Thông đỏ
Thông đỏ được đánh giá là loại dược liệu quý hiếm có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó chiết xuất của dược liệu này đã được khoa học thêm vào bảng thành phần của nhiều loại thuốc trị ung thư buồng trứng, ung thư vú và phổi…
- Tên gọi khác: Cây thông đỏ hay còn được gọi với tên khác là thông Na Uy.
- Tên tiếng Việt: Thông đỏ
- Tên khoa học: Taxus wallichiana Zucc. – Taxus baccata L. subsp. wallichiana (Zucc.)
- Họ: Taxaceae – họ Thanh tùng
- Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bắc Mỹ và xuất hiện từ Newfoundland, phía tây ở Manitoba, phía nam ở Pennsylvania…
Mô tả về cây Thông đỏ
Đặc điểm hình dạng
- Cây thông đỏ thuộc dòng thân gốc rễ cạn, rễ cọc kém phát triển và nằm trong số những loài thực vật phát triển chậm và lâu năm nhất trái đất.
- Thông đỏ nằm trong nhóm cây thường xanh lá kim, dáng mọc thẳng và phát triển cao lớn trong môi trường sống phù hợp.
- Ở độ tuổi trưởng thành, thông đỏ có thể cao tới 20-35 m (66 Kết 115 ft) với đường kính thân trung bình khoảng 1m (3 ft 3 in)
- Tán cây thông đỏ mọc thành hình chóp nón với vỏ ngoài dày và có màu xám nâu, lớp vỏ có mùi thơm đặc biệt từ gỗ và tinh dầu.
- Lá thông đỏ là loại lá kim, có màu vàng xanh, dài khoảng 12-18 cm với cuống lá ngắn, lá mọc cách, xếp thành hai dãy theo đường thẳng, dài từ 2 – 3,5 cm, rộng khoảng 2 – 3 mm,
- Hạt thông khi chín có hình trứng và được bao bọc bởi một áo hạt màu đỏ nhạt.
Phân bố
Thông đỏ phân bố chủ yếu ở những vùng cận nhiệt đới với độ cao khoảng 1000-2000 m. Cây phát triển tốt trong những khu vừng đặc trưng của họ Sồi Dẻ, Giẽ, đặc biệt là khu vực núi đá vôi. Tại Việt Nam, thông đỏ phân bố tại hẻm núi quanh địa bàn huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Độ cao phù hợp với cây thông đỏ ở Việt Nam trên 1.300 – 1.700m.
Thông đỏ được trồng tại Việt Nam không lâu. Chủ yếu cây được trồng bằng cách cắm cành. Gỗ thông đỏ có tính co giãn, ít nứt nẻ, thân cành không không cong vênh, cứng và chịu nước, chịu ẩm. Thông đỏ sống lâu, đạt đến tuổi tối đa khoảng 500 năm.
Bộ phận dùng
Thông đỏ là một trong những loài cây chậm lớn nhất trên thế giới nên số lượng thông đỏ ít ỏi tại khu vực Lâm Đồng, chỉ đủ sản xuất vài chục liều thuốc trong mỗi lần thu lượm. Bộ phận dùng trị bệnh chính là cành và lá.
Đặc tính
- Lá thông đỏ được dùng chữa bệnh và điều chế tinh dầu, với thành phần chính là Vitamin C, A, K, Acicd Amino thiết yếu. Ngoài ra lá thông đỏ còn dồi dào Carbonhydrate, Phosphorus, Mangan, Kẽm, Chất sắt, Chất béo.
- Thành phần Acid Amin cấu tạo thành Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người được tìm thấy trong thân, lá và hạt cây thông đỏ.
- Lá thông đỏ có đến 8 loại Acidamin và lượng lớn Phytoncide.
Thu hái – Sơ chế
Thông đỏ là dược liệu quý hiếm và được thu lượng với số lượng ít ỏi. Lá thông đỏ được dùng trị nhiều bệnh đặc biệt và chủ yếu được điều chế các hoạt chất để chữa trị ung thư. Vỏ thông đỏ và rễ cây có thể thu hái quanh năm. Sau khi mang về rửa sạch đất cát, thái lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc.
