10 thảo dược trị gout hiệu quả, dễ tìm quanh nhà

Sử dụng thảo dược trị gout là khuynh hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là 10 cây thuốc dễ tìm quanh nhà đang được dân gian tin dùng làm thuốc chữa bệnh tại nhà.

10 thảo dược trị bệnh gout dễ tìm

Bệnh gout được xác định khi có sự gia tăng vượt quá mức an toàn của hàm lượng axit uric trong máu. Hiện tượng này xảy ra khi hoạt động chuyển hóa purin bị rối loạn. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những người có chế độ ăn giàu đạm hoặc sử dụng nhiều bia rượu.

Khi bị gout , các cơn đau nhức kèm theo tình trạng sưng viêm, nóng đỏ tại khớp thường diễn ra đột ngột vào ban đêm mà không có dấu hiệu báo trước. Các đợt gout cấp tái phát nhiều lần trong năm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

Thay vì sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn, nhiều bệnh nhân dùng thảo dược trị gout theo kinh nghiệm dân gian nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cây thuốc đang được tin dùng:

1. Điều trị bệnh gout bằng cây tía tô

Tía tô là thảo dược tự nhiên được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp và cả bệnh gout. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, tạo điều kiện để đưa máu cùng các dưỡng chất đến nuôi dưỡng tổn thương tại khớp bị bệnh. Bên cạnh đó, lá tía tô còn có tác dụng kháng viêm, tiêu thũng, giúp giảm sưng đau tại khớp một cách an toàn mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.

thảo dược trị gout
Lá tía tô là một trong những loại thảo dược trị gout hiệu quả

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, trong thành phần của lá tía tô chứa hàm lượng vitamin A, C khá phong phú cùng nhiều dưỡng chất khác. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, làm giảm axit uric dư thừa trong máu, kích thích tái tạo tổn thương ở mô sụn và khớp, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Để điều trị bệnh gout, thảo dược này được sử dụng theo đường uống trong và đắp ngoài. Kết hợp cả hai cách giúp đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh.

Bài thuốc sắc chữa bệnh gout từ lá tía tô:

  • Lá tía tô tươi đem rửa sạch, phơi khô
  • Mỗi ngày lấy 1 nắm nhỏ đem hãm với 300ml nước uống thay trà
  • Sử dụng liên tục một thời gian để ổn định nồng độ axit trong máu và cải thiện tình trạng sưng đau tại khớp.

Dùng tía tô làm thuốc đắp

  • Nhặt lá và ngọn non của cây tía tô
  • Đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút
  • Bỏ lá tía tô vào trong cối giã nát rồi đắp lên khớp bị gout
  • Lấy băng gạc ý tế cuốn lại để giữa lá tía tô cố định tại khớp trong 30 phút
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

2. Lá trầu không chữa bệnh gout

Lá trầu không cũng là một trong những loại thảo dược trị gout dễ kiếm. Trong thành phần của thảo dược này có chứa đến 2,4% là tinh dầu, bao gồm nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Sử dụng đúng cách có thể giúp hỗ trợ giảm sưng đau khớp gối, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc tây.

Một số nghiên cứu cũng có thấy, các chất trong lá trầu có khả năng trung hòa axit, giúp đưa lượng axit uric trong máu trở về ngưỡng an toàn. Để trị bệnh, lá trầu thường được kết hợp chung với dừa xiêm. Cách khác có thể dùng lá trầu làm thuốc đắp ngoài tổn thương. Tốt nhất là dùng lá trầu bánh tẻ, loại không quá non cũng chưa quá già để làm thuốc bởi lúc này dược tính trong lá là tốt nhất.

Cách 1: Kết hợp lá trầu với nước dừa

  • Chuẩn bị 100 gram lá trầu tươi và 1 quả dừa xiêm
  • Trước tiên hãy rửa sạch lá trầu, để ráo nước rồi thái nhỏ
  • Dừa xiêm chặt một đầu rồi nhét lá trầu vào bên trong, ngâm trong 30 phút
  • Thực hiện bài thuốc này mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, rót uống rồi chờ đến khi đi tiểu mới ăn sáng
  • Theo kinh nghiệm dân gian bạn nên uống nước dừa lá trầu trong 7 – 10 ngày liên tục để làm giảm axit uric, cải thiện các triệu chứng của bệnh gout.

