.
- Duy trì luyện tập thể dục, yoga, thể thao hàng ngày. Điều này giúp cho xương khớp khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, chúng ta không nên chơi thể thao, tập luyện quá sức, sai cách. Điều này dễ làm cho cột sống và xương khớp dễ bị tổn thương.
- Hạn chế lao động nặng. Khuân vác đúng cách để giúp vùng cột sống không bị tổn thương.
- Cẩn thận trong đi lại, không nên để tai nạn, chấn thương xương khớp nói chung và vùng cột sống nói riêng.
- Đi đứng, ngồi và nằm ngủ đúng tư thế.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Tránh căng thẳng, lo lắng.
- Không nên thức khuyên. Ngủ đủ giấc, phân bố thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Khi vùng lưng và cổ xuất hiện triệu chứng đau nhức bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị ngay.
Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra những chẩn đoán, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.