7 đốt sống cổ – Hỉnh ảnh, đặc điểm, cấu tạo, chức năng
Cột sống là cấu trúc chung của nhiều đốt xương nối liền có độ uốn cong nhẹ với điểm đầu là xương chẩm và điểm cuối là xương cụt. Trong cấu tạo cột sống, đốt sống cổ đóng vai trò chính trong việc nâng đỡ phần đầu mặt với thân. Các bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ là vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bài viết cung cấp những thông tin về cấu tạo và chức năng của 7 đốt sống cổ và những bệnh lý liên quan đến khu vực này.
Cấu tạo và đặc điểm chung của đốt sống cổ
Đốt sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống đầu tiên (C1, C2, C4, C7) với hình dạng uốn lượn nhẹ hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống cổ tại vị trí đầu tiên ngay dưới xương sọ. Hai phần chính trong cấu tạo đốt sống cổ gồm có:
– Vùng cột sống cổ cao gồm có 2 đốt sống cổ đầu tiên, trong đó đốt sống số 1 gọi là đốt đội và đốt số 2 gọi là đốt trục. Đốt sống số 1 (C1) và số 2 (C2) khác với những đốt sống còn lại vì chúng có trục xoay hỗ trợ vùng cổ vận động.
– Vùng cột sống cổ thấp là 5 đốt sống còn lại, trong đó bao gồm thân đốt sống phía trước và cung đốt sống ở phía sau nối liền với cột sống lưng.
Đặc điểm đốt sống cổ tổng quan là phần thân đốt sống có đường kính ngang dài hơn đường kính trước sau. Phần cuống đốt sống không dính vào mặt sau mà dính vào phần sau của mặt bên thân đốt sống. Phần thân đốt sống hơi dẹt và phía hai mặt trên và dưới nhằm nối khớp với đốt sống lân cận bằng đĩa đệm.
Mảng đốt sống rộng bề ngang hơn bề cao, mỏng ngang xương dính vào thân và cuống bởi 2 rễ, do đó giới hạn lên 1 lỗ gọi là lỗ mỏm ngang bao bọc động mạch đốt sống. Mỏm gai có đỉnh tách đôi với lỗ đốt sống to hơn các đốt khác. Lỗ đốt sống cổ hình tam giác và rộng hơn lỗ đốt sống ngực và thắt lưng. Điều này giúp đốt sống cổ chứa đủ đoạn phình cổ của tủy gai và thích ứng với biên độ di động lớn của đoạn sống cổ.
Lỗ đốt sống cổ khi nằm chồng lên nhau tạo ra ống sống cho tủy sống nằm. Điểm đặc trưng quan trọng nhất để xác định một đốt sống cổ đó là có lỗ ngang.
Đặc điểm riêng của 7 đốt sống cổ
Theo giải phẫu, con người và nhiều loại động vật có sự tương đồng trong cấu tạo 7 đốt sống cổ. Các đốt sống cổ giữ này nắm giữ nhiều vai trò quan trọng về chức năng cũng như hệ thống thần kinh – cơ xương khớp của toàn cơ thể. Cấu tạo của 7 đốt sống cổ cụ thể như sau:
Đốt sống cổ 1 (C1)
Đốt sống cổ đầu tiên còn được gọi là đốt sống đội, đây là vị trí tiếp giáp đầu tiên giữ sọ não và cột sống. Đốt C1 này có đặc điểm là không có thân sống, hình dạng của nó tương tự như một chiếc vòng với hai khối bên có hố khớp trên, điều này giúp đốt C1 khớp với đốt sống cổ 2.
Phần khối ở hai bên được nối nhau ở phía trước bởi cung trước và ở phía sau bởi cung sau. Ở vùng phía dưới cung lồi ra ở thành củ trước, phần sau lõm tạo thành hố răng để khớp với răng của đốt cổ 2. Tại vị trí phía sau lồi ra thành củ sau và phía trên áp sát với khối bên chứa rãnh động mạch đốt sống.
Đốt sống cổ 2 (C2)
Đốt sống này còn được gọi là đốt sống trục với đặc điểm dày và khỏe nhất trong các đốt sống cổ. C2 cũng là đốt sống chịu trách nhiệm chính trong hoạt động xoay cổ. Đặc điểm của đốt C2 là có một mỏm mọc lên trên thân đốt sống được gọi là vùng răng.