Cách 2: Dùng lá trầu làm thuốc đắp

  • Lá trầu sau khi rửa sạch, bỏ vào cốt giã nát
  • Đắp trực tiếp bên ngoài khớp bị tổn thương
  • Để ít nhất 30 phút cho các hoạt chất phát huy tác dụng mới rửa sạch lại
  • Kiên trì đắp thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần để khớp nhanh lành

3. Bài thuốc thảo dược trị gout từ lá sa kê

Cây sa kê thường được người dân sử dụng để lấy bóng mát, quả có thể ăn được và lá thường được sử dụng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, lá sa kê có tính chất lợi tiểu, giúp tăng cường đào thải axit uric dư thừa ra ngoài theo đường nước tiêu, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh gout tái phát.

Bên cạnh đó, lá sa kê còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, giảm thiểu tổn thương ở khớp dưới tác động của tinh thể muối urat và các gốc tự do. 

thảo dược trị gout - lá sa kê
Lá sa kê có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng đào thải axit uric dư thừa cho bệnh nhân bị gout

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày lấy 2 cái lá sake già đã ngả sang màu vàng đem nấu với 1 lít nước
  • Đun sôi trong 10 phút thì tắt bếp
  • Gạn ra uống vài lần trong ngày cho hết

4. Cây sói rừng – thảo dược trị gout lâu đời

Cây sói rừng được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc điều trị bệnh gout. Thảo dược này được ghi nhận là có tính bình, vị cay, có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, diệt khuẩn, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị gout có thể tận dụng cây sói rừng như một phương thuốc giảm đau, chống sưng viêm tại khớp một cách tự nhiên.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong lá cây sói rừng chứa hoạt chất kháng khuẩn mạnh mẽ, có thể chống nhiễm trùng cho khớp. Sử dụng chiết xuất từ thảo dược này cũng mang đến hiệu quả chống viêm lên đến 97,6%. Từ lâu, y học cổ truyền Trung Quốc cũng đã dùng cây sói rừng bào chế thành thuốc tiêm bắp được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Bộ phận được thu hái làm thuốc trị bệnh gout của cây sói rừng đó chính là phần rễ của cây. Sau khi đào rễ về, người bệnh đem rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô tích trữ sắc uống.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 15 – 30 gram rễ cây sói rừng
  • Rửa sạch dược liệu, bỏ vào ấm sắc với 1 lít nước trong 20 phút
  • Gạn uống nhiều lần trong ngày khi còn ấm, mỗi ngày 1 thang.

5. Bài thuốc điều trị bệnh gout từ cây lược vàng

Cây lược vàng được ca tụng như một loại thần dược vì có khả năng chữa được nhiều bệnh như đái tháo đường, ung thư, viêm đường hô hấp, đau dạ dày, viêm khớp và cả bệnh gout.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong thành phần của thảo dược này chứa nhiều flavonoid và steroid. Những chất này được biết đến với tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ các mô sụn và xương trước sự tấn công của vi khuẩn, tinh thể muối urat hay các gốc tự do.

Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc trị gout. Trong đó, bài thuốc ngâm rượu từ thân cây lược vàng được sử dụng phổ biến nhất.

cây lược vàng thảo dược trị gout
Cây lược vàng được sử dụng ngâm rượu chữa bệnh gout

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị thân cây lược vàng già, rượu ngon loại trên 40 độ và bình ngâm rượu bằng thủy tinh.
  • Dược liệu đem rửa sạch, cắt thành các đốt ngắn
  • Bỏ lược vàng vào bình thủy tinh, sau đó đổ ngập rượu ngâm trong 10 ngày liền. Nên bỏ bình rượu nơi có bóng tối để không làm ảnh hưởng đến dược tính của thuốc.
  • Để điều trị gout, mỗi ngày lấy 25 giọt rượu lược vàng uống
  • Một liệu trình điều trị kéo dài 10 ngày, sau đó nghỉ 1 tuần. Nếu các triệu chứng bệnh chưa dứt thì tiếp tục chuyển qua liệu trình mới

6. Điều trị bệnh gout bằng cây lá lốt

Lá lốt vừa là thực phẩm, vừa là thảo dược trị gout đang được ưa chuộng. Một số hoạt chất được tìm thấy trong loại cây này có khả năng tiêu viêm, xoa dịu cơn đau nhức tại khớp – triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh gout.

