Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng
Rất ít ai ngờ cây xương rồng chữa bệnh đau lưng, bởi đây là loại thực vật có độc, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, theo Y học cổ truyền, loại cây này có tính hàn và vị đắng, nếu biết cách sử dụng, chúng chính là vị thuốc quý giúp xoa dịu và giảm nhanh tình trạng đau nhức ở lưng.
Tác dụng chữa đau lưng của cây xương rồng
Ở Việt Nam, cây xương rồng hay được trồng trong khuôn viên nhà với mục đích làm cảnh hoặc hàng rào giúp không gian nhà tươi sáng và đẹp hơn. Bên cạnh đó, loại cây tự nhiên này cũng được sử dụng như vị thuốc giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có đau lưng.
Theo Đông y, cây xương rồng có tính hàn, vị đắng và có độc. Tùy thuộc vào từng bộ phận mà có tác dụng thường không giống nhau. Cụ thể như:
- Thân cây: Có công dụng sát trùng, thông tiện, chữa mụn nhọt, tiêu thũng, viêm mủ da, đau lưng, đau răng, sâu răng, thống phong, chữa đòn ngã sưng đau,…
- Lá: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa trệ và chữa đinh sang, bí đại tiểu tiện do ứ tích
- Nhựa cây: Tả hạ, chống ngứa, trục thủy dùng để chữa thấp khớp, cổ trướng, đau răng, xơ gan, nấm ngoài da hoặc mụn cóc
Một vài phân tích nghiên cứu về cây xương rồng cũng chỉ ra, trong cây có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau và viêm như
- Flavonoids
- Fumaric
- Acid citric
- Epifriedelanol
- Taraxerol
- B-amyrin
- Friedelan-3a-ol
Dựa vào những tác dụng nêu trên, có thể thấy, cây xương rồng ngoài công dụng chữa mụn nhọt, lở loét, thuốc xổ trị táo bón,… vị thuốc tự nhiên này còn được dùng để cải thiện triệu chứng các bệnh liên quan đến xương khớp như đau lưng, đau dây thần kinh,…
Loại xương rồng nào thường dùng điều trị đau lưng
Theo các chuyên gia chuyên ngành thực vật học cho biết, có hơn 2.000 loại xương rồng khác nhau. Tuy nhiên, để điều trị bệnh đau lưng, dân gian thường sử dụng hai loại chính đó là loại xương rồng bẹ (Opunitia) và xương rồng ba chia (Euphorbia antiquorum L).
Người bệnh có thể phân biệt hai loại xương rồng này qua các đặc điểm nhận dạng sau đây:
- Xương rồng ba chia: Loại xương rồng này thường được gọi là xương rồng ba cạnh, bởi cành và thân của cây có cấu tạo 3 cạnh lồi rõ ràng. Xương rồng ba chia là loại cây mọng nước có chiều cao trung bình từ 1 – 3 mét. Trên các cạnh lồi của cây thường có rất nhiều lá nhỏ với cuống ngắn. Hoa mọc thành cụm nhỏ có màu vàng hoặc đỏ, quả thường có màu xanh.
- Xương rồng bẹ: Còn được gọi là xương rồng tai thỏ chữa đau lưng, bởi chúng có hình dáng giống tai thỏ. Trên thân cây thường mọc rất nhiều nhánh có hình dáng tương tự nhau nhưng thường có kích thước nhỏ hơn. Toàn thân cây có gai bao phủ, quả có màu xanh khi sống và đỏ hồng khi chín.
Cách chữa đau lưng bằng cây xương rồng
Tùy thuộc vào loại xương rồng mà người bệnh có thể sử dụng cách điều trị khác nhau. Chẳng hạn như:
1. Cách trị đau lưng bằng xương rồng bẹ
– Trị đau lưng bằng xương rồng rang nóng
+ Nguyên liệu cần có:
- Xương rồng bẹ: 1 – 2 nhánh
- Muối hột: 100 gram
- Miếng vải sạch
+ Cách thực hiện:
- Xương rồng được loại bỏ sạch gai, rửa sạch và để ráo
- Sau đó thái nhỏ từng khúc và giã nát
- Cuối cùng cho vào chảo nóng và rang chung với muối hột
+ Cách dùng:
Cho hỗn hợp thuốc vào miếng vải và đắp vào chỗ đau rồi nằm ngửa ra để thuốc ngấm vào phát huy tác dụng chữa trị. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có kết quả cao.
