Cúc hoa trắng
Cúc hoa trắng có nhiều công dụng cho sức khỏe như trị đau đầu, giảm huyết áp, chống suy nhược cơ thể… Liều dùng 6 – 20g mỗi ngày dưới dạng sắc uống, làm trà hoặc tán bột.
Hình ảnh cúc hoa trắng
- Tên gọi khác: Hoa cúc trắng, bạch cúc hoa, cúc trắng, tiết hoa, kim nhị, nhật tinh, mẫu cúc, chu doanh
- Tên gọi trong khoa học: Chrysanthemum maximum
- Họ: Cúc – Asteraceae
Mô tả về cúc hoa trắng
+ Đặc điểm thực vật
Cây cúc hoa trắng là một loại cây thân nhỏ có hoa thuộc họ nhà Cúc. Loài thực vật này được khoa học ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1753. Dưới đây là một số đặc điểm nhận diện của loài cúc này:
- Thân cây: Mọc thẳng, chiều cao trung bình dao động trong khoảng 0,5 đến 1 mét. Cây sống lâu năm hoặc một năm. Thân có vỏ ngoài nhẵn, màu xanh nhạt hoặc xanh đậm. Trên thân có rãnh và có thể phân cành. Toàn thân bao phủ một lớp lông tơ trắng, mềm.
- Lá cây: Cúc trắng lá đơn, mọc so le. Mỗi lá xẻ từ 3 – 5 thùy. Mặt dưới có lông nhưng không đậm màu bằng mặt trên, mép lá có răng cưa, hơi nhọn ở đầu lá. Cuống lá dài khoảng 1cm, có tai ở gốc.
- Hoa: Bông cúc mọc ra từ đầu cành hoặc phát triển từ các kẽ lá. Các hoa kích thước không đều nhau. Đường kính mỗi bông khoảng 2,5 – 5 cm. Các cánh bên ngoài màu trắng tinh, lớp cánh hoa bên trong ngắn hơn và có thể có màu vàng nhạt. Toàn bộ cánh mọc ốm lấy đài hoa màu vàng đậm.
- Quả: Cây cúc hoa trắng rất hiếm khi cho ra quả. Nếu có thì quả thường có hình trái xoan.
+ Phân bố
Cây cúc hoa trắng có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau nên được trồng ở nhiều nơi. Cây được tìm thấy ở khắp mọi miền, từ đồng bằng cho đến các vùng núi cao ở nước ta.
Do có hoa đẹp, cây cúc trắng thường được người dân trồng làm cảnh. Cánh hoa cũng được dùng để ướp trà.
+ Bộ phận dùng
Bộ phận được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc là hoa khô. Hoa còn nguyên vẹn bông, màu sắc tươi sáng, có mùi thơm đặc trưng.
+ Thu hái – Sơ chế:
Cúc hoa trắng thường được thu hoạch vào cuối thu, đầu đông, thường là từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm khi vừa mới chớm nở. Toàn thân cây sẽ được cắt đem về để nơi râm mát phơi khô nhờ gió, sau đó ngắt lấy hoa. Nếu muốn nhanh hơn, bạn cũng có thể đem hoa sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Thông thường cứ 5 – 6kg hoa tươi sau khi phơi hoặc sấy sẽ thu được khoảng 1kg khô.
+ Đặc điểm dược liệu
Cúc hoa trắng khô có màu vàng nhạt hoặc ngả nâu, cánh dẹt. Giữa hoa có nhiều cánh dạng ống, có bao hoa bên dưới. Nếm thấy vị ngọt và hơi đắng ở đầu lưỡi. Dược liệu có mùi hương thơm ngát đặc trưng của hoa cúc.
+ Bảo quản
Tích trữ dược liệu trong hũ nhựa, thủy tinh hoặc đóng gói trong bao ni lông. Để ở nơi khô ráo mát mẻ để không bị ẩm mốc. Tránh bảo quản dược liệu ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc gần nguồn nước.
