5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, dễ dùng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, hiện nay, rất nhiều người đang áp dụng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Hầu hết các bài thuốc đều tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên lành tính, dễ sử dụng. Nếu thực hiện đúng cách có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện quá trình lưu thông máu đến khu vực tổn thương.
Tác dụng của các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ mô tả tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở khớp xương bị mòn dần theo thời gian hay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó gây chèn ép vào các rễ dây thần kinh và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài.
Cơn đau do bệnh gây ra có lúc âm ỉ và có khi lại dữ dội. Ngay cả việc ho hay hắt hơi cũng có thể khiến cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Có nhiều cách để kiểm soát triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm như dùng thuốc Tây y, Đông y hay áp dụng các mẹo dân gian. Trong đó, áp dụng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiện đang là giải pháp được rất nhiều người bệnh lựa chọn.
Các bài thuốc đắp chủ yếu tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên sẵn có nên rất lành tính và an toàn. Nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau tự nhiên trong các bài thuốc đắp sẽ giúp khắc phục tình trạng đau nhức, khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Bên cạnh đó, đa phần các bài thuốc đắp đều thực hiện bằng cách làm nóng thảo dược rồi mới đắp lên vùng cần điều trị. Nền nhiệt phù hợp sẽ hỗ trợ cải thiện quá trình lưu thông máu, tăng cường lưu lượng máu tới vị trí đang bị tổn thương. Nhờ đó mà có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở đốt sống và các khớp xương.
Các bài thuốc đắp thường không đem lại kết quả nhanh chóng và tức thì như khi dùng thuốc Tây. Tuy nhiên lại rất an toàn, ít gây ra các tác dụng không mong muốn và mang đến hiệu quả điều trị lâu dài. Nếu kiên trì áp dụng, nhất định người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ sớm nhận được kết quả khả quan.
Tổng hợp 5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, dễ dùng
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc đắp từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là 5 bài thuốc phổ biến, bạn có thể tham khảo và áp dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm:
1. Bài thuốc đắp từ xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Xương rồng có rất nhiều loại nhưng riêng với việc dùng để làm bài thuốc đắp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thì xương rồng bẹ là loại phù hợp nhất. Các nghiên cứu hiện đại ghi nhận, trong loại xương rồng này có chứa rất nhiều thành phần với dược tính cao.
Phải kể đến như taraxerol, taraxerone, epifriedelanol, euphol, b-amyrin, euphorbol… đều rất có lợi với tác dụng giảm đau và kháng viêm. Nhờ đó mà có khả năng đáp ứng trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm hay một số bệnh lý xương khớp khác.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng từ 2 – 3 lá xương rồng bẹ, đem đi rửa sạch và loại bỏ hết gai.
- Cho nguyên liệu vào thau nước muối loãng ngâm trong khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Đem nướng sơ cả 2 mặt của lá xương rồng bẹ rồi đắp lên vị trí tổn thương.
- Cần lót 1 lớp khăn mỏng bên dưới để tránh gây bỏng da.
- Mỗi bẹ có thể đắp trong khoảng 5 – 7 phút rồi dùng qua bẹ khác.
- Với bài thuốc đắp từ xương rồng bẹ, cần duy trì liên tục trong vòng nửa tháng để cảm nhận rõ hiệu quả.
2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc đắp từ ngải cứu và muối hạt
Ngải cứu cũng là một loại thảo dược được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp. Thoát vị đĩa đệm là một trong số đó. Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, ngải cứu có tác dụng sát trùng, chống viêm, kháng khuẩn và điều hòa khí huyết rất tốt.
Hơn nữa, nhiều phân tích dược lý hiện đại cũng ghi nhận trong ngải cứu có chứa nhiều thành phần hoạt chất như dehydro matricaria este, cinelo, thuyon… Chúng đều có khả năng làm giảm nhanh những cơn đau do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.
Thông thường, ngải cứu sẽ được kết hợp với muối hạt để cho ra bài thuốc đắp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu nghiệm. Bởi khi kết hợp với muối sẽ giúp nâng cao công dụng giảm đau và kháng viêm.
Cách thực hiện như sau:
- Cần chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu cùng với 1 ít muối hạt.
- Ngải cứu đem đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Sau đó cho lên chảo sao nóng cùng với muối hạt.
- Sử dụng một chiếc khăn mỏng để bọc hỗn hợp này lại và đắp trực tiếp lên vùng cần điều trị.
- Bài thuốc đắp này sẽ phát huy công dụng tốt nhất nếu bạn thực hiện vào thời điểm trước khi đi ngủ.