Tác dụng dược lý của Thông đỏ
Không phải ngẫu nhiên mà cây thông đỏ được xem là thảo dược vàng. Những hoạt chất quý hiếm có trong vỏ và lá cây thông đỏ được liệt kê gồm có Taxol, Clorophyl, Pine Bark Extract,… Tuy nhiên dược tính không được dùng trực tiếp mà dùng trong điều chế các loại thuốc đẩy lùi bệnh, đặc biệt là tế bào ung thư. Trong một số nghiên cứu y tế hiện đại chứng minh hiệu quả của dược liệu nhờ các thành phần chính là:
Paclitaxel (taxol)
Paclitaxel được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực điều trị. Đây là thành phần quan trọng trong chế xuất thuốc paclitaxol và Taxol – Nhóm thuốc chính có vai trò làm chậm sự phát triển của ung thư buồng trứng, vú, phổi..
Tuy nhiên các nhóm thuốc này đều gây tác dụng phụ đáng kể, nên chỉ được áp dụng nếu không đạt kết quả với liệu pháp chuẩn. Đa số người bệnh cần được điều trị trước với một số thuốc trước khi dùng paclitaxel giúp dự phòng các phản ứng quá mẫn cảm xảy ra. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị paclitaxel, mà chủ yếu là thuốc nâng đỡ điều trị.
Chất chống oxy hóa
Trong cây thông đỏ có nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa. Trong đó sự kết hợp của Vitamin A, carotene và Rustin là những thành phần chính giúp tạo chất chống oxy hóa từ dược liệu này. Chất chống oxy hóa trong cây thông đỏ cũng được ứng dụng để bảo vệ cơ thể khỏi các rối loạn hệ thống thần kinh và thoái hóa cơ bắp.
Dược liệu có chất chống oxy hóa thường được dùng điều chế thuốc trung hòa các gốc tự do. Từ việc triệt tiêu các gốc tự do này mà hoạt động trung hoà diễn ra, giúp ngăn chặn các tế bào lão hóa chậm hơn. Vì thế các chất chống oxy hóa thường được kết hợp điều trị ung thư, cũng như làm đẹp cho da và tóc trông khỏe mạnh.
Hoạt chất Clorophyl
Thành phần Clorophyl có trong cây thông đỏ chủ yếu đến từ sắc tố màu xanh của lá cây. Trong đó thực vật chủ yếu sử dụng Clorophyl để quang hợp. Tác dụng của Clorophyl tương tự như hemoglobin, đều là những hợp chất chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho máu. Khi cơ thể người tiêu thụ, chúng sẽ biến đổi trong máu và hỗ trợ hoạt động vận chuyển oxy.
Ngoài ra Clorophyl cũng có thể được sử dụng như một chất chống oxy hóa mạnh, tương tự như các loại thuốc tây. Nếu được bổ sung phù hợp, chúng có thể giúp loại bỏ độc tố và kim loại và làm cho sắt sản sinh khả dụng trong máu.
Hoạt chất Phenol
Thông đỏ có thành phần Phenol dồi dào. Đây là một hợp chất hóa học có thể gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên với một số loại nhất định, chẳng hạn như những loại được tìm thấy trong cây thông đỏ lại được đánh giá cao đối với sức khỏe.
Tồn tại trong thông đỏ, Phenol có mặt tích cực trong hiệu quả khử trùng, chống oxy hóa, và chống viêm. Một số nghiên cứu chứng minh Phenol từ dược liệu này còn có đặc tính ngăn ngừa hóa chất. Khi được điều chế thành thuốc, hoạt chất này chủ yếu có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ phục hồi sức khỏe từ các phương pháp điều trị ung thư.
Công dụng điều trị bệnh của cây thông đỏ
Thông đỏ là một loài cây quý hiếm nên chế phẩm liên quan đều có giá trị cao. Gỗ thông đỏ có giá trị kinh tế cao và tương đối quý hiếm. Thường được sử dụng trong lĩnh vực đồ gia dụng, giấy, làm cảnh, phục vụ cân bằng sinh thái.