+ Thành phần hóa học
Cúc hoa trắng chứa các thành phần sau:
- Borneol
- Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside
- Tricosane
- Quercetrin
- Lyteolin
- Cosmoiin
- Camphor
- Agric Biol Chem
- Hexacosane
- Thymol
- Triterpenoid glycoside
- Thujone
- Apigenin
- Heneicosane và một số hợp chất hóa học khác
Vị thuốc cúc hoa trắng
+ Tính vị
- Theo sách Bản Kinh: Cúc hoa trắng tính bình, vị hơi đắng
- Theo sách Thang Dịch Bản Thảo: Dược liệu tính hàn, vị đắng ngọt
- Theo sách Biệt Lục: Vị ngọt
- Theo sách Đông Dược Học Thiết Yếu: Cúc hoa trắng vị ngọt đắng, tính bình và hàn nhẹ
- Theo sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Vị ngọt đắng, tính hàn nhẹ.
+ Quy kinh
Cúc hoa trắng có thể quy vào 4 kinh gồm:
- Kinh Phế
- Kinh Can
- Kinh Thận
- Kinh Tỳ
+ Tác dụng dược lý của cúc hoa trắng
– Theo y học cổ truyền:
Cúc hoa trắng có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sơ phong, khứ ế, bình can, giảm đau. Chủ trị:
- Cao huyết áp
- Hoa mắt
- Đầu đầu
- Chóng mặt
- Suy nhược cơ thể, thần kinh
- Mụn nhọt, mụn đầu đinh
- Các chứng do phong nhiệt
- Bệnh phong thấp
- Viêm não Nhật Bản
- Sưng đau âm hộ
- Say rượu
- Viêm amidan mãn tính
- Suy giảm thị lực
- Nhức đầu…
– Theo y học hiện đại:
Nghiên cứu hiện đại ghi nhận nhiều công dụng tốt của hoa cúc trắng với sức khỏe như:
- Hỗ trợ kiểm soát đường trong máu cho bệnh nhân bị đái tháo đường
- Kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch
- Giải độc gan, trị ghẻ ngứa, phát ban
- An thần, giảm căng thẳng thần kinh, giúp ngủ sâu và ngon giấc
- Giảm huyết áp
- Giảm mỡ máu
- Kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng
- Cải thiện thị lực, chống khô, đau hoặc nhức mỏi mắt
- Chống co thắt các cơ trơn trong tử cung, qua đó giảm đau bụng kinh
- Giải cảm, hạ sốt
+ Liều dùng cúc hoa trắng
Ngày dùng 6 – 20 gram tùy theo đối tượng, bệnh lý điều trị, mức độ bệnh
+ Cách sử dụng
Có thể dùng cúc hoa trắng dưới dạng hãm trà, sắc hoặc dạng bột
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cúc hoa trắng
Cúc hoa trắng là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc trị bệnh dưới đây:
1. Điều trị bệnh phong thấp gây đau nhức ở chân, đầu gối
Kết hợp cúc hoa trắng với cây ngải cứu già trồng lâu năm. Cả hai phơi khô, tán thành bột. Khi dùng lấy một lượng vừa đủ trộn với hồ làm thuốc đắp vào khu vực bị đau nhức. Lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần khi bệnh phong thấp gây đau.
2. Điều trị bệnh suy nhược thần kinh
Bệnh suy nhược thần kinh có các dấu hiệu nhận biết như cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị chống mặt, mất ngủ, sa sút trí nhớ. Bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc sau để khắc phục:
Chuẩn bị cúc hoa trắng, tần quy, phục linh, địa hoàng và kỷ tử mỗi loại 20g, nhị nhân 25g, chí nhục, tục tùy tử, thốn đông, sơn khương mỗi vị 15g, hương thảo, hoàng bá, củ sâm mỗi thứ 10g. Tất cả gộp chung lại đem sắc với 800ml nước. Canh cho đến khi cạn còn 300ml thì ngưng. Gạn uống mỗi ngày 2 lần. Liệu trình điều trị trong 5 ngày liên tục.
3. Chữa say rượu không tỉnh
Dùng cúc hoa trắng phơi khô, nghiền thành bột mịn. Khi dùng pha khoảng 3 thìa bột với nước đun sôi để nguội uống.
4. Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản B
Dùng hoa cúc trắng, trúc căn, nhẫn đông hoa mỗi vị 10g, quốc lão, đỗ phụ và thanh cao mỗi vị 6g, chi tử, cát cánh mỗi vị 5g, và 2g bạc hà.
Sắc tất cả với 300ml nước trong 2 phút. Gạn ra uống 1 lần trong ngày. Điều đặn sắc uống mỗi ngày 1 thang các triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản sẽ dần được cải thiện.