3. Kết hợp ngải cứu với giấm gạo chữa thoát vị đĩa đệm
Ngoài việc kết hợp với muối hạt thì dùng ngải cứu kết hợp với giấm gạo cũng là bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu nghiệm được nhiều người tin tưởng áp dụng. Sự kết hợp này sẽ giúp giảm đau nhanh. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến vị trí bị tổn thương.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu cùng với 100ml giấm gạo.
- Ngải cứu đem rửa thật sạch rồi để ráo nước và cho vào cối giã sơ qua.
- Thêm giấm gạo vào trộn đều sau đó cho lên chảo sao nóng.
- Dùng 1 chiếc khăn mỏng để bọc hỗn hợp này lại và xoa đều theo vị trí cần điều trị.
- Với bài thuốc đắp nên thực hiện khoảng 15 phút/ lần, duy trì đều đặn khoảng từ 2 – 3 tuần.
4. Cách đắp lá lốt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp từ lá lốt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những mẹo dân gian quen thuộc đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi. Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng và tính ấm với nhiều tác dụng như tán hàn, chỉ thống, hạ khí, ôn trung…
Các nghiên cứu dược lý hiện đại còn ghi nhận, trong lá và thân cây lá lốt còn chứa các ancaloit có tác dụng giảm đau và gây tê tại chỗ rất hiệu quả. Nhờ đó mà có khả năng khắc phục tình trạng đau nhức, khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Cần chuẩn bị khoảng 200g lá lốt cùng với 100g muối hạt.
- Lá lốt đem đi rửa sạch, để ráo và cho vào cối giã cho hơi nát.
- Sau đó cho lên chảo rang với muối hạt cho tới khi nóng lên.
- Dùng một miếng vải mỏng để đắp hỗn hợp này lại và đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị.
- Với bài thuốc này có thể thực hiện với tần suất 2 – 3 lần/ ngày trong nhiều ngày liên tục.
5. Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ đu đủ xanh và gừng tươi
Đây cũng là một trong những bài thuốc đắp trị thoát vị đĩa đệm được ứng dụng tương đối phổ biến cho đến tận ngày nay. Hoạt chất papain có trong đu đủ xanh có khả năng làm mềm cơ và giảm đau rất tốt.
Tác dụng giảm đau sẽ được nâng lên khi kết hợp với gừng tươi – một nguyên liệu có tính nóng với nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Gừng không chỉ giúp làm nóng cơ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép mà còn hỗ trợ giảm đau và kháng viêm rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Cần chọn 1 quả đu đủ xanh (không nên chọn quả quá non, thay vào đó nên chọn quả bánh tẻ.
- Đem đu đủ đi rửa sạch rồi cắt bỏ phần đầu cuống để lộ ra một lỗ rỗng.
- Gừng tươi cần chuẩn bị 2 củ đem rửa sạch, giã nát rồi trộn cùng với 1 ít rượu trắng.
- Sau đó thuồn vào bên trong quả đu đủ, đậy nắp lại rồi cho lên bếp than để nướng.
- Sau khoảng 20 phút khi đu đủ đã chín mềm thì lấy xuống, đem cạo bỏ lớp than đen bên ngoài đi rồi bóp nhuyễn đu đủ cùng hỗn hơp bên trong.
- Cho hỗn hợp này vào 1 chiếc lá chuối rồi đắp trực tiếp lên vùng cần điều trị.
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm thường tận dụng thảo dược tự nhiên nên rất lành tính và an toàn. Tuy nhiên, muốn nhận được kết quả tốt và ngăn ngừa hoàn toàn những vấn đề rủi ro thì cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, tác dụng thường chậm và phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa mỗi người. Chính vì vậy người bệnh cần kiên trì áp dụng lâu dài mới có thể thấy rõ tính hiệu nghiệm của các bài thuốc.
- Trường hợp áp dụng đúng cách trong thời gian dài mà không thấy bất kỳ tiến triển nào hay khả năng kiểm soát bệnh không như mong đợi thì người bệnh có thể áp dụng các giải pháp khác.
- Cần chú ý đến nhiệt độ của túi chườm thảo dược trước khi đắp lên vùng cần điều trị. Nhiệt độ quá cao có thể khiến bề mặt da bị kích ứng, tổn thương, thậm chí là gây bỏng.
- Ngoài việc áp dụng các bài thuốc đắp, nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, thường xuyên rèn luyện các bài tập thể dục phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.
- Trường hợp bị đau nhiều khiến chức năng vận động bị hạn chế thì cần tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Bài viết đã chia sẻ thông tin về 5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu nghiệm, dễ thực hiện. Tuy nhiên cần nhớ rằng, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ và chỉ có thể đáp ứng tốt với các trường hợp bệnh còn nhẹ. Để có thể tác động toàn diện tới diễn tiến của bệnh, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.