Mỏm răng có hình dạng tháp, với chiều cao khoảng 1,5cm và là vùng thân của đốt đội dính vào đốt trục. Cấu trúc này hỗ trợ thành bộ trục cho đốt đội quay. Mặt trước của răng có diện khớp trước liên kết với hố răng của đốt đội. Sau đó vùng diện khớp sau liên kết với dây chằng ngang của đốt đội.
Đốt sống cổ 4 (C4)
Đặc điểm của đốt sống cổ này là vùng mỏm ngang lồi to ra thành củ cảnh. Khi củ cảnh to quá có thể chèn vào động mạch cảnh chung. C4 cũng là mốc gặp gỡ của động mạch cảnh chung và động mạch giáp dưới liên kết với động mạch đốt sống.
Đốt sống cổ 7 (C7)
Đốt sống C7 có đặc điểm là mỏm gai không chẻ đôi mà phát triển dài hẳn ra. Bạn có thể cảm nhận được mỏm gai rõ rệt khi sờ vào vùng cổ ở vị trí đội lên cao nhất. Vì đặc điểm này mà đốt sống C7 còn được gọi là đốt sống lồi. Vùng lỗ ngang của đốt C7 rất nhỏ, hoặc có khi không có. C7 là đốt sống nằm tại vùng ranh giới giữa đoạn sống cổ và đoạn sống ngực, vì thế đốt C7 cũng mang nhiều đặc điểm chuyển tiếp giữa đốt sống cổ và đốt sống ngực.
Chức năng của đốt sống cổ
Đốt sống cổ là vùng truyền dẫn hệ thống khổng lồ bao gồm các dây thần kinh – cơ xương khớp chi phối toàn cơ thể. Do đó phạm vi hoạt động của đốt sống cổ là rất lớn. Các chuyên gia đã phân tích những chức năng chính của 7 đốt sống cổ gồm có:
- Chức năng nâng đỡ: Tất cả các đốt sống cổ đều có nhiệm vụ chính là nâng đỡ vùng đầu. Cột sống cổ C1 – C3 nối phần đầu mặt với thân, giữ nhiệm vụ nâng đỡ chính phần lớn trọng lực của phần đầu mặt.
- Chức năng vận động: Đốt sống C2 đảm nhận nhiệm vụ chính trong duy trì chức năng vận động xoay ở cổ. Kết hợp với các khớp, cùng những đốt sống cổ tạo ra các động tác linh động cho phần đầu cổ. Đồng thời đốt sống cũng đảm bảo thực hiện các chức năng khác của cơ thể liên quan đến hệ thần kinh như nghe, nhìn, giữ thăng bằng, biểu cảm…
- Đốt sống cổ bảo vệ tủy sống: Đốt sống cổ tạo cấu trúc cho các thành phần quan trọng khác đi qua và lỗ đốt sống là không gian bảo vệ tủy sống đi qua, tại đoạn cổ thì tủy sống có vai trò vô cùng quan trọng trong dẫn truyền tín hiệu từ não xuống cơ thể dưới và từ tủy sống đi lên. Trường hợp tủy sống ở cổ bị tổn thương có thể gây liệt tứ chi, nhẹ hơn sẽ ảnh hưởng đến chức năng chính như vận động, hô hấp, tim mạch thậm chí là tử vong.
- Bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh: Đốt sống cổ là vùng trung gian truyền dẫn hệ thống các dây thần kinh sống và mạch máu đi qua thông qua lỗ liên hợp. Nếu như đốt sống cổ bị tổn thương, các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép sẽ gây ra đau, tê bì vùng cổ, vai, gáy, và thậm chí lan ra cả vùng cánh tay, bàn tay tại khu vực tổn thương.
- Hỗ trợ mạch đốt sống: Các lỗ mỏm ngang chứa các mạch đốt sống đi qua. Đây là lớp mạch có diện tích lớn giúp cung cấp máu cho hầu hết phần não ở thùy sau. Nếu có những tổn thương tại đây, mạch bị chèn ép, sẽ gây thiếu máu ở não bộ nghiêm trọng, từ đó có dẫn đến thiếu oxy lên não có thể gây tử vong.
Các bệnh thường gặp ở đốt sống cổ
Đối với đoạn đốt sống trên (C1-C3) chủ yếu phục vụ hoạt động di chuyển, xoay, do hoạt động liên tục nên quá trình thoái hóa ít xảy ra ở đoạn này. Trong đó đốt C1 và C2 không có cấu tạo đĩa đệm, nên các bệnh lý về đĩa đệm ở khu vực này ít khi xảy ra. Những vấn đề chính xảy ra ở đốt sống cổ trên chủ yếu là do chấn thương, hẹp ống sống bẩm sinh hoặc do hội chứng dị dạng Chiari.