Rất nhiều những nghiên cứu của loài cây này diễn ra tại cá trường Đại học lớn ở Mỹ, Trung Quốc chứng minh những hiệu quả chữa bệnh của cây thông đỏ. Trong đó, những tác dụng chính thường được nhắc đến là khả năng cầm máu, ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm, và đồng thời thúc đẩy quá trình oxy hóa xảy ra. Đồng thời lá thông đỏ được khẳng định có thể giúp mau lành các tổn thương phần mềm, cải thiện khả năng tái sinh các tế bào mới.
Lá thông cũng giúp thúc đẩy sản sinh dịch thể và làm cải thiện tình trạng thiếu nước. Tinh dầu pinene, camphene chiết xuất thông đỏ cũng giúp xoa dịu tinh thần và hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý. Nhờ thành phần dược liệu hữu ích của cây thông đỏ, cả thân, lá và quả của thông đỏ đều được chiết xuất trong một số loại thuốc tân dược nhất định. Rất nhiều công dụng điều trị từ loại cây này bao gồm:
- Dưới dạng bổ sung thực phẩm: Do đặc tính chống oxy hóa cao, có chứa hàm lượng sắt và khoáng chất đa dạng nên thông đỏ thường được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ trị liệu để làm sạch tâm trí và cơ thể. Trong đó dầu cây thông đỏ ở dạng chiết xuất, hoặc điều chế dưới dạng viên nang dễ tiêu hóa để tiêu thụ bằng miệng.
- Hiệu quả trong khử trùng: Cây thông đỏ được dùng điều chế các loại chất khử trùng tự nhiên. Nhờ lượng tinh dầu cao mà bạn có thể chiết xuất thêm vào thuốc xịt và làm mát không khí để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, vi trùng trong gia đình, bao gồm cả nấm mốc và khuẩn E-coli.
- Liệu pháp mùi hương: Dầu thông đỏ có mùi thơm nhẹ, thanh mát tự nhiên nên thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Trong y học, tinh dầu thông đỏ được sử dụng như một phương pháp trợ giúp trị liệu để hỗ trợ trầm cảm nhẹ và điều trị mệt mỏi tuyến thượng thận.
- Cải thiện làn da: Bạn sẽ cảm nhận làn da được mềm mại và giảm dị ứng với chiết xuất của thông đỏ. Tuy nhiên không nên áp dụng tinh dầu không pha loãng, bạn có thể bị kích ứng trước tác dụng mạnh của tinh dầu và làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng hiện có. thay vào đó bạn nên pha loãng tinh dầu cùng với dầu ô liu hoặc trong nước để dùng ngoài da.
Nắm bắt được tác dụng của thông đỏ, trên thị trường hiện nay xuất hiện tràn lan các loại tinh dầu thông đỏ được quảng cáo là “thần dược” với giá thành cao. Những công dụng được kể đến như điều trị ung thư, viêm xoang, cải thiện vẻ đẹp cho phụ nữ. Mức giá trung bình từ 1,1 triệu đồng – 1,5 triệu đồng/hộp với khoảng 100 viên. Tuy nhiên nhóm này được kê vào loại thực phẩm chức năng và không có giá trị chữa bệnh thay thế thuốc.
Thông đỏ có điều trị được ung thư?
Một trong những tác dụng được nhắc đến nhiều nhất của cây thông đỏ là điều trị các vấn đề liên quan đến lão hóa và bệnh ung thư. Đã có nhiều chứng minh về hiệu quả của thông đỏ trong việc kéo dài thời gian sống của người ung thư cũng như nhiều bệnh mạn tính khác. Tại Pháp và Mỹ đã điều chế và ban hành nhiều loại thuốc điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân ung thư từ năm 1994 với giá vô cùng đắt đỏ.
Ngoài ra, những nhà khoa học hàng đầu tại Mỹ, Nhật, Pháp đã nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của loại dược liệu này trong nhiều năm. Kết quả đưa ra khẳng định hoạt chất Taxol của thông đỏ có tác dụng cao với nhiều loại bệnh ung thư như: Ung thư vú, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, đại tràng, và ung thư gan,… Tuy nhiên chỉ khi qua chế xuất thành tân dược thì mới có thể đảm bảo kết quả điều trị bệnh thành công, không phát sinh độc tố.
