Hạt Bo Bo (Hạt Ý Dĩ)

Hạt bo bo hay Ý dĩ là hạt của cây Lúa miến (Sorghum) được sử dụng để làm thực phẩm, sử dụng thay gạo thóc. Bên cạnh đó, Ý dĩ nhân còn được sử dụng trong Đông y với tác dụng trừ tý, kiện tỳ, chỉ thống, điều trị viêm phổi, tiêu chảy, gân co quắp không duỗi thẳng được,…

hạt giống bo bo
Hạt bo bo được sử dụng trong Đông y với nhiều công dụng khác nhau
  • Tên gọi khác: Hạt ý dĩ, Cườm thảo, Cườm gạo, Ý mễ, Mễ nhân, Lục cốc tử, Ý dĩ nhân,…
  • Tên khoa học: Coix lachryma jobi L
  • Họ: Lúa – Poaceae

Mô tả dược liệu hạt Bo bo

1. Đặc điểm sinh thái

Bo bo thân thảo, sáng hàng năm, thân cao khoảng 1 – 1.5 m, thân nhẵn bóng, không phân nhánh, có nhiều đốt dọc. Lá cây hẹp, dài khoảng 10 – 40 cm, đầu lá nhọn, có gân nổi song song, gân giữa to rõ ràng.

Hoa Bo bo đơn tính, phát triển ở các kẽ lá. Hoa đực mọc ở phía trên ở cái ở phía dưới, có 3 nhị. Quả đĩnh, được bao bọc bởi các bẹ của lá bắc.

Hạt Ý dĩ khi chín được bao bọc bởi lớp vỏ màu trắng trân châu và rất cứng. Dược liệu có hình tròn hoặc bầu dục, phía đáy tương đối rộng, hơi bằng, đỉnh tròn đầy, đường kính khoảng 0.3 – 0.5 cm, dài khoảng 0.5 – 0.65 cm. Khi đập vỡ vỏ hạt Bo bo, bên trong có một chất màu trắng, có bột, không mùi, vị ngọt (dược liệu Ý dĩ nhân).

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Nhân bên trong hạt Bo bo được sử dụng làm dược liệu, Đông y gọi là Ý dĩ nhân. Các loại hạt to, béo có màu trắng ngà được cho là có chất lượng tốt.

thành phần dinh dưỡng hạt bo bo
Phần nhân hạt Bo bo được ứng dụng để làm dược liệu

3. Phân bố

Cây Bo bo có nguồn gốc ở Đông Á và bán đảo Malaysia. Hiện nay được di thực, gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm Trung Quốc, miền Nam Hoa Kỳ để làm thực phẩm và dược liệu.

Tại Việt Nam, Bo bo thường mọc hoang ở những nơi ẩm mát, ven các bờ suối ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Thanh Hóa. Ngoài ra, một số tỉnh miền Nam bao gồm Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long cũng tìm thấy hạt Bo bo với tên gọi là hạt Cườm.

4. Thu hái – Sơ chế

Hạt Ý dĩ thường được thu hái vào tháng 8 – 10 khi quả đã già. Khi thu hoạch cần cắt cả cây mang đi khơi khô sau đó đập cho hạt rơi ra. bỏ phần vỏ cứng ở bên ngoài, chỉ thu lấy phần nhân bên trong.

Các bào chế dược liệu Ý dĩ nhân:

Có thể dùng sống hoặc sao qua với cám (cứ 50 kg hạt Bo bo thì dùng 5 kg cám). Sao liên tục đến khi hạt hơi vàng thì bỏ cám đi, để nguội, bảo quản dùng dần  (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản nhân Bo bo ở nơi thoáng mát, khô rát, tránh độ ẩm cao và nơi có nhiều côn trùng.

6. Thành phần hóa học

Theo Trung Dược học, nhân Bo bo có chứa một số thành phần hóa học bao gồm:

  • Vitamin B1
  • Leucine
  • Lysine
  • Arginine
  • Coixenolide
  • Coixol

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho biết Bo bo còn chứa:

  • Coixenolide
  • Chất béo
  • Linoleic Acid
  • Stearic Acid
  • Palmitic Acid
  • Cis – 8 – Octadecenoic
  • A – Monoolein
  • Transferuloylstigmastenol
  • Erans – Feruloylcampes tenol
  • Coixan A, B, C

Vị thuốc hạt Bo bo

 

hạt bo bo có tác dụng gì
Bo bo tính hơi hàn, vị ngọt nhạt thường sử dụng làm dược liệu và thức ăn

1. Tính vị

Theo Bản Kinh: Tính hơi hàn, vị ngọt

Theo Thực Liệu Bản Thảo: Tính bình

Theo Biệt Lục: Không chứa độc tố

Theo Bản Thảo Kinh Tập Sơ: Tính hơi hàn, vị ngọt nhạt

2. Quy kinh

Theo Bản Thảo Cương Mục: Vào kinh Phế, Tỳ, Thận

Theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Quy vào Tỳ, Vị, Can, Phế, Đại tràng

