Hoa tam thất
Từ xưa, hoa tam thất đã nổi tiếng về những công dụng ma nó mang lại cho sức khỏe người dùng. Ngày nay, hoa tam thất được nhiều người sử dụng như một thứ trà uống hằng ngày. Cùng tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng của thảo dược này dưới đây:
Tam thất hay còn có tên gọi khác là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm (tên khoa học là Panax pseudoginseng). Đây là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng
Đặc điểm hoa tam thất
Hoa tam thất có màu xanh lục nhạt, kích cỡ 3-5cm. Hoa thường nở bung và to hơn nụ, cẫng tự đài hoa đến nhụy dài và mỏng hơn.
Phân bố:
Tam thất sinh trưởng và phát triển ở những nơi là các miền núi cao, địa hình hiểm trở của Việt Nam mà điển hình là vùng cao Tây Bắc như Sapa, Lào Cai, Hà Giang…
Phân loại:
Hoa tam thất có 2 loại gồm hoa thất bắc và hoa tam thất nam. Tam thất bắc được vun trồng khoảng 7 năm thì mới cho được loại củ tam thất dồi dào nguyên chất. Tuy nhiên, để thu hoạch được hoa tam thất, phải đợi khoảng 3 năm. Hoa tam thất bắc có nhiều dưỡng chất tốt hơn tam thất nam. Đặc biệt dược liệu này rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ đau tim…
Thu hái:
Tam thất ngoài cho ra củ, còn cho hoa có thể sử dụng. Hoa nở vào khoảng tháng 8 của năm.Đối với loại tam thất mọc dại trong tự nhiên thì rất khó có để thu hoạch được hoa.
Hoa tam thất bắc thường được thu hoạch sau từ 3 năm vun trồng. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch là khi nụ hoa mới chỉ chớm nở. Phần nụ khi này mang nhiều dưỡng chất hơn.
Cách sử dung: lấy một chút nụ hoa phơi khô tự nhiên, hòa chung cùng nước nóng sẽ cho ra nước trà hoa có vị thơm ngào ngạt. Trà nụ hoa được coi là một trong số ít các loại trà tự nhiên không qua tinh chế nhưng cho tác dụng cực tốt cho sức khỏe mà không gây tác dụng phụ.
Thành phần hóa học:
Saponin: Hoạt chất này có chứa nhiều ở trong thành phần của củ tam thất bắc, ngoài ra trong nụ hoa tam thất cũng chứa thành phần dưỡng chất này. Saponin có tác dụng hỗ trợ quá trình chống viêm nhiễm, ngừa lão hóa ở tế bào, tác động tới các hệ thần kinh, hệ tim mạch,… giúp tăng cường chức năng cho tim mạch, ổn định và điều hòa huyết áp.
Ngoài ra, trong nụ hoa tam thất bắc còn chứa rất nhiều những thành phần hợp chất có nhân Sterol, acid amin, chất Fe, Ca,… cmang lại tác dụng cầm máu, tiêu ứ, điều hòa khí huyết, giảm viêm và nhiều công dụng khác.
Liều lượng sử dụng:
Hoa tam thất khô: Hoa tam thất được dùng dưới dạng phơi khô tán bột sử dụng hoặc hãm nước uống thay trà hàng ngày.
Cách dùng hoa tam thất khô: Liều dùng mỗi ngày 3 – 5g mỗi ngày. Có thể dùng hãm nước nhiều lần cho đến khi nào hết vị ngọt đắng thì mới thôi.(Lưu ý: Mục đích để trà luôn thơm ngon, bạn nên tráng trà 1 lần bằng nước sôi rồi mới pha)
Nụ và hoa tam thất có tác dụng gì
Theo nghiên cứu của Đông y, tam thất mang vị ngọt, hơi đắng, tính vị ấm, đi vào kinh can, vị. Tam thất có tác dụng tán khí, ứ huyết, giảm đau… Dược liệu này thường được dùng trong các trường hợp ói ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, băng huyết, tiêu thũng. Đặc biệt vị thuốc đóng vài trò quan trọng trong việc điều trị các vết thương bên ngoài da do va chạm, rách da, vết thương từ đụng dập.
Các dược tính có trong tam thất mang lại hiệu quả điều trị nhiều bệnh:
- Hoa tam thất mang lại tác dụng chữa mất ngủ: Hỗ trợ trong điều trị mất ngủ, mê, man, mơ sảng, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc (Công dụng cao ứng dụng được cho cả những đối tượng mất ngủ kinh niên)
- Tác động giúp ổn định huyết áp kể cả đối với người bị huyết áp cao hay huyết áp thấp.