– Chữa đau lưng bằng xương rồng nướng
+ Nguyên liệu:
- Xương rồng bẹ: 3 – 4 nhánh
- Một miếng vải bọc sạch
+ Cách làm:
- Dùng dao cạo gọt bỏ phần gai xung quanh nhánh xương rồng bẹ
- Sau đó rửa sạch lại bằng nước và để ráo
- Tiếp đó, đặt nhánh xương rồng lên bếp than và nướng
+ Cách dùng:
Sau khi nướng xương rồng bẹ trên bếp lửa, người bệnh dùng khăn cuốn nhánh xương rồng đã nướng lại và đắp lên vùng lưng bị đau nhức. Trong quá trình đắp, nếu miếng xương rồng nguội, bệnh nhân nên bỏ ra và thay bằng miếng khác, thực hiện liên tục trong vòng 30 phút. Kiên trì áp dụng cách chữa đau lưng bằng cây xương rồng này 1 – 2 lần mỗi ngày, cơn đau lưng sẽ nhanh chóng giảm dần. Đồng thời, cách làm này còn giúp máu lưu thông đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng các khớp xương, tăng cường quá trình sửa chữa tổn thương ở khớp.
⇒ Lưu ý: Không nên sử dụng nhánh xương rồng nướng quá nóng đắp lên vùng lưng bị đau, tránh gây bỏng và làm ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác dưới da.
2. Cách chữa đau lưng bằng cây xương rồng ba chia
– Chữa đau lưng bằng cây xương rồng với bài thuốc ăn
+ Nguyên liệu:
- Xương rồng ba chia: 3 đọt non
- Cá lóc: 1 con
- Muối ăn
- Nồi
+ Cách làm:
- Xương rồng đem rửa sạch, gọt bỏ gai và thái lát mỏng theo chiều ngang
- Sau đó, cho muối ăn vào và bóp đều rồi xả lại với nước vài lần cho đến khi hết mủ thì ngừng
- Tiếp theo, đem cá lóc đi làm sạch vảy và bỏ ruột, rửa sạch
- Sau đó, cho cả hai nguyên liệu vào nồi và đổ 1 chén nước, đun trên lửa liu riu
- Sau đun khoảng 15 phút, thấy nước cạn dần và cá đã chín, tắt bếp
+ Cách dùng:
Bệnh nhân nên ăn hết cá và xương rồng khi thức ăn còn nóng. Ăn liên tục trong vòng 5 ngày liên tiếp, triệu chứng đau lưng sẽ cải thiện rõ rệt.
– Trị đau lưng bằng xương rồng với bài thuốc sắc
+ Cách thực hiện:
- Sử dụng cành bánh tẻ của cây xương rồng ba chia đem gọt bỏ gai, thái nhỏ và phơi khô
- Sau đó, sao vàng hạ thổ
- Mỗi ngày, sử dụng 1 vốc khoảng 1 chén nguyên liệu này đem sắc chung với 3 chén nước sao cho khi nước cạn còn 1, tắt bếp, lọc lấy thuốc
+ Cách dùng:
Người bệnh nên uống thuốc trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong vòng 15 ngày sau đó nghỉ 1 – 2 tháng và sử dụng lại.
Một số lưu ý khi dùng cây xương rồng chữa bệnh đau lưng
Khi sử dụng cây xương rồng chữa bệnh đau lưng, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
- Nhựa mủ cây xương rồng có độc. Do đó, trong quá trình sử dụng bệnh nhân nên cẩn thận, không để rơi vào mắt hoặc tiếp xúc với da, vì chúng có thể gây mù hoặc viêm da.
- Chỉ nên dùng xương rồng với liều lượng vừa đủ theo khuyến cáo. Tuyệt đối không sử dụng quá liều trong thời gian dài tránh gây kích thích niêm mạc miệng hoặc tiêu chảy.
Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng là bài thuốc truyền miệng từ kinh nghiệm dân gian và được nhiều bệnh nhân áp dụng cho kết quả tốt. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn chưa được khoa học chứng minh là hiệu quả, đồng thời vị thuốc này còn có tính độc. Vì thế, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.