Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà – Phục hồi hiệu quả

Có thể áp dụng các cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà để hỗ trợ làm giảm đau. Đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương cũng như chức năng vận động. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, cần kết hợp điều trị y tế để nhận được kết quả tốt nhất.

chữa giãn dây chằng lưng
Có nhiều giải pháp tại nhà giúp hỗ trợ điều trị giãn dây chằng lưng

Chữa giãn dây chằng lưng tại nhà được không?

Giãn dây chằng lưng là bệnh lý rất phổ biến ở những người thường xuyên phải làm việc nặng hay vận động mạnh. Lúc này áp lực khiến cho dây chằng bị căng giãn quá mức và không thể đàn hồi lại như cũ.

Tình trạng giãn dây chằng lưng khiến người bệnh bị đau đớn dữ dội. Ngoài ra nó còn gây khó khăn cho quá trình vận động. Đặc biệt khi có chuyển động ở vùng thắt lưng thì cơn đau thường dữ dội hơn.

Song song với các giải pháp điều trị y tế thì nhiều người tìm đến các cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà để hỗ trợ thêm. Đây là giải pháp an toàn, đơn giản và rất dễ áp dụng.

Tuy nhiên các giải pháp tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Đa phần là hỗ trợ giảm đau nhức và khó chịu. Đồng thời còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà hỗ trợ phục hồi

Có nhiều mẹo chữa giãn dây chằng lưng tại nhà rất hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh. Thực hiện tốt một số mẹo dưới đây sẽ giúp làm giảm đau và thúc đẩy tổn thương chóng lành hơn:

1. Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi

Đa phần các trường hợp bị giãn dây chằng đều liên quan tới vấn đề làm việc nặng và vận động mạnh. Khi tình trạng này diễn ra nếu người bệnh tiếp tục vận động sẽ khiến cho tình trạng đau nhức dữ dội hơn. Ngoài ra còn có thể khiến cho các tổn thương trở nên nghiêm trọng.

Người bệnh được khuyên là nên dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi. Điều này giúp hạn chế các tác động ngoại lực để tổn thương có thời gian tự chữa lành. Việc nghỉ ngơi sẽ khiến cơn đau có xu hướng thuyên giảm nhanh hơn.

chữa giãn dây chằng lưng tại nhà
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để tổn thương có thời gian tự chữa lành

Tuy nhiên nghỉ ngơi không có nghĩa là người bệnh phải nằm yên bất động một chỗ. Tốt nhất vẫn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để hệ thống xương khớp được linh hoạt. Tuyệt đối khiêng các hoạt động mang vác nặng hay vận động mạnh cho đến khi chức năng của dây chằng được khôi phục trở lại.

2. Sử dụng nẹp cố định

Khi đang bị giãn dây chằng thì khu vực bị tổn thương sẽ dễ dàng bị tác động từ ngoại lực bên ngoài hơn. Do vậy, các chuyên gia xương khớp khuyên rằng, người bệnh nên sử dụng nẹp cố định.

Sử dụng nẹp sẽ giúp người bệnh cố định lại vùng dây chằng đang bị căng giãn quá mức. Từ đó giúp hạn chế những tác động của quá trình di chuyển và vận động lên vùng dây chằng bị tổn thương.

Thực tế cho thấy, dùng nẹp cố định là cách tốt giúp làm giảm ảnh hưởng của ngoại lực lên dây chằng. Tuy nhiên cách này sẽ không có khả năng bảo vệ dây chằng một cách tuyệt đối. Chính vì vậy ngay cả khi đang dùng nẹp thì người bệnh cũng không nên vận động mạnh hay làm việc nặng.

3. Xoa bóp, massage giúp làm giảm đau

Đau nhức là triệu chứng điển hình nhất mà bất cứ người bị giãn dây chằng nào cũng sẽ phải trải qua. Cơn đau kích hoạt nặng hay nhẹ, thường xuyên hay không còn tùy thuộc vào mức độ của tổn thương. Để giúp xoa dịu tạm thời tình trạng đau nhức, khó chịu thì massage, xoa bóp là giải pháp đơn giản nhưng rất hữu hiệu.

Dùng lực của bàn và các ngón tay tác động lên vùng lưng đang bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Động tác này có khả năng điều hòa khí huyết và đẩy mạnh quá trình lưu thông máu. Từ đó giúp hạn chế tắc nghẽn và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.

cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà
Massage giúp làm thư giãn gân cơ, giảm đau và thúc đẩy tuần hoàn máu

Massage vùng lưng sẽ giúp cơn đau lưng do giãn dây chằng thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng lực tay vừa phải và mỗi lần chỉ nên massage, xoa bóp liên tục trong khoảng 30 phút.

