Tích dương

Tích dương là loại nấm sống ký sinh trên thân rễ của cây Nitraria schoberi. Thảo dược này có vị ngọt, tính ôn, tác dụng bổ dương, bổ thận và hoạt trường, được dùng để chữa chứng di hoạt tinh, liệt dương ở nam giới và chứng huyết khô, vô sinh ở nữ giới.

tích dương
Nấm tích dương (Địa mao cầu) thường được dùng để chữa chứng liệt dương, vô sinh, di hoạt tinh
  • Tên khác: Địa mao cầu
  • Tên khoa học: Caulis cynomorii-herba cynomorii
  • Họ: Gió đất ( danh pháp khoa học: Balanophoraceae )

Mô tả dược liệu tích dương

1. Đặc điểm & Hình ảnh của nấm tích dương

Nấm tích dương là loại thực vật sống ký sinh trên những thân và rễ của cây lớn (thường ký sinh trên cây Nitraria schoberi – thuộc họ Bạch tật lê).

tích dương
Thân nấm mẫm, màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, thân nấm có đường kính khoảng 3 – 6cm

Thân nấm mẫm, màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, phần thân trên mặt đất cao khoảng 20 – 35cm, phần mọc dưới đấy khá ngắn và thô. Nấm tích dương có đường kính khoảng 3 – 6cm.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây được dùng để làm thuốc.

3. Phân bố

Tích dương có nguồn gốc và phân bố chủ yếu các tỉnh của Trung Quốc như Cam Túc, Nội Mông Cổ, Thanh Hải và Tân Cương. Loại nấm này ít được trồng tại Việt Nam nên hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

4. Thu hoạch – sơ chế

Thu hoạch nấm vào mùa xuân hoặc mùa thu vì thời điểm nấm có chất lượng và dược tính tốt nhất. Sau khi hái về có thể đem sấy/ phơi khô ngay hoặc có thể thái mỏng rồi mới phơi/ sấy khô.

5. Bảo quản

Dễ ẩm mốc nên cần bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Nếu cần có thể ngâm rượu để dùng được lâu.

6. Thành phần hóa học

Đang cập nhật.

Vị thuốc tích dương

1. Tính vị

Vị ngọt, tính ôn.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Thận và Can.

3. Tác dụng dược lý

– Tác dụng của nấm tích dương theo Đông Y:

  • Công dụng: Hoạt trường, mạnh lưng gối, bổ thận, tráng dương.
  • Chủ trị: Nam giới bị liệt dương, nữ giới huyết khô, vô sinh, lưng gối yếu mỏi và đại tiện táo bón.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Hiện tại nấm tích dương chưa được nghiên cứu trên phương diện khoa học.

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể sử dụng ở dạng sắc uống hoặc ngâm rượu. Liều dùng thông thường: 10 – 12g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nấm tích dương

1. Cháo tích dương giúp bổ thận, tráng dương

  • Chuẩn bị: Chim sẻ 5 con (có thể dùng chim cút 3 con) và nấm tích dương 50g.
  • Thực hiện: Nấu cháo ăn hàng ngày, hoặc thể dùng tích dương nấu cùng với thịt dê, gà, thịt bò, sò, hàu, tôm và nghêu (các thực phẩm có tác dụng tráng dương).

2. Bài thuốc chữa thận khí dương hư gây di mộng tinh, liệt lương

  • Chuẩn bị: Đảng sâm, hồng trà và hoài sơn (củ mài) mỗi thứ 3g, phúc bồn tử 2g, tích dương 5g.
  • Thực hiện: Sắc với 1 lít nước và đun sôi trong vòng 15 phút, sử dụng ngày 1 thang.

3. Rượu tích dương giúp kiện dương và khai vị (nên dùng trước khi ăn)

  • Chuẩn bị: Rượu 40 độ 1 lít rượu và tích dương 1 kg.
  • Thực hiện: Thái mỏng tích dương rồi ngâm với rượu trong vòng 30 ngày là dùng được. Rượu tích dương có màu đỏ thẫm và màu đắng chát, vì vậy nên thêm 1 ít mật ong vào cho dễ uống.

4. Rượu tích dương nhung hươu giúp bổ thận và tráng dương

  • Chuẩn bị: Nhung hươu (lộc nhung) thái lát 10g, tích dương 10g, câu kỷ tử 30g, nhục quế 10g, ngưu tất 10g, ba kích 20g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu ngâm với 1 lít rượu trắng có nồng độ từ 40 độ trở lên. Ngâm trong 30 ngày là có thể dùng được.

5. Ngâm rượu tích dương khô

  • Chuẩn bị: Nấm tích dương khô.
  • Thực hiện: Rửa sạch đem thát lát rồi phơi/ sấy cho khô. Sau đó đem sao vàng hạ thổ và ngâm với rượu trong 3 – 6 tháng là dùng được. Ngoài ra có thể gia thêm các vị thuốc bổ dương khác như nhục thung dung, dâm dương hoắc và ba kích tím để gia tăng tác dụng.

6. Rượu tích dương, ba kích và dâm dương hoắc giúp bồi bổ sức khỏe và cải thiện chức năng sinh sản

  • Chuẩn bị: Rượu gạo/ rượu ngô 15 – 20 lít, lá dâm dương hoắc 1 – 2kg, nấm tích dương khô 2kg, ba kích tím khô 1 – 2kg.
  • Thực hiện: Ngâm trong 3 – 6 tháng là dùng được.

Những điều cần lưu ý khi dùng nấm tích dương

tích dương
Cần phân biệt nấm tích dương với nấm ngọc cẩu (nấm có màu đỏ đặc trưng)
  • Cần phân biệt nấm tích dương với nấm tỏa dương. Hình dạng của 2 loại nấm này khá giống nhau nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy nấm tích dương có màu nhạt hơn, nấm tỏa dương có màu đỏ sẫm rất đặc trưng.
  • Nấm ngọc cẩu cũng dễ bị nhầm lẫn với tích dương. Nấm tích dương thường có màu vàng và màu sắc nên nhạt hơn nấm ngọc cẩu.

Nấm tích dương là vị thuốc quý, có công dụng cải thiện chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên để tăng tác dụng điều trị, bạn nên kết hợp các bài thuốc từ dược liệu này với thói quen tình dục lành mạnh và chế độ chăm sóc khoa học. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, nên tiến hành thăm khám để được bác sĩ chỉ định các biện pháp điều trị chuyên sâu.