Làm bữa sáng cho người bệnh gout – Ngon 7 ngày/tuần
Gout có nguyên nhân một phần đến từ thói quen ăn uống ngày ngày. Thực tế, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh hoặc khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn. Bài viết sẽ hướng dẫn cách làm bữa sáng cho người bệnh gout để người bệnh xây dựng thực đơn phù hợp.
Những điều cần biết về bệnh gout
Gout là một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp phổ biến hiện nay, trong đó có khoảng 1,5% các trường hợp viêm khớp xuất phát từ gout. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gout thường là nam giới độ tuổi trung niên, béo phì, người nghiện bia rượu và cà phê, đối với phụ nữ, gout là căn bệnh khá phổ biến trong độ tuổi mãn kinh.
Bệnh gout là một dạng thường gặp của viêm khớp, nằm trong nhóm bệnh tự miễn tương tự như viêm khớp dạng thấp. Khi quá trình lắng đọng tinh thể urat (monosodium urat) xảy ra ở một số tổ chức, cơ quan, kết hợp với tình trạng tăng acid uric máu trong thời gian dài. Gout có tiến triển mãn tính, ở giai đoạn cấp tính bệnh thường bùng phát những đợt gout cấp tái diễn nhiều lần khi gặp các điều kiện phù hợp (dị ứng, thực phẩm, môi trường, nhiệt độ…)
Trong đó, chế độ dinh dưỡng cũng có những ảnh hưởng nhất định khiến bệnh tiến triển nặng hơn hoặc chuyển biến xấu đi. Thông thường những đợt tái phát gout cấp có thể xảy ra khi cơ thể bạn hấp thụ lượng purin quá mức đến từ các loại thực phẩm giàu đạm. Diễn biến này xảy ra trong thời gian dài có thể sẽ khiến bệnh chuyển nặng, từ giai đoạn cấp tính tiến triển thành mãn tính rất nhanh chóng từ nguyên nhân này.
Lưu ý chế độ ăn uống cho người bệnh gout
Đối với nhóm thực phẩm người mắc bệnh gout nên ăn và nhóm thực phẩm người bị gout cần tránh, các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên phù hợp để xây dựng thực đơn khoa học. Cụ thể:
Thực phẩm bệnh nhân gout nên ăn
- Dùng các loại thịt có màu trắng: Chẳng hạn như các loại thịt gà, thịt cá sông, thịt vịt, thịt heo … do hàm lượng purin trong thành phần thịt trắng thường ít hơn, vì thế nên lượng protein cần thiết có thể bổ sung thường xuyên bằng nguồn thịt này.
- Tinh bột: Bao gồm nhóm lương thực, thực phẩm giàu carbohydrate, trong thành phần của chúng có chứa hàm lượng purin an toàn, vì thế bệnh nhân gout có thể dùng thường xuyên các loại mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc,…
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C: Trung bình người bệnh cần bổ sung 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày. Trong đó có các loại thực phẩm giúp làm tăng khả năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài, cụ thể như cam, chanh, bưởi, táo, cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, lá sake.
- Uống nhiều nước: Nước lọc hay nước trái cây, nước dừa, các loại nước mát có thể hỗ trợ cơ thể tăng cường đào thải acid uric, hạn chế uống nước khoáng kiềm như một loại thức uống dùng thường xuyên.
- Rau xanh: Các loại rau xanh có thể sử dụng đa dạng trong thực đơn hàng ngày. Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ, do trong thành phần của chúng có chứa từ 20-25 mg purin. Trong đó người bệnh ưu tiên những loại rau như: rau cần, cải bắp, cải xanh, dưa chuột, súp lơ, các loại cà….
- Sử dụng dầu thực vật: Trong thành phần của dầu động vật có hàm lượng purin khá cao, vì thế nên người bệnh cần thay thế dầu động vật bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu vừng….để tiết giảm hàm lượng chất béo.
Thực phẩm bệnh nhân gout nên kiêng
- Kiêng cữ tương đối với những loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, hải sản có vỏ,… chúng có thể làm tăng nồng độ acid uric nhanh.
- Một số loại rau củ: Những loại rau củ quả mà người bệnh cần hạn chế ăn thường xuyên vì chúng có hàm lượng purin cao như bắp cải, rau bina, măng tây và các loại nấm.
- Chất béo động vật: Người bệnh cần kiêng giảm tối đa lượng chất béo có trong món ăn hàng ngày, bao gồm chất béo gián tiếp (dầu, bơ nấu thực phẩm ) và chất béo động vật.