Theo Bản Thảo Hối Ngôn: Quy vào kinh thủ thái âm Phế, Túc dương minh vị

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng lên hệ thống hô hấp: Dầu chiết từ nhân Bo bo có thể tác dụng lên hệ thống hô hấp, gây kích thích hô hấp. Sử dụng liều cao có thể gây ức chế hô hấp và làm giãn phế quản.
  • Tác dụng lên các cơ vân: Dầu trích từ Ý dĩ có thể làm cho cơ vân giảm và ngừng co bóp. Tác dụng này có thể ảnh hưởng đến cơ trơn, giúp cơ trơn thư giãn mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
  • Tác dụng lên các tế bào khối u: Ý dĩ nhân có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.
  • Độc tính: Thí nghiệm trên chuột nhắt khi sử dụng 5 – 10 g / kg chích dưới da có thể gây độc.

Theo y học cổ truyền:

  • Lợi thấp
  • Kiện tỳ
  • Bài mủ
  • Thư cân, lợi khớp, giảm đau tê nhức
  • Trừ tà khí bất nhân

Chủ trị:

  • Chủ gân có rút cấp tính, tay chân đau nhức không duỗi ra được, phong thấp tý, hạ khó, khi uống lâu có thể ích khí, làm cơ thể có cảm giác nhẹ nhàng (theo Bản Kinh).
  • Trị nhiệt phong, gan mạch co rút cấp tính, chủ phế khí, nôn ra máu, mủ, ho đờm nghịch lên, phá kết độc ở ngũ tạng (theo Dược Tính Luận).
  • Trừ khí xâm nhập vào người gân đau nhức gân xương, lợi trường vị, làm tiêu thũng (theo Biệt Lục).

4. Cách dùng – Liều lượng

Ý dĩ được sử dụng làm thức ăn và dược liệu. Có thể dùng ăn hoặc sắc thuốc, dùng độc vị hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo là 12 – 80 g mỗi ngày.

Bài thuốc sử dụng hạt Bo bo

Hạt Bo bo
Hạt Bo bo thường dùng để trừ thấp, kiện tỳ, chữa gân co rút không thể duỗi thẳng

1. Điều trị phong thấp, đau nhức cơ thể, nghiêm trọng về trưa và chiều

Sử dụng nhân Bo bo, Cam thảo, mỗi vị 40 g, Hạnh nhân 30 hạt, Ma hoàng 120 g, dùng sắc với 4 chén nước, đến khi cạn còn 1.5 chén thì gạn lấy nước để riêng. Lại cho thêm 3 chén nước sắc đến khi còn 1 chén. Hợp chung hai chén thuốc lại thành một chén, chia thành 3 lần uống trong ngày.

2. Điều trị trị trường ung chữa vỡ mủ

Bài thuốc thứ nhất:

Sử dụng nhân Bo bo, Bại tương, mỗi vị 40 g, Phụ tử 8 g sắc thành thuốc, dùng uống.

Bài thuốc thứ hai:

Sử dụng Ý dĩ nhân, Mạch môn, Cát cánh, mỗi vị 40 g, Bại tương, Cam thảo, Mẫu đơn bì, Phục linh, Sinh khương, mỗi vị 24 g, Sinh địa 60 g, Đan sâm, Thược dược, mỗi vị 48 g, sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.

3. Chữa ngực đau

Sử dụng Ý dĩ nhân, Ngưu tất, Sinh địa, Cam thảo, Ngũ gia bì, Thạch hoạt, sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.

4. Chữa họng sưng đau, có nhọt sưng

Dùng một lượng vừa đủ nhân Bo bo nhai nuốt là khỏi.

5. Chữa người hay giận dữ, nóng nảy, tiểu buốt, đau

Sử dụng Ý dĩ mễ 20 g, sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn 1 chén thì cho thêm Cam thảo 16 g hoặc Nho khô 40 g, đun sôi lại, lọc bỏ bã, dùng nước uống.

6. Điều trị người lãnh khí

Sử dụng hạt Bo bo giã cho thật sạch, nấu ăn như cơm.

7. Trị phế nuy, khạc, ho ra máu, mủ

Dùng hạt Bo bo 400 g, giã nát nấu với 3 phân nước đến khi cạn còn 1 phân, thêm một ít rượu, dùng uống. Thuốc cần uống nhiều để phát huy công dụng.

8. Trị phế nuy phát quyết

Sử dụng Ý dĩ, Mộc qua, Thạch học, Hoàng bá, Tỳ giải, Sinh địa, Mạch môn, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng uống với nước sôi. Học nấu kỹ 3 lần đến khi cạn còn 2.5 chén nước, chia thành 3 lần dùng uống mỗi ngày.

