Đau nhói dưới bả vai phải và những bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm
Đau vùng vai phải có thể do các tác động bên ngoài, tư thế ngồi, tư thế nằm không phù hợp có thể điều chỉnh nhanh chóng. Thế nhưng đau nhói dưới bả vai phải lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan xem thường.
Đau nhói dưới bả vai bên phải là bệnh gì?
Đau nhói dưới bả vai phải là tình trạng xuất hiện đột ngột, có thể xuất hiện do các bệnh lý về cột sống, dây thần kinh hoặc nội tạng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc và khả năng hạn chế của người bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra hiện tượng đau nhói bả vai phải.
Bệnh loãng xương
Một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra tình trạng đau nhói dưới bả vai phải ở nhiều người là bệnh loãng xương. Loãng xương là bệnh thường xuất hiện khi mật độ canxi trong xương giảm sút gây ra hiện tượng xương xốp, giòn, dễ tổn thương.
Bệnh thường gây ra các cơn đau âm ỉ, đau như có kim đâm hoặc đôi khi đau nhói vùng bả vai, sống lưng. Ngoài ra, một số trường hợp khiến người bệnh bị đau ở phần thắt lưng cột sống, đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn. Tình trạng đau nhói dưới bả vai phải, giật cơ thường xuất hiện lúc nửa đêm gần sáng hoặc khi thi đổi tư thế.
Bệnh nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là bệnh xảy ra khi lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột do một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn làm chết tế bào cơ tim. Cơn đau do nhồi máu cơ tim thường khởi phát ở vùng ngực trái, đau thắt ngực rồi tấn công sang bên phải, lan ra sau lưng và hai cánh tay. Kéo dài nhiều phút rồi biến mất hoặc có thể lại xuất hiện.
Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khó thở, lo lắng, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, chóng mặt hoa mắt… Nếu không kịp thời xử lý, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng, có nguy cơ gây tử vong cao nhất là những người có tiền sử bệnh lý về tim mạch.
Viêm phế quản phổi
Bệnh viêm phế quản phổi là tình trạng viêm phổi xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm khiến các phế nang hoặc kẽ phổi bị viêm chứa đầy chất lỏng hoặc mủ. Thường có các triệu chứng như đau nhức vai trái, đau tăng lên khi ho hoặc hắt hơi. Có thể giảm đi khi người bệnh nằm ngang hoặc nghiêng người.
Ngoài ra, người bệnh viêm phế quản ngoài triệu chứng đau sau lưng dưới bả vai phải còn xuất hiện tình trạng ho khan, ho có đờm đôi khi kèm theo máu hoặc mủ. Thân nhiệt tăng cao, thường hay khó thở.
Đau thần kinh liên sườn
Đau thần kinh liên sườn là tình trạng các rễ thần kinh liên sườn bị tổn thương gây đau nhức thường do tai nạn, hoạt động sai tư thế, chấn thương. Hoặc cũng có thể do các bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống và một số bệnh lý khác.
Bệnh thường gây các triệu chứng như đau nhói cả hai bên sườn, đau như bị bó chặt lấy ngực hoặc bụng. Đau lan sang hai bả vai, cánh tay thường xuất hiện khi vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột, đau giảm đi nếu nghỉ ngơi, vận động hợp lý.
Viêm gân chóp xoay quanh khớp vai
Viêm gân chóp xoay hay còn gọi là đau cơ quanh khớp vai là tình trạng chấn thương một phần hoặc toàn bộ các dây chằng quanh khớp vai. Thường gặp ở người thường xuyên phải giơ tay cao quá đầu như vận động viên bóng chày, bơi, thợ sơn, thợ vẽ tranh tường.
Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau nhói kéo dài ở vùng bả vai phải, cánh tay và vai yếu hơn bình thường. Đau tăng lên khi chải tóc, nằm xuống ngủ hoặc giơ tay cao hơn đầu. Đau khi đẩy đồ vật ra bằng tay, khó giơ tay lên cao và giữ thẳng.
Rối loạn vận động vùng xương bả vai
Là hiện tượng thường xảy ở người làm văn phòng, tài xế lái xe… Nguyên nhân là do ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu đồng thời phải liên tục chuyển động phần cổ tay. Lúc này, vùng xương khớp, cơ bả vai phải chịu tổn thương vì chịu áp lực lớn, không được thư giãn dẫn đến xuất hiện các cơn đau nhói khó chịu.
Làm gì khi bị đau nhói dưới bả vai bên phải?
Đau nhói dưới bả vai là tình trạng khiến người bệnh khó chịu và lo lắng vì có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi bị đau nhói dưới bả vai bên phải người bệnh cần:
Nghỉ ngơi thư giãn
Ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau nhanh chóng qua đi. Hạn các vận động nhanh mạnh, có thể đi lại thư giãn nhẹ nhàng khi cơn đau giảm bớt. Cố gắng bổ sung đầy đủ nước và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Chườm nóng
Biện pháp này không chỉ giúp cơ thể được thả lỏng mà còn hỗ trợ lưu thông khí huyết và giảm đau hiệu quả. Có thể sử dụng một túi chườm, khăn sạch mềm hoặc chai thủy tinh cho vào ít nước ấm đặt lên vị trí đau nhức để giảm đau. Thực hiện từ 10 – 15 phút sẽ thấy hiệu quả.
Massage
Xoa bóp, massage vị trí đau nhức cũng là một trong những biện pháp được nhiều người sử dụng để giảm đau. Trước tiên, làm ấm bàn tay, có thể thoa một ít dầu nóng rồi massage vùng bả vai bị đau nhói đến khi thấy ấm lên thì ngừng.
Thăm khám bác sĩ
Như đã nói, tình trạng đau nhói dưới bả vai phải là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, việc điều trị tại nhà thường không mang lại nhiều kết quả mà chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời. Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.
Rất khó để phán đoán hiện tượng này là dấu hiệu của bệnh lý nào. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc chỉ áp dụng các phương pháp dân gian để giảm đau. Việc dùng thuốc bừa bãi không chỉ gây nhờn thuốc mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Tóm lại, đau nhói dưới bả vai phải là tình trạng liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan bỏ qua. Ngoài việc dùng thuốc, điều trị theo liệu trình của bác sĩ, đừng quên thay đổi chế độ dinh dưỡng và thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường và nâng cao sức khỏe.