5 loại sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm nhanh hồi phục
Chế độ dinh dưỡng có tầm quan trọng nhất định trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần phải xây dựng các bữa ăn khoa học. Trong đó sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết để tái cấu trúc lại những tổn thương ở cột sống. Bài viết tổng hợp các loại sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia khuyến khích bổ sung.
Vì sao bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa?
Đâu là loại sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm tốt nhất, đây là một trong những vấn đề được khá nhiều bệnh nhân quan tâm. Sữa được biết đến như nguồn cung cấp canxi và khoáng chất quan trọng, đặc biệt cần thiết đối với những người mắc bệnh xương khớp. Trong sữa có nhiều thành phần cấu tạo nên cấu trúc xương, khớp và tham gia vào hoạt động cung cấp năng lượng. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng nên uống sữa vì những lợi ích sau:
Sữa giúp bổ sung Canxi và Vitamin D
Nguồn canxi và vitamin D có trong sữa rất dồi dào. Thực chất đây là hai nguồn dưỡng chất tham gia vào quá trình sản xuất những tế bào xương mới, đồng thời duy trì hệ xương chắc khỏe. Trong xương, răng và móng có cấu tạo từ 99% lượng canxi, và 1% canxi có trong máu. Do đó việc bổ sung canxi là nhu cầu hàng ngày và diễn ra suốt vòng đời của mỗi người. Thiếu hụt canxi là nguyên nhân gây ra loãng xương, giảm khối lượng xương và tạo tiền đề cho nhiều bệnh lý xương khớp phát triển.
Sữa cũng là nguồn cung cấp vitamin D chính cho cơ thể. Trong đó vai trò chính của vitamin D là hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, đồng thời tham gia vào hoạt động hấp thu canxi và chuyển hóa chúng đến những vị trí cần thiết. Nếu cơ thể thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết sẽ gây ra thiếu hụt hormone calcitriol khiến cơ thể không xử lý tốt lượng canxi được hấp thu. Vitamin D chủ yếu đến từ sữa, dưỡng chất này tìm được ít ỏi trong các loại thực phẩm. Vì thế để bổ sung vitamin D đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể, có thể thông qua uống sữa hoặc phơi nắng.
Canxi và vitamin D có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu như vitamin D thiếu hụt thì cơ thể không hấp thụ được canxi. Lúc này bắt buộc cơ thể phải lấy nguồn canxi dự trữ của xương để bổ sung vào những thiếu hụt khác. Tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ làm cho xương bị yếu đi và từ đó xương bắt đầu lão hóa và hư hỏng.
Bổ sung collagen cho xương
Sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp collagen mà ít người chú ý đến. Mặc dù lượng collagen trong sữa không cao như các loại thực phẩm khác (da động vật, canh hầm xương…) nhưng mức độ này cũng đủ để đáp ứng độ chắc khỏe cho khớp xương. Đặc biệt là đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, để bảo vệ cấu trúc đĩa đệm thì không thể thiếu dưỡng chất này.
Người bị thoát vị đĩa đệm thường có sự thiếu hụt collagen ở mức nhất định. Thực tế collagen chiếm 50% trong cơ cấu thành phần của sụn, với tác dụng bảo vệ các đầu xương. Tình trạng thiếu hụt collagen sẽ làm tăng nguy cơ thoát vị kết hợp viêm xương cột sống, do đầu sụn không có collagen sẽ làm tăng tính ma sát giữa các khớp xương, lâu ngày bề mặt sụn có thể bị biến dạng.
Ở những người bị thiếu hụt collagen, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm và nhiều vấn đề khác. Theo các chuyên gia, những thực phẩm giàu canxi cũng sẽ có nguồn collagen tương đương, bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa. Uống sữa thường xuyên, nhất là trong độ tuổi trẻ e, và người cao tuổi sẽ giúp xương khớp tằng độ đàn hồi và dẻo dai, các hoạt động cũng được duy trì linh hoạt.