4. Chữa giãn dây chằng lưng tại nhà bằng cách tác dụng nhiệt

Tác dụng nhiệt cũng là một cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau để bạn lựa chọn chườm nóng hay chườm lạnh cho phù hợp.

– Chườm lạnh:

Chườm lạnh ngay sau chấn thương sẽ giúp làm giảm sưng và giảm đau rất hiệu quả. Bởi nhiệt độ thấp có thể gây tê tạm thời và ức chế khả năng truyền tín hiệu của các dây thần kinh cảm giác. Nên thực hiện chườm lạnh 20 phút/ lần mỗi 3 – 4 giờ trong khoảng 2 – 3 ngày đầu bị giãn dây chằng lưng.

– Chườm nóng:

Chườm nóng có tác dụng làm thư giãn gân cơ. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu để thúc đẩy chữa lành tổn thương. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng sau khoảng 2 – 3 ngày gặp phải tổn thương, khi mà tình trạng sưng đã mất hẳn. Bạn có thể dùng chai nước ấm hay khăn ấm để chườm khoảng 20 phút/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.

5. Thực hiện các bài tập hỗ trợ

Dây chằng đang bị căng giãn quá mức luôn cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục trở lại. Trong khoảng thời gian này, người bệnh nên thực hiện các bài tập hỗ trợ để thúc đẩy tốt hơn.

Tuy nhiên cần chú ý lựa chọn các bài tập phù hợp để tránh gây ra các rủi ro khiến tình trạng giãn dây chằng lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Tham khảo với bác sĩ vật lý trị liệu về việc xây dựng chế độ tập luyện cũng sẽ rất hữu ích.

Dưới đây là một số bài tập giúp hỗ trợ điều trị giãn dây chằng lưng:

– Bài tập 1:

  • Người bệnh nằm sấp xuống giường, tay chân buông lỏng theo chiều dọc cơ thể
  • Kéo 2 tay lên chống ngay 2 bên ngực
  • Dùng lực tay để nâng toàn bộ thân trên lên cao 1 mức vừa phải
  • Chú ý giữ nguyên phần thân dưới
  • Giữ tư thế khoảng vài ba giây rồi trả về tư thế chuẩn bị
  • Nên thực hiện từ từ và nhẹ nhàng khoảng 7 – 10 lần
bài tập giãn dây chằng lưng
Khi các tổn thương dẫn phục hồi người bệnh nên thực hiện các bài tập giãn dây chằng lưng

– Bài tập 2:

  • Bạn nằm ngửa trên nệm cứng, tay chân duỗi thoải mái
  • Co cả 2 chân lên rồi nâng phần mông lên khỏi mặt giường
  • Lòng bàn chân vẫn tiếp xúc hết với mặt nệm
  • Giữ tư thế này 5 giây rồi trả về tư thế chuẩn bị
  • Nghỉ thêm vài giây nữa rồi tiếp tục lắp lại động tác khoảng 10 lần

– Bài tập 3:

  • Quỳ gối xuống nệm cứng sau đó chống 2 tay xuống, đầu gối và lòng bàn tay tiếp xúc với nệm
  • Rướn người ra phía sau đến khi mông chạm gót chân
  • Sau đó lại chống tay và đẩy từ từ người về phía trước
  • Động tác này cần thực hiện khoảng 7 – 10 lần

– Bài tập 4:

  • Người bệnh nằm ngửa trên nệm cứng, tay chân duỗi thẳng
  • Gập 1 bên chân lại, bên còn lại giơ lên cao 1 góc khoảng 45 độ
  • Tiếp tục thực hiện tương tự với bên còn lại
  • Động tác này cũng cần thực hiện khoảng 7 – 10 lần

**Lưu ý: Khi mới bị giãn dây chằng thì người bệnh nên tạm thời trì hoãn việc tập luyện. Thời gian đầu nghỉ ngơi là rất cần thiết. Đến khi vùng thắt lưng bớt đau và tổn thương có dấu hiệu phục hồi thì mới nên tập luyện. Nếu sợ phát sinh rủi ro thì nên nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia vật lý trị liệu. Bởi tập luyện không đúng cách có thể khiến cho các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà bằng mẹo tự nhiên

Điều trị giãn dây chằng lưng bằng các mẹo tự nhiên cũng là giải pháp tại nhà rất dễ áp dụng. Các mẹo này đa phần tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên nên rất lành tính, ít phát sinh các vấn đề rủi ro khi thực hiện.