Cùng với đó, đặc tính ấm của lá lốt còn có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, chống ứ trệ khí huyết, giúp tổn thương viêm tại khớp bị bệnh nhanh chóng được chữa lành. Người bệnh có thể sử dụng thảo dược này theo hình thức sắc uống hoặc ngâm chân đều được.

Bài thuốc sắc uống trị gout từ lá lốt

  • Chuẩn bị 5 – 10g cây lá lốt khô ( dùng thân và lá ). Nếu sử dụng dược liệu tươi thì tăng gấp đôi liều dùng.
  • Rửa sạch dược liệu, đem sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát
  • Chia uống 2 lần trong 10 ngày liên tục
  • Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là sau bữa ăn chính 30 phút.

Thuốc ngâm chân:

  • Dùng 30 gram thân và lá lốt
  • Đem tất cả nấu với 1 lít nước
  • Đun sôi khoảng 10 phút rồi bỏ vào 1 thìa muối, quậy tan
  • Gạn nước ra chậu, chờ cho nước còn hơi âm ấm thì bỏ chân vào ngâm
  • Thực hiện hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp tuần hoàn máu, giảm đau nhức khớp, làm ấm cơ thể, mang đến cho người bệnh một giấc ngủ ngon hơn.

7. Hy thiêm thảo trị bệnh gout

Tiếp theo trong danh sách những thảo dược trị gout đang được dân gian

 sử dụng phổ biến hiện này đó chính là hy thiêm thảo. Loại cây này còn được biết đến với tên gọi khác là cây chó đẻ hoa vàng. Phân tích thành phần của thân và lá cây thu được nhiều hoạt chất quý, đặc biệt là Alkaloid và dimethylquercetin. Khi được cơ thể hấp thu chúng hoạt động như một loại thuốc làm giảm axit uric trong máu, qua đó cải thiện dấu hiệu bệnh.

thảo dược trị gout hy thiêm thảo
Hy thiêm thảo là thảo dược trị bệnh gout được sdụng lâu đời trong dân gian

Cách sử dụng:

  • Lấy toàn thân cây hy thiêm thảo về rửa sạch đất cát
  • Cắt khúc ngắn đem phơi vài nắng cho khô, bảo quản trong bịch ni lông 
  • Hàng ngày, lấy 1 nắm nhỏ bỏ vào chảo nóng sao vàng
  • Sắc thuốc với 500ml nước. Đun sôi 15 phút rồi tắt bếp
  • Vớt bỏ bã, phần nước sắc chia làm 3 lần dùng

8. Cây trạch tả – thảo dược chữa bệnh gout dễ kiếm

Cây trạch tả sử dụng thân và rễ làm thuốc chữa bệnh gout. Thảo dược này có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố cho gan, thận, làm tăng khả năng đào thải axit uric của thận. Khả năng này có được là nhờ các thành phần hoạt chất choline, Alismol được tìm thấy trong cây với hàm lượng phong phú.

Cách sử dụng thảo dược này trị bệnh gout như sau:

  • Thu hái cây trạch tả tươi đem nấu với gạo thành cháo ăn hàng ngày trong các đợt gout cấp
  • Hoặc đem thảo dược phơi khô, đem hãm uống thay trà hàng ngày.

9. Chữa bệnh gout bằng thảo dược bồ công anh

Bồ công anh với hàm lượng và chất xơ phong phú có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit uric, giảm đau nhức xương khớp, ức chế phản ứng viêm tại khớp bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể dùng rễ và lá cây làm thuốc trị gout dưới dạng sắc uống hay đắp ngoài. Thảo dược này khá lành tính, không gây tác dụng phụ xấu cho sức khỏe khi dùng trong thời gian dài.

thảo dược trị gout bồ công anh
Bồ công anh được sử dụng làm thuốc sắc uống và đắp ngoài trị bệnh gout

Bài thuốc sắc:

  • Mỗi ngày lấy 20 – 40 g bồ công anh, đem rửa qua nhiều lần nước cho sạch đất cát.
  • Sắc kỹ với 400ml nước rồi chia làm 2 phần đều nhau uống khi còn ấm