Protein duy trì hoạt động cơ bắp
Khi mắc các bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng, người bệnh có chiều hướng vận động kém hơn, từ đó gây ra sự suy yếu về chức năng cơ bắp. Thực tế tình trạng này được cho là bởi sự thiếu hụt protein và canxi – những dưỡng chất quan trong duy trì hoạt động của xương khớp và cơ bắp. Thông qua việc uống sữa hàng ngày có thể giúp bù đắp các dưỡng chất này hiệu quả.
Trong thành phần của sữa có một lượng lớn protein, vì thế vai trò của sữa được so sánh như nguồn cung cấp “vật liệu” để tạo nên cấu trúc của tế bào. Khi thiếu hụt lượng protein, dễ nhận thấy các triệu chứng như mỏi cơ và yếu cơ, đau lưng, đay khớp, vận động kém…. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm thì tình trạng thiếu hụt này còn gây ra nhiều hậu quả như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, mài mòn đĩa đệm….
Theo các chuyên gia xương khớp, protein là dưỡng chất tham gia vào hoạt động tạp máu, có mặt trong các hạch bạch huyết, hormone, và đồng thời cung cấp kháng thể cho hệ miễn dịch. Nhờ có protein từ sữa mà cơ thể mới vận động khỏe mạnh, hình thành các múi cơ. Do đó dù có mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hay không thì việc bổ sung protein từ sữa cũng rất cần thiết trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Loại sữa nào thích hợp dành cho người bị thoát vị đĩa đệm?
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người bị thoát vị đĩa đệm uống sữa không chất béo (free fat milk). Đây là nhóm sữa đã được tách béo hoặc hạn chế lượng chất béo thấp nhất, ngoài ra những nguồn dinh dưỡng khác vẫn được bảo toàn. Ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, trong chế độ dinh dưỡng cần hạn chế nhóm thực phẩm ít béo để tránh tình trạng thừa cân, béo phì xảy ra. Do trọng lượng cơ thể càng tăng sẽ đồng nghĩa với những áp lực đè nặng lơn cột sống càng lớn, điều này sẽ gây cản trở quá trình hồi phục của đĩa đệm.
Ngoài ra tiêu thụ sữa tách chất béo cũng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bệnh nhân xương khớp so với các loại sữa nguyên chất hoặc sữa ít béo. Trong thành phần của sữa có một lượng lớn cholesterol, cùng với hàm lượng calo cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động trao đổi chất, cung cấp tế bào mới cho cơ thể. Không chỉ là loại sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm lý tưởng, nhóm sữa ít béo cung cấp cho cơ thể 3 nhóm dinh dưỡng quan trọng sau:
-
Protein: Nguồn protein có trong sữa ít béo tương đương với protein trong sữa tươi nguyên chất thông thường. Thậm chí người bệnh có thể uống nhiều sữa ít béo hơn và tiếp thu nguồn đạm nhiều hơn so với các loại sữa giàu chất béo khác. Ngoài ra nguồn sữa ít béo cũng cung cấp nguồn axit amin cần thiết cho cơ thể, đây là những chất tham gia vào quá trình cấu tạo của xương. Các chuyên gia cũng đã khẳng định bạn có thể sử dụng sữa ít béo để bổ sung năng lượng thay thế nếu như bạn bị thiếu hụt carbohydrate do ăn kiêng.
-
Khoáng chất: Nguồn khoáng chất có trong sữa tách béo không hề thua kém so với nguồn khoáng chất của các loại sữa thông thường. Trong đó nổi bật là canxi và photpho của sữa ít béo còn dồi dào hơn so với các loại sữa nguyên chất. Trung bình trong 1 cốc sữa ít béo 500ml có thể đáp ứng được 25%-30% nhu cầu bổ sung canxi và photpho hàng ngày. Những thành phần khoáng chất quan trọng khác còn có kali, kẽm cùng với magie… những dưỡng chất này đề cần thiết cho hoạt động tái cấu trúc xương ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.