- Thực phẩm lên men: Nhóm thực phẩm lên men hoàn toàn có thể khiến nồng độ acid uric của người bệnh tăng cao. Vì thế người bệnh nên hạn chế dùng các món ăn ngâm chua, mắm, măng chua, các món trái cây ngâm chua cũng nên hạn chế dùng nhiều.
- Không dùng gia vị: Bệnh nhân gout có thể bị sưng tấy, đỏ và đau nhức tại các vùng khớp nếu thường xuyên dùng thức ăn cay. Chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ và làm tái phát triệu chứng gout.
- Không uống bia rượu: Nhóm thức uống kích thích như rượu bi, nước uống có ga cần được loại bỏ khỏi thực đơn dinh dưỡng của người bệnh. Đây là những nguyên nhân khiến cơ thể tạo acid uric và ngăn cản hoạt động đào thải độc tố của thận .
Cách tính số lượng thực phẩm trong bữa ăn của bệnh nhân gout
Ở những bệnh nhân bị gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng để người bệnh có thể chung sống hòa bình với căn bệnh về lâu dài. Trong đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra mức tiêu chuẩn bữa ăn trung bình như sau:
Đối với những bệnh nhân gout cấp tính
- Tổng mức năng lượng cần bổ sung: 1600 kcal/ngày/cân nặng 50kg.
- Nguồn đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal (100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g đậu phộng = 100 g cá = 100 g tôm)
- Nguồn đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1200 kcal
- Nguồn chất béo: 15% tổng năng lượng = 27 g = 240 kcal
- Nguồn chất xơ ( rau củ, quả, trái cây ) bổ sung tùy ý, tương đương 30 – 60% khẩu phần.
Đối với những bệnh nhân gout mãn tính
- Nguồn protein không quá 1g/kg cân nặng.
- Nguồn đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.
- Nguồn đường bột: 60% tổng năng lượng hàng ngày
- Nguồn chất béo: 10% tổng năng lượng hàng ngày
- Nguồn chất xơ ( rau củ, quả, trái cây ) tương đương 30 – 60% khẩu phần.
Gợi ý bữa sáng cho người bệnh gout
Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng, bệnh nhân bị gout tuyệt đối không nên bỏ qua. Nhịn ăn sánh có thể khiến người bệnh mất sức và tiến triển các cơn đau nghiêm trọng hơn. Sau đây là gợi ý bữa sáng cho người bệnh gout bổ dưỡng và phù hợp với người đang mắc bệnh lý này.
Thứ 2 – Cháo thịt gà
Người mắc bệnh gout cần kiêng thịt đỏ, vì thế nên thịt gà là nguồn đạm thay thế lý tưởng. Cháo thịt gà cũng được cho là món ăn rất phù hợp với bệnh nhân bị gout vào mỗi buổi sáng. Thịt gà dễ tiêu hóa, là loại thịt lành tính, giàu kẽm, sắt, vitamin B, các acid amin và Selenium,… những chất này có khả năng ức chế sự kết tủa của acid uric hiệu quả.
Người bệnh cũng cần hạn chế kết hợp thịt gà với những thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao. Với bữa sáng, món cháo thịt gà là sự lựa chọn lý tưởng nhất để bổ sung năng lượng cho hoạt động trong ngày dài.
Chuẩn bị
- 300g thịt gà
- 1 nắm gạo tẻ
- Gia vị nêm nếm
- Hành ngò
Cách chế biến
- Thịt gà đem rửa sạch để ráo nước, gạo đem vò sơ
- Cho phần gạo đem hầm nhừ cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ
- Sau cùng nêm gia vị vừa ăn và thêm vào hành ngò, dùng nóng.
Món cháo gà sẽ ngon hơn nếu bạn kết hợp sử dụng thịt gà ở phần đùi, hoặc bạn có thể sử dụng thịt ức gà nếu muốn hạn chế lượng calories.
Thứ 3 – Sữa chua và yến mạch
Đây là một món ăn sáng kết hợp phương Tây rất bổ dưỡng và chế biến nhanh chóng. Mỗi tuần bạn có thể dùng sữa chua yến mạch 2 – 3 lần nếu như không có thời gian chế biến món ăn. Yến mạch giàu chất xơ, giàu khoáng chất giúp hạn chế lượng acid uric trong máu. Sữa chua cũng là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị gout. Người bệnh thực hiện như sau:
Nguyên liệu
- Yến mạch nguyên hạt
- 1 cốc sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua thường
- Trái cây các loại (nho, dâu tây, cam hoặc bưởi…)
Cách chế biến
- Cho yến mạch trực tiếp vào sữa chua, sau đó cho trái cây vào dùng chung
- Bạn nên kết hợp món ăn này với một tách trà hoặc cà phê sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Thứ Tư – Trứng luộc và khoai lang
Trứng luộc và khoai lang là những món ăn ngon rất tốt cho những bệnh nhân bị gout. Trứng luộc nên được dùng vào bữa sáng, nếu như kết hợp với khoai lang sẽ càng giúp phát huy hiệu quả cho thực phẩm này. Trung bình trong một quả trứng gà thông thường có chứa đến 6g protein, đồng thời hàm lượng purin trong trứng luộc rất thấp nên bệnh nhân gout có thể sử dụng trứng như nguồn cung cấp đạm thường xuyên.