Những bệnh lý thường gặp ở đốt sống cổ như thoái hóa đốt sống, gai đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm là các vấn đề chính. Hầu hết người bệnh thường gặp những cơn đau quanh vùng cổ, vai gáy kèm theo. Cụ thể bệnh học được phân tích như sau:
Thoái hóa đốt sống cổ
Tình trạngthoái hóa đốt sống cổ xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi trung niên. Bắt đầu bằng những hiện tượng như đau mỏi, hư khớp ở các diện thân đốt, tổn thương đĩa liên đốt tới các màng, tổn thương dây chằng. Dần bùng phát hiện tượng thoái hóa các đốt sống và gây đau nhức tại vùng cổ, nhất là khi người bệnh thực hiện các hoạt động ở vùng cổ. Mặc dù bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi trung niên, nhưng do ảnh hưởng từ cuộc sống kém lành mạnh hiện nay mà bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Người bệnh sẽ nhận thấy vùng cổ cứng, di chuyển kém linh hoạt. Kèm theo đó là sự xuất hiện của tình trạng đau cổ, cơn đau lan dần xuống vai và mức độ đau diễn biến nghiêm trọng hơn theo thời gian. Triệu chứng đau ở các khớp cổ và vai xuất hiện không rõ nguyên nhân…. Ngoài ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ cũng khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.
Do đốt sống cổ có phạm vi hoạt động rộng lớn, nên hệ thống dây thần kinh tại đây có nguy cơ chịu tổn thương lớn. Đầu tiên có thể nhận thấy đốt sống cổ bị suy giảm chức năng và dẫn đến thoái hóa. Sau đó các đốt sống gặp phải có thể gặp phải nhiều tổn thương liên quan. Chủ yếu thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở đốt sống C4 C5 và C6. Những ảnh hưởng ban đầu của bệnh là những cơn đau mỏi không thường xuyên, vận động kém linh hoạt hơn. Sau đó người bệnh có thể gặp phải những vấn đề khác như:
- Rối loạn tiền đình: Người bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên hoặc ngồi xuống, hoặc khi thay đổi tư thế lúc nằm
- Bại liệt: Do vận động kém lâu ngày khiến các chức năng của chi bị thoái hóa. Người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác ở tứ chi gây bại liệt ở 1 hoặc cả 2 bên cánh tay.
- Gây ù tai: Tình trạng tổn thương đốt sống cổ có thể gây ù tai khi các dây thần kinh thính giác bị tổn thương, lâu ngày ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh.
- Gây tê tay: Tình trạng đau nhức, tê bì ở bàn tay khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi cử động.
- Gây mất ngủ: Đau nhức là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ, ngoài ra tình trạng thiếu oxy và máu lên não cũng khiến não bộ bị rối loạn hoạt động điều khiển sinh hoạt hơn bình thường.
- Thiếu máu não: Khi hoạt động của đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ khiến cho các mạch máu bị chèn ép, điều này gây ra sự tắc nghẽn lưu lượng máu dẫn lên não suy giảm, biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của não và cơ quan khác.
Ở giai đoạn mạn tính, bệnh thoái hóa đốt sống cổ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể gồm:
- Tình trạng đau đầu mạn tính: Bởi vì khu vực đốt sống cổ là nơi tập trung của hệ thống dây thần kinh quan trọng, nếu tình trạng thoái hóa diễn ra sẽ hình thành các gai xương. Chúng chèn ép lên dây thần kinh và làm hẹp động mạch. Sự chèn ép là nguyên nhân chính khiến hoạt động tuần hoàn máu lên não bị ngăn cản và gây ra các cơn đau đầu kinh niên cho người bệnh.
- Chèn ép dây thần kinh: Hệ thống mạch máu và dây thần kinh tại đốt sống hỗ trợ lẫn rau trong hoạt động cung cấp dưỡng chất và oxy nuôi dưỡng hệ não bộ, hoạt động truyền và nhận tín hiệu từ não diễn ra song song. Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh sẽ làm quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn, dây thần kinh không được nuôi dưỡng. Những triệu chứng sau đó gồm: đau đầu, giảm thị lực, mất thăng bằng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Bệnhthoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi phần nhân nhầy nằm bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí cơ bản. Tại những vết rách trên bề mặt nhân nhầy khi thoát ra khỏi vỏ bọc bao xơ của đĩa đệm sẽ tràn ra và tác động trực tiếp đến các cấu trúc xương và khớp xung quanh.
