Khi nào cần mổ bệnh gút để loại bỏ hạt tophi?
Hạt tophi với kích thước đa dạng, xuất hiện tại các vị trí như khớp ngón tay, khớp ngón chân cái, đầu gối,… gây đau đớn, chèn ép dây thần kinh, viêm loét,… Vậy bệnh gút có nên mổ không? Khi nào cần mổ để loại bỏ hạt tophi? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Bệnh gút có nên mổ không?
Gút là bệnh lý do nồng độ axit uric trong máu tăng cao và không được đào thải hết qua đường tiết niệu, khiến chúng bị tích tụ ở các mô khớp cơ thể. Khi lượng axit uric bị kết tủa quá nhiều sẽ khiến chúng nhanh chóng hình thành các hạt tophi. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các hạt tophi sẽ hình thành chậm chạp hay nhanh chóng. Đầu tiên, chúng ở dạng bán lỏng và sau đó sẽ kết tụ thành các hạt.
Để chữa trị bệnh gút, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh cũng áp dụng phương pháp này. Thực tế, bệnh nhân mắc bệnh gút do nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn uống, di truyền, lối sống,… Chỉ những trường hợp cần thiết, được bác sĩ chỉ định, người bệnh mới tiến hành mổ.
Với những trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hơp lý, kiểm soát cân nặng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,… đã có thể cải thiện được tình trạng bệnh gút. Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để điều trị tình trạng sưng viêm, đau nhức ở các khớp. Đồng thời, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu hoặc bài thuốc Nam để hỗ trợ giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Do đó, người bệnh không nên tùy tiện áp dụng phương pháp phẫu thuật cho bản thân mình.
Bệnh gút có mổ được không?
Thực tế, bệnh gút hoàn toàn có thể mổ được. Tuy nhiên, người bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng áp dụng phương pháp mổ. Hơn nữa, việc mổ điều trị bệnh gút không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Các bác sĩ cảnh báo có rất nhiều người bệnh phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi tiến hành mổ bệnh gút.
Một số biến chứng, rủi ro cũng như khó khăn người bệnh gặp phải khi tiến hành mổ bệnh gút.
- Tiềm ẩn nguy cơ gây đau đớn cho người bệnh
- Dễ bị nhiễm trùng bên ngoài
- Vết thương sưng tấy, rất lâu lành
- Cần phải kiêng cữ rất nhiều trong các sinh hoạt hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng
- Chảy máu nhiều, không thể kiểm soát được trong quá trình phẫu thuật
- Hạt tophi có thể xuất hiện trở lại ở nhiều vị trí khác.
Bên cạnh đó, việc tiến hành mổ hạt tophi chữa bệnh gút chỉ thích hợp với một số ít bệnh nhân. Với những trường hợp, người bệnh bị gút lâu năm, hạt tophi xuất hiện ở các vị trí như ngón tay, vành tai, khớp ngón chân,… thì bệnh nhân sẽ mất rất nhiều chi phí điều trị bệnh. Đồng thời, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để vết thương nhanh lành và phục hồi sức khỏe.
Khi nào cần mổ bệnh gút để loại bỏ hạt tophi?
Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm đau, viêm nhiễm và thu nhỏ hạt tophi. Tuy nhiên, một số trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ phải sử dụng phương pháp can thiệp là phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ được áp dụng cách chữa trị này trong một số trường hợp cụ thể như sau.
- Không đáp ứng với thuốc: Người bệnh đã sử dụng thuốc nhưng không thể giảm đau, sưng tấy
- Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, suy thận, mỡ máu, rối loạn chức năng thận,…
- Hạt tophi bị viêm loét, vỡ ra, hoại tử phải mổ để tránh bị nhiễm trùng cục bộ hoặc nhiễm trùng máu tophi
- Chèn ép thần kinh
- Suy giảm chức năng của gân và khớp
- Cơn đau xuất hiện thường xuyên, khiến người bệnh bị giảm sút sức khỏe nghiêm trọng
- Khớp xương bị xói mòn, phá hủy dần
- Hạt tophi quá lớn, làm mất thẩm mỹ
- Các hạt tophi vỡ ra hòa tan cùng với máu gây ra những cơn đau gút cấp
Tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh cũng như ảnh hưởng của hạt tophi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Một số phương pháp được áp dụng để phẫu thuật chữa trị bệnh gút như phẫu thuật cắt bỏ tophi, phẫu thuật hợp hạch, phẫu thuật thay khớp. Các bước tiến hành phẫu thuật phổ biến như gây mê, cắt bỏ hạt tophi, cắt bỏ khớp, ghép da, khâu vết thương, chăm sóc hậu phẫu.
Những điều người bệnh cần biết trước khi phẫu thuật hạt tophi
Trong quá trình mổ hạt tophi có thể người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra và một số rủi ro khi thực hiện. Do đó, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi phẫu thuật.
- Bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao và trình độ chuyên môn.
- Lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn
- Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ. Thông thường, người bệnh sẽ tiến hành các kiểm tra trước như siêu âm, thử máu, xét nghiệm,… để chắc chắn không bị đông máu, tiểu đường, dị ứng thuốc,…
- Người bệnh có thể bị nhiễm trùng và vết thương lâu lành. Nếu hạt tophi phá hủy hoàn toàn các mô khớp, bệnh nhân phải cắt bỏ các chi.
- Chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc sau khi phẫu thuật để bệnh nhanh chóng khỏi
- Tiến hành tái khám định kỳ vì các hạt tophi nếu không được kiểm soát có thể phát triển ở những vị trí khác.
- Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
- Giữ vệ sinh vết mổ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, sưng tấy.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi mổ, người bệnh cần phải thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Như vậy, bệnh gút có mổ được không còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, mức độ bệnh của bệnh nhân. Chỉ những trường hợp cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho người bệnh tiến hành phẫu thuật. Nếu bệnh gút ở mức độ nhẹ, bệnh nhân nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát căn bệnh này. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống để bệnh nhanh chóng khỏi, tránh các biến chứng có thể xảy ra.