Dưới đây là một số lựa chọn:

– Dùng ngải cứu chữa giãn dây chằng lưng:

Ngải cứu (ngải diệp) là thảo dược có chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính tốt. Điển hình như tetradecatrilin, matricaria este, cholin, flavonoid… Các thành phần này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức do giãn dây chằng lưng. Hơn nữa còn thúc đẩy lưu thông máu để hỗ trợ chữa lành tổn thương.

mẹo chữa giãn dây chằng
Có thể dùng ngải cứu chườm đắp để làm giảm cơn đau do giãn dây chằng lưng gây ra
  • Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi đem rửa sạch rồi để ráo
  • Cho vào cối giã nát, thêm vào 1 ít giấm trộn đều
  • Dùng hỗn hợp này để chườm đắp lên vùng lưng bị đau nhức khoảng 15 – 20 phút
  • Với cách này nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày

– Chữa giãn dây chằng lưng bằng xương rồng:

Chườm đắp bằng xương rồng là mẹo đơn giản giúp làm giảm nhẹ cơn đau do giãn dây chằng lưng gây ra. Hoạt chất heterosid flavonic có trong chất nhầy của xương rồng được ghi nhận là phát huy tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt.

  • Chuẩn bị vài nhánh xương rồng đem cắt bỏ gai
  • Sau đó rửa sạch rồi cho vào cối giã nát
  • Sau đó cho lên chảo sao nóng cùng với 1 ít muối biển
  • Cho hỗn hợp thuốc vào túi vải rồi chườm đắp lên vùng lưng bị đau
  • Nên chườm khoảng 15 – 20 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày

– Chườm đắp lá lốt giúp giảm đau:

Lá lốt cũng là một loại thảo dược có thể tận dụng làm bài thuốc đắp chữa giãn dây chằng lưng. Thảo dược này có vị cay nồng và tính ấm với tác dụng chỉ thống, tiêu viêm và tán phong hàn rất tốt. Hoạt chất piperonyl, piperine và tinh dầu lá lốt cũng có tác dụng làm giảm đau rất hiệu quả.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và 1 ít muối hạt
  • Lá lốt đem rửa sạch rồi cho vào chảo sao nóng cùng với muối
  • Cho hỗn hợp thuốc vào túi vải rồi chườm đắp lên vùng bị đau nhức
  • Chỉ nên chườm đắp khoảng 15 – 20 phút

7. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ngoài việc thực hiện các giải pháp giảm đau và hỗ trợ điều trị thì người bệnh cũng cần chú ý quan tâm đến chế độ ăn uống. Bởi đây là yếu tố có tác động rất lớn đến quá trình chữa lành tổn thương.

phục hồi giãn dây chằng lưng
Nên ăn uống lành mạnh để hỗ trợ đắc lực cho quá trình chữa lành tổn thương

– Thực phẩm nên bổ sung:

  • Các nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào. Ví dụ như trái cây có múi, ổi, kiwi, dâu tây… Chúng giúp nâng cao đề kháng, chống viêm và ngăn ngừa quá trình oxy hóa.
  • Các thực phẩm giàu canxi. Phải kể đến như đậu nành, khoai lang, phô mai, tôm, cua, cá hồi, hạt chia, cá mòi…
  • Thực phẩm giàu protein lành mạnh. Điển hình như nấm, khoai tây, cá hồi, các loại đậu… Chúng có tác dụng thúc đẩy tốc độ hồi phục các mô, cơ và dây chằng bị tổn thương.

– Thực phẩm nên hạn chế:

  • Kiêng ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt dê… Lượng protein động vật lớn có thể làm giảm canxi trong xương. Đồng thời thúc đẩy các phản ứng viêm kích hoạt.
  • Thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ. Thực phẩm này thường gây thiếu hụt dưỡng chất. Từ đó làm gián đoạn quá trình phục hồi tổn thương trong cơ thể.
  • Thức ăn có nhiều đường. Lượng đường có thể khiến cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Từ đó khiến vùng dây chằng bị tổn thương chậm phục hồi và dễ bị lão hóa.
  • Tránh uống rượu bia, nước ngọt có gas, thức uống chứa caffeine và chất kích thích. Nhiều thành phần hóa học có trong các thức uống này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ thống gân cơ và xương khớp.

Bài viết đã chia sẻ một số cách chữa giãn dây chằng tại nhà. Nên nhớ rằng đây chỉ là các giải pháp hỗ trợ, giúp làm đau và thúc đẩy tốc độ làm lành tổn thương. Tốt nhất khi gặp tình trạng này, bạn cần thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.