Bệnh gút ở người trẻ tuổi – Vì đâu nên nỗi?
Bệnh gút ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng gia tăng, một phần là do chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh hoặc do di truyền. Những ảnh hưởng của bệnh gút không chỉ ở thể chất mà tinh thần người bệnh cũng bị tác động tiêu cực, vì vậy việc chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp ngăn chặn được những diễn tiến xấu xảy ra.
Hiện nay bệnh gút không còn là vấn đề của riêng đối tượng trung niên nữa mà rất nhiều trường hợp ghi nhận người bệnh ở tuổi 40, hay thậm chí là 30 tuổi. Gút là bệnh lý xảy do sự rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ acid uric trong máu, kèm theo đó là sự lắng đọng tinh thể urate ở các mô. Biểu hiện bệnh gút ban đầu là tình trạng viêm khớp cấp tính, dần chuyển sang mạn tính. Người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng các khớp bất kỳ sưng đỏ, nóng và đau nhức dữ dội gây khó khăn cho vận động.
Hiện trạng bệnh gút ngày càng trẻ hoá
Bệnh gút có hai dạng chính là gút tiên phát và gút thứ phát, trong đó gút tiên phát xuất phát không rõ nguyên nhân và phần lớn là do di truyền. Gút thứ phát có tỷ lệ phát bệnh cao hơn sau quá trình điều trị suy thận hoặc người bệnh có các vấn đề về thận và không thể đào thải được acid uric trong máu. Gút tiên phát có khả năng xảy ra cao hơn với độ tuổi 40 và ngày càng có xu hướng trẻ hoá, nếu gia đình người bệnh có tiền sử bị bệnh gút thì khả năng di truyền chiếm tỷ lệ 50%.
Gút là bệnh xương khớp phổ biến hàng đầu và chiếm đến 1/3 tổng số bệnh nhân khám tại các bệnh viện, phòng khám xương khớp. Đáng quan ngại trong những năm gần đây là tỷ lệ người được chẩn đoán bệnh gút ngày càng trẻ hơn về độ tuổi, trong đó cứ 4 người đến khám thì có từ 1 đến 2 người nằm trong độ tuổi 30 – 40. Nguyên nhân bệnh gút ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng đến từ nhiều nguyên nhân và chủ yếu là do di truyền cộng với thói quen sinh hoạt và ăn uống kém khoa học.
Mặc dù gút là bệnh nguy hiểm và có thể để lại biến chứng vĩnh viễn nhưng đa số người trẻ bị được chẩn đoán bệnh vẫn tỏ ra lơ là trong việc chăm sóc sức khoẻ và cải thiện tình trạng. Đa số những người trẻ bị gút đều không dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ mà chỉ uống thuốc khi có các triệu chứng sưng và đau nhức khớp. Cần ý thức được rằng bệnh gút cũng nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch, hay các bệnh liên quan đến huyết áp… người bệnh cần chủ động trong quá trình điều trị để ngăn cản những chuyển biến xấu xảy ra.
Nguyên nhân gây ra bệnh gút ở người trẻ tuổi
Bệnh gút ở người trẻ tuổi cũng nguy hiểm như bất kỳ bệnh lý nào khác, vì ở độ tuổi này người bệnh thường không nhận thức được cơ thể mình bị bệnh và có tâm lý chủ quan trong điều trị. Nguyên nhân phát triển bệnh gút ở độ tuổi 30 – 40 là do lối sống kém lành mạnh, người bệnh thường xuyên uống bia rượu và dùng chất kích thích.
Kèm theo đó các bữa ăn nhiều đạm vượt tỷ lệ cũng là tác nhân dẫn đến dư thừa Axit uric trong máu. Đặc biệt là với đối tượng nam giới thường xuyên có những cuộc hội họp, chè chén, ăn nhiều nội tạng động vật và không bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau xanh và trái cây vô tình khiến nồng độ axit uric tăng cao.