Tuy nhiên lượng trứng người bệnh nên ăn mỗi ngày không vượt quá 6 quả. Nếu như lạm dụng trứng thay thế cho những nguồn đạm khác lâu ngày sẽ gây tác dụng ngược ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chỉ cần 5 – 7 phút vào mỗi buổi sáng là bạn đã cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vào những bữa sáng bận rộn, chỉ cần khoảng 1 củ khoai luộc cùng với 1 quả trứng là đã đáp ứng đủ năng lượng mà cơ thể cần.
Chuẩn bị
- 1 củ khoai lang, hoặc khoai tây
- 1 quả trứng gà cỡ vừa
Cách thực hiện
- Đem khoai và trứng luộc trong vòng 3 – 5 phút, đối với khoai bạn nên luộc lâu hơn nếu muốn dùng mềm.
- Món ăn sẽ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hơn nếu người bệnh uống kèm một cốc sữa
- Với món ăn này, người bệnh gout nên kết hợp uống sữa đậu nành tốt hơn so với sữa tươi
Thứ Năm – Miến đậu phụ nấu nấm rơm
Bệnh nhân gout cấp tính có thể ăn sáng với món miến, đây là món ăn có thể kết hợp với nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Miến dễ tiêu hóa và đồng thời cũng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là không gây tăng cân hay béo phì. Đậu phụ hay còn gọi là đậu hũ, đây là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe của những bệnh nhân bị gout. Thành phần chất xơ và vitamin cao từ đậu phụ và miễn sẽ giúp xương khớp người bệnh chắc khỏe.
Kết hợp cùng với nấm rơm – loại nấm này rất tốt cho bệnh nhân bị gout và đồng thời cũng giúp hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Song song đó để no lâu hơn thì người bệnh có thể kết hợp cùng một lượng thịt băm nhỏ, hoặc tôm, tép đồng băm để nấu nước dùng ngọt thanh.
Nguyên liệu
- 2 miếng đậu hũ non
- 1 gói miến khô
- 150g nấm rơm
- 30g thịt băm hoặc tôm băm
- 1 nắm hẹ
Cách chế biến
- Trước tiên người bệnh đem hẹ và nấm sơ chế sạch, đậu phụ đem cắt thành miếng vừa ăn.
- Đem hành thái mỏng rồi phi cho thơm, sau đó cho phần hành băm hoặc tôm băm xào săn
- Cho lượng nước vừa đủ dùng vào nồi, ninh đến khi phần thịt chín thì cho nấm rơm vào
- Cho phần miến và cuối cùng là hẹ vào, nêm nếm vừa ăn rồi dùng nóng
- Với món ăn này, người bệnh có thể ăn vào buổi sáng 2 – 3 lần/tuần.
Thứ 6 – Cháo đậu đen bo bo
Một món cháo rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh gout dùng trong bữa sáng là món đậu đen bo bo. Đậu đen có thể dùng thay thế cho nguồn đạm động vật rất hiệu quả, trong đậu đen có thành phần protein thực vật cao. Cả đậu đen và bo bo đều là những thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ và carbohydrate dồi dào, đảm bảo hỗ trợ tốt cho sức khỏe của bệnh nhân gout.
Trong thành phần của hạt bo bo có hàm lượng carbohydrate cao hơn cả gạo và nhiều loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên nếu như dùng nhiều thì hạt bo bo lại khá khó tiêu nên người bệnh cũng nên tiết chế với liều lượng vừa đủ. Món ăn thanh đạm này rất dễ chế biến và phù hợp dùng trong bữa sáng, người bệnh thực hiện như sau:
Nguyên liệu
- 150g đậu đen
- 30g hạt bo bo
- Trứng gà hoặc thịt băm tùy ý
Cách thực hiện
- Trước tiên người bệnh đem bo bo và đậu đen đem đi vo sạch.