9. Chữa hen suyễn, thủng thủy

Sử dụng Úc lý nhân 80 g, giã nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt. Dùng nước này nấy với một lượng vừa đủ hạt Bo bo thành cơm, dùng ăn 2 lần mỗi ngày.

10. Trị ho đờm thấp

Sử dụng hạt Bo bo 120 g, Cam thảo 80 g, Cát cánh 40 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 20 g, thêm một lượng nhỏ gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn chính.

11. Chữa miệng môi sưng phù, phong thũng tỳ

Dụng hạt Bo bo (sao vàng), Chích thảo, Xích tiểu đậu (sao), Phòng kỷ, mỗi vị phân lượng bằng nhau. Mỗi lần sử dụng 16 g, gia thêm 3 lát Gừng tươi, sắc thành thuốc, dùng uống khi còn ấm.

12. Chữa răng đau, răng sâu

Sử dụng hạt Bo bo, Cát cánh, nghiền nát thành bột mịn, dùng nhét vào chỗ răng đau.

13. Điều trị trường ung, ung nhọt ở ruột

Sử dụng hạt Bo bo 4 g, Phụ tử 0.8 g, Bại tương 2 g, tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 g, sắc thành thuốc dùng uống.

14. Điều trị đầu lở loét ở trẻ nhỏ, ghẻ lở do thai nhi nhiễm độc

Dùng Ý dĩ nhân 30 g, Đại hoàng 15 g, Thổ phục linh 60 g, tán thành bột, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng uống 1 viên.

15. Chữa trẻ nhỏ chân tay mềm

Sử dụng hạt Bo bo, Táo toan, Đương quy, Khương hoạt, Phòng phong, mỗi vị 40 g, tán nhỏ thành bột mịn, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 4 g.

16. Chữa rôm sẩy ở trẻ em

Dùng Ý dĩ 30 g nấu cháo với bí đao 60 g dùng ăn. Bài thuốc có thể thanh thấp nhiệt độc tích ở da.

17. Chữa can khí yếu, gân cơ yếu, tay chân không có sức, người mệt mỏi ở trẻ nhỏ

Sử dụng nhân Bo ba, Phòng phong, Tần cửu, Táo toan nhân, Đương quy, Khương hoạt, tán thành bột mịn, gia thêm hồ làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 4 – 6 g.

18. Chữa người tiểu ít, phù thũng, thấp trệ

Dùng hạt Bo bo, Xích tiểu đậu, Đông qua bì, mỗi vị đều 40 g, nấu thành cháo, dùng ăn.

19. Chữa suy dinh dưỡng gây phù thũng

Dùng Ý dĩ nhân 80 g nấu với gạo trắng thành cháo, dùng ăn.

20. Điều trị tiêu chảy, thấp trệ, tỳ hư

Sử dụng hạt Bo bo 40 g và Xa tiền tử 20 g, sắc thành nước, dùng uống.

21. Điều trị ho ra đờm mủ do phế ung

Sử dụng nhân Bo bo 80 g, Đông qua nhân 24 g, Lô căn 40 g, Đào nhân 8 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

22. Điều trị thấp uất ở kinh mạch gây nóng trong người, đổ nhiều mồ hôi, tiểu không thông

Sử dụng Ý dĩ 20 g, Phục linh, Trúc diệp, Liên kiều, mỗi vị đều 12 g, Thông thảo 8 g, Bạch khấu nhân 4 g, sắc thành thuốc dùng uống.

23. Trừ thấp, hỗ trợ giảm đau

Bài thuốc thứ nhất:

Sử dụng nhân Bo bo 20 g, Hoạt thạch 16 g, lá Tre, Phục linh, Liên kiều, mỗi vị 16 g, Thông thảo 8 g, Bạch đậu khấu 16 g, tán thành bột, dùng uống với nước ấm.

Bài thuốc thứ hai:

Sử dụng Bo bo 30 g, Độc hoạt 12 g, Đậu đen 50 g, sắc thành thuốc, dùng uống 2 lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng hạt Bo bo

Người có thai không dùng (theo Phẩm Hối Tinh Yếu).

Người thận thủy bất túc, Tỳ âm bất túc, có thai, khí hư hạ hãm cấm dùng (theo Đắc Phối Bản Thảo).

Người bệnh táo bón, hạn nhập gân, Tỳ hư không có thấp, hơi thở ngắn, không dùng (theo Bản Thảo Kinh Sơ).

Người táo bón, tân dịch khô, có thai, kiêng dùng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Dùng lợi thấp dùng sống, kiện tỳ sao lên dùng.

Hạt bo bo được sử dụng để nhiệt khí, điều trị tế thấp. Khi sao lên có thể kiện tỳ, hóa thấp nên thường được sử dụng để điều trị thấp nhiệt, tiêu mủ và tiêu thủng. Mặc dù được sử dụng như một loại lương thực nhưng nếu cần sử dụng Bo bo như dược liệu, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc chuyên môn.