Chính việc không chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng đã tạo điều kiện cho bệnh gút phát triển ở người trẻ. Mặc dù việc bổ sung đạm là tiêu chuẩn để sản sinh năng lượng nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều chất bổ, đạm và sắt đồng thời sẽ đưa lượng lớn purin vào cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn chuyển hóa purin và gây nên hàng loạt bệnh lý như gút, tim mạch, tiểu đường,… Ngoài ra không uống đủ nước và sử dụng đồ uống có ga nhiều, không ăn rau xanh sẽ khiến hoạt động đào thải acid uric chậm chạp dẫn đến các tinh thể muối urat hình thành trong khớp, từ đó gây bệnh gout.
Di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh gút ở người trẻ tuổi, hơn 60% tỷ lệ người trẻ di truyền bệnh gút từ cha mẹ, hoặc ông bà. Trong giai đoạn trưởng thành bệnh sẽ không có dấu hiệu cụ thể mà chỉ phát bệnh khi người bệnh bước sang độ tuổi trung niên. Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho rằng nếu người bệnh nhận thức được nguy cơ sớm và chủ động thiết lập lối sống lành mạnh thì vẫn có thể phòng tránh được bệnh.
Biến chứng bệnh gút ở người trẻ
Bệnh gút có độ nguy hiểm như nhau ở mọi độ tuổi, chính vì thế việc người trẻ xem nhẹ bệnh này sẽ càng khiến tình trạng bệnh gút chuyển biến xấu hơn. Bệnh gút ở người trẻ tuổi còn được xem như “nỗi xấu hổ” vì họ thường cho rằng đây là bệnh của người già và từ đó có tâm lý e ngại đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Chậm trễ trong điều trị gút có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức lao động cũng như cuộc sống gia đình của người bệnh.
Bệnh lý gút là một hội chứng viêm khớp mãn tính, vì vậy người bệnh bất kỳ độ tuổi nào cũng cần phải dùng thuốc thường xuyên và dùng thuốc suốt đời. Những nguy cơ có thể xảy ra nếu điều trị bệnh gút chậm trễ là biến chứng xương khớp, người bệnh giảm chức năng vận động, nguy hiểm hơn là teo cơ và tàn phế khiến người bệnh không thể tận hưởng cuộc sống. Với những trường hợp hạt tophi bị vỡ, nguy cơ khớp xương sẽ bị vi khuẩn xâm nhập tạo nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vòng.
Ngoài ra bệnh gút còn là dấu hiệu lâm sàng của sỏi thận nếu bệnh diễn biến kéo dài, khi thận không thể lọc được lượng acid uric thì chúng sẽ tích trữ tại bộ phận này gây suy thận. Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau một cách bừa bãi mà không uống thuốc định kỳ theo bác sĩ kê đơn sẽ tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, đột tử…..
Phương pháp điều trị và phòng bệnh gút
Bệnh gút ở người trẻ tuổi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh ý thức trong việc điều trị sớm. Quá trình điều trị và phòng bệnh gút có thể diễn ra song song để ngăn các cơn viêm khớp tái phát. Nguyên tắc quan trọng là người trẻ cần thực hiện chế độ rèn luyện thể thao và ăn uống điều độ ngay cả khi chưa mắc bệnh và khi đã bị gút để duy trì nồng độ acid uric trong máu.
Trong bữa ăn hàng ngày cũng cần hạn chế những thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật và hải sản. Nếu bữa ăn có nhiều đạm cần được cân bằng lượng rau và hoa quả gấp đôi để tăng cường chuyển hoá purin vào máu. Nam giới nên tránh uống rượu, bia vì thức uống có cồn sẽ làm gia tăng acid uric trong gan và ức chế thận đào thải acid uric. Uống nhiều nước và thực hiện khám sức khoẻ định kỳ để đo nồng độ acid uric giúp bác sĩ tầm soát được nguy cơ táibệnh gút trong quá trình điều trị.
Khi có dấu hiệu đau nhức khớp nghiêm trọng, người bệnh nên đến ngay những bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để kiểm tra. Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh lý gút, người bệnh có thể uống thuốc Tây hoặc sử dụng các vị thuốc Đông y lành tính để hỗ trợ chữa bệnh lâu dài nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Tham khảo thêm:
Điều trị bệnh Gút theo Đông Y tránh tái phát
Bệnh gout được ăn thì gì và nên tránh thịt gì?