Đại Cốt Bì

Đại cốt bì là cây thuốc có vị ngọt, tính lạnh… có khả năng điều trị ho ra máu, tiểu ra máu, viêm phổi… Việc sử dụng cần hết sức thận trọng để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. 

đại cốt bì
Vị thuốc đại cốt bì được dùng trong điều trị khá nhiều bệnh
  • Tên khác: câu kỷ, cây khủ khởi, địa tinh, khổ di, khước thử, kỷ căn, địa tiết, cẩu kế, tiên trượng, địa tiên, khước lão căn, tiên nhân tượng, địa cốt quan, tử kim bì, tây vương mẫu trượng, phục trần chiên, kim sơn già căn, tính cốt bì
  • Tên khoa học: Lycium sinense Mill
  • Họ: Cà (Solanaceae)

Mô tả cây đại cốt bì 

Đặc điểm của cây đại cốt bì 

Đây là loại cây bụi nhỏ có chiều cao trung bình từ 0.5 đến 1.5 , có cành nhỏ có khi dài tới 4m. Phần lá của cây thường mọc so le hoặc mọc thành vòng ở một điểm với cuống dài từ 2 đến 6 mm. Phiến lá thường có hình mác với đầu lá hẹp, nhọn có chiều dài từ 2 đến 6 cm. Phần hoa thường nhỏ có màu tím nhạt, mọc riêng lẻ. Phần quả mọng, khi chín có màu đỏ sẫm, hoặc vàng. Mùa hoa thường từ tháng 6 đến tháng 9 còn mùa quả thì từ tháng 7 đến tháng 10. 

Phân bố 

Cây mọc hoang nên thích nghi với hầu hết các địa hình ở nước ta, kể cả trung du, đồng bằng hay đồi núi. Thường cây sẽ phát triển ở những vùng đất pha cát và có ánh sáng đầy đủ. 

Bộ phận dùng 

Phần được dùng làm thuốc thường là phần vỏ rễ

Thu hái, sơ chế 

  • Đại cốt bì thường được thu hái vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu. 
  • Sau khi được thu hoạch phần rễ sẽ được rửa sạch rồi rút bỏ phần lõi bên trong. 
Đại cốt bì
Thông thường phần lõi của rễ cây đại cốt bì có tác dụng chữa bệnh

Bào chế thuốc 

Thông thường vị thuốc này thường được bảo quản như sau: 

  • Sau khi thu hoạch cắt thành từng đoạn bằng nhau rồi cho vào sắc chung cùng cam thao, ngâm 1 đêm rồi sấy khô. 
  • Chọn phần vỏ không còn lõi, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Có khi có tẩm thêm rượu rồi sấy sơ qua. 

Bảo quản 

Thuốc được bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc làm mất tác dụng của thuốc. 

Thành phần hóa học 

Trong thành phần của đại cốt bì có chứa nhiều saponin, alcaloid, oxisitosterol cùng nhiều hoạt chất khác. 

Vị thuốc đại cốt bì

Thông thường đại cốt bị là vị thuốc có hình ống nhỏ có chiều dài từ 3 đến 10 cm và dày từ 1 đến 3 mm. Thông thường sẽ có màu vàng nâu, hơi sù sì và có những đường vân nứt dọc, dễ bóc. Còn mặt trong thường có màu vàng nhạt hoặc vàng xám, có vân dọc, nhỏ. 

Tính vị 

Vị ngọt, tính lạnh

Quy kinh 

Kinh phế, can thận và tam tiêu 

Tác dụng dược lý và chủ trị của đại cốt bì 

Đại cốt bì có khả năng hạ đường huyết, hạ huyết áp, hạ cholestrol trong máu. Đồng thời có khả năng kháng khuẩn, giúp ức chế tụ cầu khuẩn và một số loại virut. 