- Thanh nhiệt cho cơ thể: Dùng mỗi ngày 3-5g nụ hoa có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể từ bên trong. Phù hợp dùng cho những ngày mùa hè nóng nực.
- Tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể: Sử dụng hoa tam thất để bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi nhiều bệnh tật.
- Cải thiện trí: Trong thành phần của nụ hoa có chứa nhiều hợp chất có lợi cho trí não, khi dùng với liều lượng hợp lý không những giảm căng thẳng, thư giãn cho hệ thần kinh mà còn cải thiện trí nhớ rất tốt.
- Phòng ngừa ung thư: Chiết xuất từ trong nụ hoa mang tới khả năng ức chế sự hình thành các khối u ác tính, đặc biệt là bệnh u xơ tử cung ở phái nữ.
- Cải thiện sức khỏe cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Dược liệu đã được chứng minh là một vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những người bệnh mắc các chứng đau tim, xơ vữa động mạch…
- Hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tiểu đường.
- Giúp người dùng giảm béo, giảm mỡ thừa và đặc biệt hơn cả mang đến cho bạn một cơ thể khỏe đẹp và làn da mịn màng.
- Lợi ích tăng cường chức năng cho gan, giải độc mát gan, giúp hạ men gan, rất tốt cho những người bệnh mắc chứng suy giảm chắc năng gan.
Đối tượng sử dụng
- Người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hoa mắt, chóng mặt
- Người lao động quá sức, áp lực công việc lớn, người làm việc trong môi trường độc hại
- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, người bị tai biến mạch máu não,tiểu đường…
- Sử dụng hoa tam thất thường xuyên sẽ giúp giảm béo rất tốt
- Người già suy giảm trí nhớ nên dùng hàng ngày
Các bài thuốc với hoa tam thất
Bạn đọc có thể áp dụng các bài thuốc dưới đây với dược liệu để cải thiện sức khỏe:
- Bài thuốc từ hoa tam thất chữa chứng mất ngủ
Chuẩn bị nguyên liệu: hoa tam thất, ngọn lạc tiên cùng lá dâu tằm, mỗi vị 10gr
Cách thực hiện: Đem những thảo dược đã chuẩn bị đi rửa sạch và đun, sắc nước uống hàng ngày. Sử dụng kiên trì liệu trình trong khoảng 1 tuần người bệnh sẽ thấy tình trạng mất ngủ của mình được cải thiện rõ rệt.
- Phòng ngừa tình trạng đau thắt ngực
Tam thất, đan sâm mỗi vị 20g sắc uống hoặc lấy nước dùng nấu cháo. Dùng để ăn liên tục trong vài tháng.
- Chữa các bệnh về suy nhược cơ thể
Chuẩn bị các vị thuốc gồm: 12gr tam thất, sâm bổ chinh, ích mẫu mỗi loại 40gr, 20gr kê huyết đằng, 12gr hương phụ.
Đem các nguyên liệu đi bào nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh Mỗi ngày lấy ra dùng khoảng 30gr hỗn hợp này vào việc sắc lấy nước uống. Tùy vào tình trạng cụ thể từng người mà có thể sử dụng với liều lượng khác nhau.
Lưu ý khi sử dụng nụ hoa tam thất
Tuy tam thất là thảo dược thiên nhiên khá lành tính. Người dùng cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không nên sử dụng hoa tam thất vào việc điều trị bệnh khi cơ thể bị lạnh. Bởi bản chất của tam thất mang tính lạnh, nên nó sẽ khiến cho tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.
- Người bị các chứng rong kinh cũng không nên sử dụng tam thất vì nó có thể khiến dòng chảy kinh nguyệt lâu hơn.
- Không sử dụng tam thất chung với các loại trà, đặc biệt là loại có hương mạnh nếu không sẽ làm giảm tác dụng của tam thất. Nên sử dụng riêng tam thất để hiệu quả cao hơn.
- Không nên sử dụng quá liều dùng 9gr tam thất mỗi ngày.
- Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng bởi có thể ảnh hưởng tới thai nhi
Những thông tin trên đây đã vừa đề cập đến hoa tam thất cùng một số công dụng của chúng. Hy vọng rằng qua bài các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về dược liệu này.