- Cho các nguyên liệu vào nồi hầm với lượng nước sấp mặt
- Ninh đến khi cháo nhừ thì thêm thịt vào, hoặc cho trứng gà vào, nêm nếm vừa ăn
- Món cháo này có thể nấu đơn giản bằng nồi áp suất, kết hợp tùy ý với nguồn đạm bất kỳ.
- Dùng thường xuyên giúp tăng cường đề kháng phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Thứ Bảy – Cháo đậu xanh thịt nạc
Tương tự như đậu đen, đậu xanh cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị gout. Món cháo đậu xanh thường xuyên được liệt kê vào thực đơn của người bệnh như một món ăn có thể dùng để bồi bổ thường xuyên. Thay thế cho thịt nạc, người bệnh có thể sử dụng thịt lươn hoặc thịt ếch để nấu món cháo này ăn sáng. Đậu xanh cung cấp nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng, cần thiết cho nhu cầu bồi bổ dinh dưỡng cho người bệnh.
Nguyên liệu
- 100g đậu xanh ngâm mềm
- 1/2 chén gạo
- Thị, cá tùy ý
- Gia vị nêm nếm vừa ăn
Cách chế biến
- Người bệnh chuẩn bị đậu xanh ngâm trước một đêm, sau đó đem ninh cùng gạo đến khi mềm
- Cho thịt, cá vào nấu cùng và nêm nếm gia vị vừa ăn rồi thêm hành ngò, dùng nóng
- Với món ăn này, người bệnh nên dùng kèm một cốc sữa đậu nành hoặc nước cam.
Chủ nhật – Bánh mì nướng nguyên hạt với mật ong
Món bánh mì nướng có thể giúp người bệnh thay đổi khẩu vị và bổ sung nguồn protein và các chất xơ cần thiết. Mật ong kết hợp với bánh mì là sự lựa chọn hoàn hảo giúp người bệnh tăng cường các chất chống sưng viêm, giảm đau nhức và sưng khớp – những triệu chứng thường gặp ở bệnh gout.
Chuẩn bị
- 2 lát bánh mì gối
- 2 thìa mật ong
- 1 quả chuối hoặc trái gây bất kỳ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 2 lát bánh mì tươi cho vào máy nướng bánh mì
- Hoặc có thể sử dụng bánh mì nướng trên chảo đáy bằng cùng một ít bơ tùy thích
- Bánh mì nướng xong dùng khi còn nóng, thêm vào một ít mật ong để tăng vị ngọt dùng cùng trái cây
- Món ăn này sẽ phù hợp hơn nếu dùng cùng một cốc sữa nóng hoặc sữa chua.
Lưu ý đối với bệnh nhân bị gout
Người bệnh khi bị gout có thể tái phát bệnh bất kỳ khoảng thời gian nào nếu như không chú ý chăm sóc cơ thể đúng cách. Song song với các bữa sáng cho người bệnh gout kể trên, người bệnh cũng nên lưu ý những vấn đề sau đây:
- Giảm cân: Tình trạng thừa cân có thể khiến cơ thể tăng nồng độ insulin, lúc nào lượng đường trong cơ thể có khả năng không được loại bỏ đúng cách. Điều này có thể làm nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến bệnh gout.
- Tăng cường nhóm vitamin C: Việc bổ sung vitamin C có tác dụng hỗ trợ loại bỏ nguồn acid uric ra khỏi cơ thể, đồng người phòng ngừa hiệu quả bệnh gout.
- Vận động thường xuyên: Việc luyện tập thể dục thể thao sẽ phần nào hạn chế được tiến triển của bệnh gout. Mỗi ngày dành ra 30 phút sẽ phòng tránh được những biến chứng của bệnh gout xảy ra.
- Uống đủ nước: Người bệnh cần uống đủ nước để loại thải nguồn acid uric dư thừa trong máu thông qua đường nước tiểu. Việc giữ nước trong cơ thể rất quan trọng vì điều này có thể hạn chế được tình trạng sưng tấy xảy ra.
- Không nên uống rượu bia: Bia rượu là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lắng đọng tinh thể. Trung bình những người uống nhiều hơn 2 ly bia mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ biến chứng gout lên hơn 30 %.
Bài viết đã gợi ý cách làm bữa sáng cho người bệnh gout, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần hạn chế tình trạng sưng và viêm khớp. Song song đó người bệnh cũng cần phải thay đổi lối sống lành mạnh, kiêng cữ một số điều nhất định để hạn chế những tiến triển nghiêm trọng của triệu chứng. Để được hướng dẫn điều trị tốt nhất, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn và nhận được hướng dẫn cụ thể.