Đậu ma
Theo một số ghi chép của các tài liệu cổ, đậu ma có tính bình và vị mặn, có tác dụng sáng mắt, khử phong, thanh can và ích thận,… Do đó, thảo dược tự nhiên này thường được nhân dân dùng làm thuốc chữa bệnh sáng mắt. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện chứng táo bón.
+ Tên khác: Giả lục đậu, lạc giời, thảo quyết minh, giả hoa sinh, hạt muồng
+ Tên khoa học: Pueraria phaseoloides (Roxb.) Benth
+ Họ: Đậu Fabaceae
I. Mô tả đậu ma
+ Đặc điểm thực vật
Thảo quyết minh là loại cây thảo leo, có nhánh nhỏ và có lông màu vàng mọc ngược. Cây nhỏ thường cao khoảng 0.3 – 0.9 m, có khi cao đến 1.5 m. Lá cây dài 1 cm. Lá kép mọc so le, có 2 – 4 đôi lá chét. Lá chét hình bánh bò hoặc hình trứng ngược lại, có chiều dài từ 6 – 12 cm, rộng 15 – 25 mm, có lông hai mặt lá. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, có chiều dài 30 cm. Hoa thảo quyết minh có màu tim tím. Quả hình trụ, có chiều dài từ 8 – 9 cm. Mỗi quả chứa khoảng 13 – 15 hạt.
+ Phân bố
Thảo quyết minh phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á như Malaixia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, loại thảo dược này mọc nhiều ở bờ suối và vùng rừng núi thưa hoặc bờ rào, ven đường đi. Ngày nay, cũng có một số cơ sở ươm giống, trồng làm thuốc.
+ Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
- Bộ phận dùng: Toàn thân
- Thu hái và chế biến: Quả chín đem về phơi khô và đập lấy hạt. Hạt thảo quyết minh sau khi thu được tiếp tục đem phơi khô
II. Vị thuốc
+ Tính vị
Tính bình và vị mặn
+ Qui kinh
Đi vào kinh Thận và Can
+ Tác dụng
Theo tài liệu Y học cổ truyền, đậu ma có những tác dụng sau:
- Ích thận
- Thanh can
- Sáng mắt
- Nhuận tràng
- Thông tiện
Nhờ những tác dụng này, vị thuốc này thường được chỉ định điều trị các bệnh sau:
- Chữa đại tiện táo bón
- Đau nhức đầu
- Mắt đỏ và chảy nhiều nước mắt
- Điều trị thong manh có màng
- Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
- Bệnh chàm mặt ở trẻ em
- Chữa mụn nhọt hoặc viêm loét ngoài da
+ Cách dùng và liều lượng
Thảo quyết minh được dùng dưới dạng thuốc đắp ngoài da, thuốc bột, thuốc viên hoặc sắc uống trong. Liều dùng hàng ngày 5 – 10 gram. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ chỉ định liều dùng và thời gian uống thuốc khác nhau.
III. Bài thuốc chữa bệnh từ đậu ma theo kinh nghiệm dân gian
+ Chữa mờ đục thủy tinh, quáng gà, đau mắt đỏ
Chuẩn bị 16 gram hạt đậu ma đã sao vàng, 16 gram thăng ma, 12 gram cỏ dùi trống, 12 gram chi tử, 8 gram long đảm thảo, 8 gram hoa cúc vàng và 16 gram sài đất, 8 gram sài hồ. Mỗi ngày một thang sắc uống. Thường xuyên sử dụng cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm dần.
Trong trường hợp đục thủy tinh thể lâu ngày, ngoài các vị thuốc nêu trên, các bạn thêm 12 gram hoài sơn, 12 gram sen thì, 16 gram thục địa, 12 gram đương quy và 8 gram hạt trái gấc đã được đốt và tán nhuyễn. Sắc thuốc và uống. Lưu ý, hạt gấc chứa độc nên để làm giảm độc tính nên đốt trước khi dùng.
+ Điều trị bệnh táo bón và giúp ổn định huyết áp
Sử dụng 50 gram hạt đậu ma, 10 gram cam thảo và 40 gram hoa hòe. Cho các vị thuốc này vào ấm và sắc chung với 1.5 lít nước cho tới khi cạn còn 800 ml. Chia làm nhiều phần và uống trong ngày. Tốt nhất nên uống thuốc liên tục trong vòng 10 ngày để nhận được kết quả trị liệu hiệu quả.
+ Chữa mụn nhọt ở trẻ em
Dùng một nắm dây đậu ma tươi đem sắc nước và uống. Ngoài ra có thể dùng nước sắc này rửa mụn hoặc giã nát lá đắp lên nốt mụn. Áp dụng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng và đau do mụn nhọt gây nên.
+ Điều trị hắc lào
Dùng 20 gram đậu ma ngâm trong 5 ml dấm và 50 ml rượu 40 độ. Sau khoảng 10 ngày ngâm là có thể dùng bôi lên vùng da bị hắc lào. Nên thoa thường xuyên 2 lần mỗi ngày, giúp đẩy lùi tình trạng bong tróc và ngứa ngáy trên da do hắc lào gây nên. Lưu ý, trước khi bôi rượu thuốc nên vệ sinh da bị bệnh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng sát khuẩn.
+ Cải thiện tình trạng mất ngủ và chữa cao huyết áp
Sử dụng 15 gram đậu ma, 5 gram hoàng bá và 3 gram long đờm thảo sắc chung với 300 ml nước. Chờ nước thuốc cạn còn 150 ml, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc và chia làm 3 uống trong ngày. Nếu không uống được thuốc này, các bạn cũng có thể dùng hạt đậu ma rang đen rồi pha nước uống như trà, giúp chữa chứng mất ngủ và ổn định huyết áp.
Đậu ma có tác dụng làm sáng mắt và giúp đại tiện dễ dàng. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy không nên dùng thảo dược này để tránh tình trạng khiến bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng dược liệu này thường xuyên. Bởi đậu ma có tính lợi tiểu có thể gây mất chất dinh dưỡng và mất nước gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.