Hiện tại, hoạt chất Taxol của cây thông đỏ đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) công nhận và cho phép lưu hành trên toàn quốc. Ngoài Taxol ra thì Pine Bark Extract đến từ vỏ và lá thông đỏ có chứa đến 85% proanthocyanidin, dùng 40 hợp chất hoạt tính sinh học khác. Điều này chứng minh thành phần flavonoid – một hoạt chất kháng viêm tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa hơn 20 lần so với vitamin C và hơn 50 lần so với vitamin E. Cho thấy chiết xuất thông đỏ có thể đẩy lùi quá trình lão hóa gây suy giảm chức năng ở một mức độ nhất định.
Cây thông đỏ có tác dụng đáng kể trong hoạt động ức chế sự hoạt hóa của NFkB (là yếu tố phiên mã thường bị hoạt hóa quá mức trong tế bào ung thư). Đồng thời những tác dụng đi kèm của thông đỏ được đánh giá cao trong y khoa là khả năng kháng khuẩn, kháng các loại vi rút, và chống tế bào ung thư, chống lão hóa, chống dị ứng, hỗ trợ cải thiện đau cơ, tăng cường chức năng tuần hoàn. Một số loại thuốc chiết xuất từ thông đỏ dùng trong điều trị viêm xương khớp, các vấn đề về da, tiểu đường, rối loạn hệ miễn dịch, chức năng sinh sản ở nữ…
Tuy nhiên, nhìn chung đối với hiệu quả điều trị ung thư của tinh dầu thông đỏ được đăng tải. Thì hiện cho đến nay vẫn chưa có sản phẩm nào có thể điều trị được bệnh ung thư. Vì vậy không thể định tinh dầu thông đỏ chữa được bệnh ung thư. Tuy nhiên hiệu quả từ thuốc có thành phần từ cây thông đỏ vẫn được đánh giá cao trong quá trình điều trị bệnh ung thư, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Và đồng thời bổ sung vitamin và điều hòa hoạt động nội tiết. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến điều trị trực tiếp từ bác sĩ thay vì tự ý dùng thuốc tại nhà.
Tác dụng phụ nguy hiểm của cây thông đỏ
Liều gây chết người là 50-100g lá cây thông đỏ. Cây thông đỏ mang nhiều dược tính tham gia điều trị bệnh, tuy nhiên thành phần độc tố trong loại cây này cũng rất đáng kể. Các chuyên gia tại Hoa Kỳ đã định danh là hơn 350 loại taxane khác nhau tồn tại trong cây thông đỏ. Tất cả chúng đều có bản chất là các alkaloid có hại, và thậm chí cực độc với cơ thể người. Taxane có nhiều nhất trong lá và vỏ cây, hoạt chất này có thể gây chết người nếu dùng với liều lượng quá mức.
Khi vào cơ thể người, các taxane đi vào tim mạch và thần kinh, ngay lập tức gây ra triệu chứng huyết áp thấp, nhịp tim chậm, hoạt động co bóp cơ tim bị ức chế. Khi huyết áp giảm xuống mức thấp, nhịp tim chậm sẽ gây thiếu máu đến tim, não bộ và nhiều cơ quan trọng yếu. Tuần hoàn máu chi phối nhiều hoạt động trong cơ thể người, vì vậy dùng thông đỏ tươi, không qua điều chế có khả năng ngộ độc cao nhất.
Nếu ảnh hưởng đến hệ thần kinh, độc tố từ lá thông đỏ sẽ gây ra hiện tượng run, co giật, người bệnh bất tỉnh. Nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến ngừng thở và tử vong.
Lưu ý khi sử dụng thông đỏ
- Thông đỏ là vị thuốc có độc nên cần thận trọng khi sắc uống dưới dạng phơi khô.
- Không sử dụng thông đỏ chữa bệnh nếu chưa nhận được sự cho phép trong điều trị.
- Trẻ em, phụ nữ đang có thai hoặc sau sinh không nên sử dụng thông đỏ dưới dạng tinh dầu hay thuốc.
- Trường hợp bị dị ứng với thành phần dược liệu của thông đỏ không được phép sử dụng điều trị.
Bài viết đã tổng hợp các đặc điểm hình thái và hiệu quả điều trị của cây thông đỏ. Hi vọng với những kiến thức ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về nó. Với bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn cần cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không phát sinh tác dụng phụ.