Những triệu chứng thường gặp ở tình trạng này là đau xung quanh vùng cổ ở mức nhẹ. Nặng cơn cơn đau có thể lan xuống vai tới cánh tay, bàn tay,và ảnh hưởng đến hoạt động của ngón tay. Trong đó những ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm cổ ở giai đoạn cấp tính gồm có:
- Đau mỏi ở vùng đốt sống cổ: Người bệnh có thể gặp phải các cơn đau với cường độ từ âm ỉ đến dữ dội tại vị trí xuất hiện ở vùng cột sống cổ. Sau đó đau mỏi lan dần sang cả vùng bả vai, sau gáy, và cơn đau sẽ tăng mức độ nếu người bệnh tăng cường những vận động mạnh.
- Khó khăn khi vận động: Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau khi xoay ngang, không thể hoạt động cúi gập người hoặc ngửa lên thường xuyên. Điều này xảy ra do đốt sống cổ yếu và tràn dịch bôi trơn.
- Triệu chứng yếu cơ: Ảnh hưởng đến lực cơ bả vai, cơ cánh tay, cơ duỗi cổ tay, và cơ bắp tay. Từ đó các hoạt động ở ngón tay bị suy yếu rõ rệt.
- Tê bì, ngứa ran: Cảm giác tê bì diễn ra phổ biến ở người mắc bệnh thoát vị đốt sống cổ. Trong đó tình trạng tê và ngứa ran ở khu vực cổ thường lan tỏa khắp cơ tam đầu xuống cánh tay, lan rộng đến bàn tay, ngón tay út.
- Đau ngực: Đau một bên lồng ngực, khó thở kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, khó đi tiểu…
Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, nhưng việc chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển mạn tính. Lúc này người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như :
- Thiếu máu và oxy nuôi dưỡng não
- Các hội chứng giao cảm cổ sau: hoa mắt, đau đầu, rối loạn thăng bằng, rối loạn chức năng nghe và nuốt.
- Liệt nửa người, liệt chi, cụ thể là liệt tay chân…
Bệnh gai đốt sống cổ
Gai đốt sống cổ là bệnh lý hình thành từ thoái hóa đốt sống cổ, khi các sụn khớp hao mòn dần, và đĩa đệm xẹp xuống. Hệ thống dây chằng nối 2 đốt ống sống cổ bị chùng giãn theo cơ chế phản ứng tự điều hòa. Lúc này cơ thể sẽ cung cấp thêm nhiều canxi nhằm mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa thân đốt sống, và hình thành các gai xương.
Gai xương thường mọc quanh đĩa đệm cổ bị thoát vị hoặc đốt sống cổ bị thoái hóa. Tại vùng mặt trước và bên của vùng cột sống cổ, các gai chỉ có độ dài chỉ vài mm sẽ không gây đau nhức nghiêm trọng cho đến khi chúng phát triển to dần, làm hẹp ống tủy và chèn ép các lỗ tiếp hợp. Khi tình trạng chèn ép diễn ra, hệ thống dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng và hình thành những cơn đau nhức dữ dội.
Những triệu chứng giúp nhận biết gai cột sống cổ gồm có:
- Tình trạng đau cổ ê ẩm và liên tục, chủ yếu tại vùng vai gáy, nhức mỏi bả vai.
- Người bệnh bị tê mỏi và ngứa ran tại vùng da quanh cánh tay, ngón tay.
- Khó khăn trong vận động ở cổ, người bệnh bị cứng cổ mỗi khi thức dậy.
- Không thể xoay cổ được mà chỉ có thể xoay cả người.
- Xuất hiện các cơn đau nửa đầu, đau buốt bất chợt tại đỉnh đầu.
- Triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và mất ngủ.
Biến chứng nguy hiểm của gai đốt sống cổ là nguy cơ gai xương chèn ép nặng các rễ thần kinh. Nếu tổn thương một trong những dây thần kinh vận động chính sẽ gây bại liệt một hoặc tê liệt cả hai cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.
Nếu nhận thấy triệu chứng bệnh như nêu ở trên, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm để xác định bệnh lý thuộc dạng nào. Điều trị và phục hồi sớm sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về 7 đốt sống cổ cũng như như chức năng và bệnh lý chính để bạn chủ động trong việc chăm sóc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn nên tìm đến bác sĩ để được giải đáp cụ thể.