-
Vitamin: Các nhóm vitamin có trong sữa ít béo quan trọng nhất có thể kế đến là nhóm vitamin A, vitamin D và vitamin B12. Cùng với các thành phần hoạt chất tham gia xử lý vitamin như riboflavin, thiamin, niacin, folate… Những dưỡng chất này giúp sữa ít béo trở thành nguồn bổ sung vitamin hoàn hảo, phù hợp với những bệnh nhân bị bệnh xương khớp.
Các loại sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm ít béo
Hiện nay một số loại sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm có thành phần chất béo ít được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung gồm có sữa bò, sữa đậu nành, sữa hạt, sữa Ensure,… Tùy thuộc vào khẩu vị và độ tuổi mà người bệnh có thể lựa chọn nguồn sữa bổ sung thích hợp.
Sữa bò tách béo
Một trong những loại sữa tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhất là sữa bò tách béo. Thực tế, sữa bò tách béo là nguồn sữa có giá trị dinh dưỡng cao nhất và cơ thể dễ hấp thu nhất trong số các loại sữa. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống có nhu cầu bổ sung canxi cao, nhưng hạn chế chất béo có thể sử dụng nguồn sữa này.
Trung bình trong 2 cốc sữa bò tươi tách béo có thể cung cấp cho cơ thể 800 – 1000mg canxi. Đây là nhu cầu cơ bản đối với người mắc bệnh xương khớp nói chung, mức độ thoái hóa hay thoát vị, loãng xương càng nặng thì liều lượng bổ sung canxi càng tăng. Trong mỗi ly sữa bò không chỉ cung cấp canxi mà còn đáp ứng khoảng 30% nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần mỗi ngày.
Ngoài ra sữa bò còn rất giàu đạm, các nhóm vitamin B và vitamin D tham gia vào quá trình hấp thụ canxi. Vì thế sữa bò được đánh giá là thức uống tốt nhất đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu như bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến đái tháo đường, cơ thể không dung nạp đạm, rối loạn chuyển hóa lipid nên hạn chế dùng sữa bò tươi thường xuyên.
Sữa đậu nành
Một trong những loại sữa ít chất béo, giàu canxi và vitamin D rất tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là sữa đậu nành. Thực tế sữa đậu nành là thức uống tốt cho sức khỏe nhờ thành phần dinh dưỡng cao, không lo tăng cân hay béo phì khi dùng nhiều. Do đó đối với những bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng khắt khe có thể yên tâm sử dụng sữa đậu nành hàng ngày.
Sữa đậu nành cũng là phương án thay thế tuyệt vời nếu như người bệnh không uống được sữa động vật, hoặc không dung nạp được lactose . Nguồn protein có thể kiểm soát tốt lượng cholesterol và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch. Thức uống này cũng cung cấp hàm lượng axit amin cần thiết để duy trì các chức năng của cơ quan trong cơ thể.
Các loại sữa hạt
Tương tự như sữa đậu nành, sữa hạt là nguồn sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm an toàn. Có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng từ sữa hạt thay thế cho sữa động vật trong trường hợp bạn không thể dung nạp lactose. Tuy nhiên không thể đánh giá thấp nguồn dinh dưỡng có trong các loại sữa hạt. Đặc biệt là những loại sữa hạt dinh dưỡng như sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó, sữa macca…
Trong đó sữa hạt óc chó và hạnh nhân cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất, trung bình trong 500ml sữa chiếm đến 45% giá trị canxi và 25% giá trị vitamin D hàng ngày. Ngoài ra do nguồn sữa này rất ít chất béo nên người bệnh dùng hàng ngày vẫn đảm bảo mức cân nặng ổn định.
Sữa anlene
Sữa Anlene là loại sữa công thức phù hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nói chung và người bị thoát vị đĩa đệm nói riêng. Mặc dù là sữa công thức nhưng sữa Anlene đảm bảo bổ sung đầy đủ các nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trong đó đặc biệt là thành phần canxi dồi dào. Thực uống này phù hợp với người bệnh trong độ tuổi trung niên đến cao niên.