Có tác dụng lương huyết, thannh phế, trừ cốt chưng và giáng hỏa. Chuyên điều trị chứng âm hư, sốt về chiều, phế nhiệt ho, nội nhiệt tiêu khát, nục huyết… 

Cách dùng và liều lượng

Thường dùng dạng sắc uống hoặc ngâm rượu với liều lượng từ 6 đến 12g mỗi ngày

Độc tính 

Hầu như không có độc tính, ít gây tác dụng phụ, có thể dùng được cho trẻ em

Bài thuốc sử dụng đại cốt bì 

Một số bài thuốc sử dụng đại cốt bì mà bạn có thể tham khảo 

Điều trị hư lao sốt hâm hấp 

  • Dùng một ít rễ đại cốt bì nấu với nước sôi cho tinh chất tan trong nước. 
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để uống trong ngày. 

Điều trị nóng trong xương, bứt rứt, nóng nảy 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 80g đại cốt bì, 40g phòng phong, 20g cam thảo. 
  • Cho tất cả nguyên liệu trộn đều với nhau. 
  • Mỗi lần dùng khoảng 20g hỗn hợp nấu với 5 lát gừng tươi rồi uống hết trong ngày. 

Điều trị đau thắt lưng do suy thận

  • Chuẩn bị: 400g đại cốt bì, 400g tỳ giải và 400g đỗ trọng 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đậy kín rồi hầm trong 1 ngày rồi để dành uống từ từ. 
  • Mỗi lần dùng khoảng 30ml là vừa đủ. 

Điều trị nôn ra máu 

Dùng đại cốt bì tán bột và sắc uống mỗi ngày 

Điều trị tiểu ra máu 

  • Lấy đại cốt bì còn tươi giã nát rồi lấy nước cốt sắc uống mỗi ngày 1 chén. 
  • Điều trị bạch đới mạch sác 
  • Chuẩn bị: 400g đại cốt bì, 2000g sinh địa 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nấu chung với rượu cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp 
  • Chia ra dùng hết trong ngày 

Điều trị đau nhức răng 

  • Dùng rễ đại cốt bì sắc chung với giấm 
  • Lấy nước thu được để súc miệng hàng ngày. 

Điều trị huyết áp cao 

  • Chuẩn bị: 160g đại cốt bì, 160g rễ dâu, 160g rễ cây ngô. 
  • Sắc trong 1 thang thuốc rồi dùng hết trong ngày. 

Điều trị lở loét âm hộ 

Dùng rễ đại cốt bì nấu với nước rồi dùng để rửa âm hộ nhiều lần trong ngày. 

Điều trị lao phổi

  • Chuẩn bị 12g đại cốt bì, 12g miết giáp, 12g tri mẫu, 16g ngâm sao hồ, 12g tần cửu. 
  • Dùng nguyên liệu trong 1 thang thuốc, sắc lên và uống trong ngày. 

Điều trị viêm phế quản, viêm phổi 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12g đại cốt bì, 12g tang bạch bì, 8g sinh cam thảo, 20g gạo nếp. 
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc uống trong ngày. 

Điều trị chai chân, ngón chân đau lở 

Kết hợp đại cốt bì và hồng hoa đem tán bột rồi rắc lên vùng da bọ tổn thương thường xuyên. Chắc chắc các triệu chứng sẽ được cải thiện. 

Điều trị tiểu đường

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 30g đại cốt bì, 30g nhân sâm, 30g thạch xương bồ, 30g viễn chí, 30g bạch linh, 30g bạch truật, 30g ngưu tất. 
  • Cho tất cả nguyên liệu đi sấy khố, tán thành bột. 
  • Mỗi lần dùng khoảng 6g nấu nước uống. Mỗi ngày dùng 2 lần. 

Trong dân gian còn lưu truyền khá nhiều bài thuốc dùng đại cốt bì để điều trị bệnh khác. Bạn có thể tham khảo và sử dụng. 

Kiêng kị khi dùng đại cốt bì 

Không được dùng đại cốt bì trong các trường hợp: 

  • Ngoại cảm phong hàn phát sốt 
  • Tỳ vị hư hàn 
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú phải có chỉ định của bác sĩ. 
  • Người có tiền sử dị ứng với thảo dược hoặc một số loại thuốc cũng cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. 
  • Khi dùng chung với các loại thuốc khác, kể cả thuốc không kê toa, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Những thông tin về đại cốt bì chỉ mang tính tham khảo. Trong quá trình sử dụng chắc chắn sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ, hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia trức khi sử dụng.