Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là bệnh gì?
Bị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh cột sống hoặc một số bệnh lý khác có liên quan đến nội tạng. Các nguyên nhân này có thể liên quan đến tim hoặc phổi. Do đó, tìm hiểu các nguyên nhân để có các xử lý, khắc phục hiệu quả nhất.
Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là bệnh gì?
Xương bả vai là phần xương có hình tam giác ở phần lưng trên. Phần xương này sẽ nhô ra và trở nên rõ ràng hơn khi bạn mở rộng cánh tay, khuỷu tay về phía lưng. Xương bả vai có nhiều chức năng khác nhau, một trong số đó là hỗ trợ các chuyển động của vai.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có thể bao gồm:
1. Chấn thương
Một tai nạn nghiêm trọng trên lưng hoặc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách có thể dẫn đến chấn thương vai. Chấn thương xương khớp thường dẫn đến một cơn đau nhói dưới xương bả vai trái. Các cơn đau này thường gây khó khăn cho các hoạt động, sinh hoạt bình thường.
Người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương và đưa ra hướng điều trị.
2. Tư thế sai
Ngồi lâu với tứ thế sau có thể khiến cột sống trải qua những thay đổi về cấu trúc và gây ra đau bên dưới xương bả vai bên trái. Cong lưng, nghiêng đầu hoặc ngồi lệch sang một bên trong khi làm việc có thể là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau.
Việc thường xuyên cúi đầu sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng có thể làm suy yếu cơ bắp vai, cổ. Điều này gây áp lực lên đĩa đệm cột sống, cơ bắp, dây chằng. Theo thời gian, sự mất cân bằng này có thể dẫn đến các cơn đau ở lưng.
Ngoài ra, ngủ sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng dưới xương bả vai bên trái. Tư thế trên giường có liên quan trực tiếp đến các cơn, dây chằng và có thể gây ra các cơn đau, nhức, mỏi vào buổi sáng khi thức dậy.
3. Lão hóa xương
Lão hóa là một điều tất yếu của cuộc sống, không thể tránh khỏi được. Theo quá trình lão hóa tự nhiên, một tác động nhẹ lên lưng hoặc hông cũng có thể dẫn đến các cơn đau âm ỉ hoặc kéo dài.
Lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay đổi phong cách sống, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để làm giảm các nguy cơ chấn thương lưng, vai.
4. Kỹ thuật nâng không đúng cách
Việc nâng đồ vật nặng không đúng kỹ thuật có thể khiến lưng trên và vai của bạn bị chấn thương. Theo đó, nếu bạn nâng một vật quá nặng hoặc khi vật đó ở xa cơ thể có thể dẫn đến lệch cột sống. Điều này có thể vô tình gây ra áp lực lên cột sống và lưng.
Ngoài ra, cố gắng nâng một vật quá cao so với chiều cao cơ thể có thể dẫn đến căng cơ hoặc dây chằng. Nghiêm trọng hơn, điều này đôi khi có thể làm tổn thương khớp vai hoặc cột sống và gây đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng.
5. Sử dụng quá mức
Làm việc quá sức, luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao hoặc thực hiện các hoạt động đưa phần lưng và vai lên cao quá mức có thể dẫn đến các cơn đau ở vai. Việc sử dụng quá mức có thể dẫn đến căng cơ, bong gân dây chằng và dẫn đến các cơn đau.
6. Thoát vị đĩa đệm cột sống
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể xảy ra khi đĩa đệm ở cổ bị tổn thương. Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau và làm viêm hệ thống rễ thần kinh ở xung quanh. Việc này có thể dẫn đến các cơn đau lan tỏa đến vai, cánh tay hoặc vai.
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng thoát vị đĩa đệm cột sống ngực (lưng trên) có thể gây nên các cơn đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng.
7. Trật xương
Vai của bạn có thể bị trật khớp khi va chạm hoặc bị vặn, kéo theo một hướng khác với khớp xương. Mặc dù trật xương sườn rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến một cơn đau nghiêm trọng và đôi khi điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh.
8. Hội chứng Impingement
Hội chứng Impingement là một tình trạng căng thẳng quá mức ở xương trên bả vai. Hội chứng khiến cơ, gân và dây chằng của người bệnh bị tổn thương và viêm. Đôi khi hội chứng này cũng có thể dẫn đến chấn thương khớp xương ở vai.
Hội chứng Impingement có thể gây ra các cơn đau nhói ở bả vai trái hoặc bên dưới bả vai. Đôi khi cơn hội chứng có thể khiến người bệnh mất khả năng điều khiến tay trong một thời gian.
9. Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh bên dưới bả vai trái có thể bị chèn ép do chấn thương, bệnh lý hoặc do quá trình lão hóa. Điều này gây ra một cơn đau nhói dưới xương bả vai.
10. Vấn đề tim mạch
Một số vấn đề về tim mạch có thể dẫn đến các cơn đau ở bên dưới xương bả vai trái và thường phổ biến ở phụ nữ. Một số bệnh lý có liên quan như:
- Bệnh động mạch vành, bệnh thiếu máu tim cục bộ.
- Nhồi máu cơ tim.
- Viêm màng ngoài tim.
- Đau thắt ngực (không ổn định, ổn định).
- Hở van tim hai lá .
- Phình động mạch chủ (hiếm khi gặp phải).
11. Vấn đề về phổi
Bị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có thể liên quan đến các bệnh lý ở phổi như:
- Viêm phổi bên trái.
- Bệnh màng phổi ở mặt trái.
- Viêm khí quản với rối loạn chức năng tự chủ.
- Viêm phế quản (cấp tính hoặc mãn tính).
- Áp xe phổi trái.
Ngoài trừ các nguyên nhân nói trên, một số tác nhân có liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, co thắt thực quản hoặc vấn đề tâm lý cũng có thể dẫn đến đau vùng dưới xương bả vai.
Cách xử lý khi bị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng
Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng. Điều quan trọng là người bệnh cần nắm được các nguyên nhân gây ra cơn đau để có hướng giải quyết phù hợp. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xử lý các cơn đau ngay tại như bằng cách:
- Nghỉ ngơi đầy đủ để xương bả vai có thời gian hồi phục.
- Chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm các cơn đau. Điều này có thể làm dịu cơ bắp, giúp xương bả vai thư giãn và làm giảm nhanh các cơn đau.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết để đẩy nhanh quá trình hồi phục xương bả vai.
- Thực hiện các bài tập phục hồi và giảm đau. Kéo căng cơ bắp và xương để giảm đau và ngăn ngừa các tổn thương trên vai.
- Giảm cân hoặc duy trì cân nặng khoa học. Đôi khi trọng lượng cơ thể tăng lên gây áp lực và căng thẳng cho cột sống và gây ra các cơn đau.
- Massage là một liệu pháp an toàn, ít rủi ro để điều trị các cơn đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng.
Đối với các cơn đau kéo dài hoặc không được cải thiện sau các nỗ lực chăm sóc tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm để giảm đau và khó chịu trên bả vai. Nếu các cơn đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng kèm theo các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Điều này có thể là dấu hiệu của một vài tình trạng nghiêm trọng hơn.