Những dưỡng chất chủ chốt trong sữa Anlene gồm có canxi, vitamin D, protein và một lượng rất nhỏ chất béo. Các dưỡng chất này tham gia vào quá trình tái tạo và phục hồi cấu trúc xương khớp bị hư hỏng. Ngoài ra do mắc bệnh xương khớp mà người bệnh cần tăng cường tiếp nhận vitamin D3 gấp đôi – một chất giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Sữa Anlene có lượng chất béo không đáng kể, vì thế nên người bệnh có thể uống đều đặn mỗi ngày mà không lo tăng cân, góp phần phục hồi cấu trúc đĩa đệm cột sống.
Sữa Ensure
Nhiều người lo ngại rằng sữa Ensure có thể gây tăng cân nhanh, tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe Xương khớp đã nhận định sữa Ensure hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm vì các thành phần dưỡng chất phù hợp và không gây thừa cân. Trong đó các dưỡng chất quan trọng nhất gồm có HMB, protein, vitamin và khoáng chất,… lượng chất béo không đáng kể có trong sữa Ensure không gây ảnh hưởng đến cân nặng.
Ngoài ra trong sữa Ensure còn có FOS và Inulinm, đây là những dưỡng chất giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi. Có thể xem sữa Ensure như một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đồng thời tăng cường sức khỏe. Thức uống dinh dưỡng này phù hợp hơn với những người bệnh lớn tuổi, không thể bổ sung dinh dưỡng dưỡng từ thực phẩm và cần thiết sử dụng sữa bổ trợ.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi uống sữa cần lưu ý gì?
Những loại sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm kể trên thường xuyên được nhắc đến trong chế độ dinh dưỡng của những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đây chỉ là phương pháp bổ sung hỗ trợ tăng cường sức khỏe, từ đó người bệnh có thể phù hồi các tổn thương ở đĩa đệm nhanh chóng hơn. Để tránh tình trạng cơ thể không dung nạp sữa, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Người bệnh cần chọn lựa nguồn sữa thật sự phù hợp với khả năng tiếp nhận của cơ thể, không nên uống nhiều loại sữa cùng một ngày dễ xảy ra tình trạng khó tiêu.
- Thời điểm uống sữa tốt nhất là vào buổi sáng sau khi đã ngủ dậy khoảng 30 phút, bạn nên uống sữa ấm vào buổi tốt trước khi đi ngủ.
- Người bệnh không nên uống sữa khi đang ăn, không dùng sữa nếu như bạn cảm thấy quá no hoặc quá đói.
- Tối đa mỗi lần uống không nhiều hơn 500ml sữa, tình trạng này sẽ khiến cơ thể bạn bị dư thừa hoặc sốc canxi
- Nếu như sau khi uống sữa bạn bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… kiểm tra lại chất lượng sữa và thay thế loại sữa khác trong lần sau.
- Người bệnh không nên uống sữa thay nước khi dùng với thuốc, tốt nhất nên uống sữa sau khi uống thuốc 2 giờ.
- Bổ sung song song các nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm, không trở nên phụ thuộc khi chỉ uống sữa.
- Sau khi uống sữa bạn không nên nằm ngay mà nên vận động, đi bộ nhẹ nhàng.
- Đối với các sản phẩm sữa đóng hộp, đóng chai, sữa công thức, bạn nên kiểm tra ngày sản xuất, hạn sử dụng, đề phòng tình trạng mua nhầm hàng giả,…
- Tuân thủ những hướng dẫn chăm sóc và điều trị thoát vị đĩa đệm của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị khả quan nhất.
Bài viết đã tổng hợp thông tin về các loại sữa dành cho người thoát vị đĩa đệm. Sữa là thức uống dinh dưỡng cần thiết không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Trong một số trường hợp bạn không thể uống sữa động vật thì có thể thay thế sữa từ các loại hạt để bù đắp dinh dưỡng bổ sung. Cần lưu ý rằng, uống sữa không phải là cách duy nhất để điều trị thoát vị đĩa đệm, song song đó người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp nghỉ ngơi phù hợp để bệnh nhanh chóng có những cải thiện tốt.