Bài thuốc đắp ngoài

  • Lấy rễ bồ công anh rửa sạch
  • Bỏ vào cối giã nát với một ít muối ăn
  • Đắp trực tiếp bên ngoài khớp bị gout trong 30 phút

10. Điều trị bệnh gout với bài thuốc từ gừng

Gừng chứa các hoạt chất zingeron và shogaol có khả năng chống viêm, giảm đau. Sử dụng thảo dược này cũng giúp tăng cường lưu thông máu qua khớp bị gout nhằm đưa các dưỡng chất cùng oxy đến sữa chữa tổn thương trong sụn và các đầu xương. 

Người bệnh có thể lựa chọn một trong những cách trị bệnh gout từ gừng như sau:

Uống trà gừng:

  • Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ
  • Bằm nhỏ gừng rồi bỏ vào ấm, đổ ngập nước sôi vào
  • Đậy nắp ấm kín lại trong 15 phút
  • Rót ra uống 2 – 3 tách mỗi ngày

Chườm muối gừng nóng

  • Chuẩn bị 2 củ gừng và 1 bát muối hột
  • Gừng giã nát rồi bỏ vào chảo rang chung với muối cho nóng lên
  • Đổ hỗn hợp vào một cái khăn mỏng, bọc lại và chườm bên ngoài khớp để giảm sưng, xoa dịu cơn đau nhức khó chịu.

Kết hợp gừng với cỏ cà ri và bột nghệ

  • Chuẩn bị 3 nguyên liệu trên với số lượng bằng nhau
  • Tất cả phơi khô, tán bột mịn, trộn chung với nhau cho đều
  • Mỗi lần bệnh gout tái phát, lấy 2 thìa bột thuốc đem pha với nước ấm uống mỗi ngày 2 lần.

Chữa bệnh gout bằng thảo dược có hiệu quả không?

Các loại thảo dược hoạt động theo nhiều cách khác nhau để chống lại bệnh gout. Chúng cung cấp các thành phần hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng ở khớp bị gout. Một số loại còn giúp làm giảm axit uric dư thừa, tăng cường chức năng đào thải axit uric của thận. 

Mặc dù vậy, các bài thuốc thảo dược trị gout cho tác dụng khá nhẹ , hiệu quả đến một cách từ từ chứ không nhanh bằng thuốc tây. Đặc biệt, chúng phải phù hợp với cơ địa của người dùng và cần áp dụng trong một thời gian dài mới thấy được kết quả rõ ràng. 

Trong khi đó, gout là căn bệnh có diễn tiến nhanh và khá phức tạp. Nếu chỉ sử dụng thảo dược trong giai đoạn gout đang tiến triển thì rất khó kiểm soát được bệnh. Người bệnh chỉ nên sử dụng các bài thuốc từ thảo dược như một cách hỗ trợ bên cạnh phương pháp điều trị chính do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi thực hiện bởi một số thảo dược có thể tương tác với thuốc bác sĩ kê đơn gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Song song với quá trình dùng thảo dược trị gout, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau để bệnh tình nhanh khỏi và ít tái phát trong tương lai:

  • Cắt giảm các thức ăn chứa nhiều purin và chất đạm trong khẩu phần ăn. Bao gồm thịt bò, hải sản, giá đỗ, rau mầm, cây dọc mùng…
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Chúng giúp bổ sung chất xơ và các khoáng chất có khả năng tăng cường chuyển hóa axit uric, cải thiện sức đề kháng và rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương tại khớp.
  • Không uống bia rượu và các thức uống chứa cồn khác
  • Tránh hút thuốc lá, bao gồm cả hình thức hút thuốc thụ động lẫn chủ động.
  • Kiểm soát tốt cân nặng, không để bị thừa cân, béo phì. Điều này có thể giúp hạn chế được áp lực lên khớp bị gout, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng cho người bệnh.
  • Uống nhiều nước để cơ thể có khả năng đào thải axit uric qua đường tiết niệu tốt hơn.
  • Trong giai đoạn bị đau nặng, tránh hoạt động khớp nhiều để không khiến tổn thương tại khớp thêm nghiêm trọng.