5. Điều trị bệnh tăng huyết áp cho các trường hợp bị xơ vữa động mạch hoặc có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Thành phần của bài thuốc bao gồm: Cúc hoa trắng, long thuyền hoa, lá dâu mỗi vị 10g, sinh địa và vỏ ngọc trai mỗi vị 25g, củ mài 15g, phục linh và sơn thù du mỗi vị 12g.
Bỏ hết thuốc vào ấm, sắc với 800ml nước lấy 300ml. Chia thuốc sắc ra uống vào các buổi sáng, trưa, tối. Ngày dùng 1 thang.
6. Điều trị bệnh ban đậu lan đến mắt gây màng mộng
Chuẩn bị một thang thuốc gồm các nguyên liệu như: Hoa cúc , quả thị, cơm nếp và vỏ đậu xanh. Trong đó, cúc hoa trắng và vỏ đậu xanh dùng với số lượng bằng nhau, đem phơi khô, tán thành bột mịn.
Khi bị bệnh, mỗi lần lấy 4g bột thuốc đem nấu với 1 bát cơm nếp và 1 quả thị cho đến khi nước cạn hết thì ngưng. Mỗi ngày ăn 3 lần. Trường hợp bị nhẹ chỉ sau 5 – 7 ngày là khỏi, bệnh nặng hơn thì cần dùng liên tục khoảng nửa tháng.
7. Trị chóng mặt, chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân
Cúc hoa trắng hái vào ngày 9/9 âm lịch. Kết hợp 2 cân dược liệu khô với một cân bạch linh. Cả hai tán thành bột, cất vào lọ kín. Mỗi lần lấy 8g pha với rượu nóng uống vào các buổi sáng, trưa, tối trong ngày.
8. Điều trị chứng tăng huyết áp ở những người có vấn đề về thận
Chuẩn bị cú hoa trắng, địa cốt tử, táo bì, mã đề nước mỗi vị 10g, bạch phục linh, địa hoàng, củ mài, hoàng thảo dẹt mỗi thứ 12g, long thuyền hoa 6g. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sơ qua nước cho sạch bụi bẩn. Sau đó bỏ vào ấm cùng 800ml đem sắc cho cạn còn 300ml thì ngưng. Gạn uống 3 lần mỗi ngày giúp làm giảm huyết áp, tăng cường chức năng hoạt động của thận.
9. Điều trị chứng thái âm phong ôn, ho, nóng sốt trong người, hay khát nước
Dùng 4g cúc hoa trắng, ô mai, vi căn và cát cánh mỗi vị 8g, bạc hà và cam thảo mỗi vị 3,2g, nham tang 10g, đại liên tử 6g. Bỏ thuốc vào ấm, đổ thêm 3 bát nước vào sắc cho cạn còn 1 bát. Chia thuốc làm 3 lần dùng trong ngày. Kiên trì sắc uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi bệnh mới ngưng.
10. Chữa đau đầu do ở người có thể phong nhiệt
Kết hợp 12g cúc hoa trắng với 12g thạch cao và 12g hương thảo. Cả hai đem tán bột, mỗi lần lấy 6g uống chung với nước trà.
11. Điều trị chứng tăng huyết áp ở những đối tượng bị suy tim hoặc có biểu hiện thường xuyên chóng mặt, thở gấp, đổ nhiều mồ hôi, ứ trệ máu
Áp dụng bài thuốc: 6g cúc hoa trắng, 15g cho mỗi vị thốn đông và hà thủ ô đỏ, 10g địa hoàng, 10g vân quy, 10g ngũ vị tử, 10g toan táo nhân, 10g huyền sâm, 6g bạch phục linh, 6g cứu tiết xương bồ, 6g quốc lão, 6g đảng sâm, 3g sơn chi tử.
Sắc tất cả với 1 lít nước trong khoảng 60 phút. Gạn ra uống 3 – 4 lần trong ngày. Đều đặn uống mỗi ngày 1 thang để huyết áp luôn được duy trì ở mức ổn định.
12. Điều trị sưng đau âm hộ ở phụ nữ
Dùng ngọn non của cây cúc hoa trắng rửa sạch với nước muối. Cho vào cối giã nát, đem sắc với 1 – 2 lít nước để xông hơi cho vùng kín. Khi nước nguội lấy rửa bên ngoài cho sạch. Thực hiện ngày 1 lần.
13. Chữa hư can thận, suy giảm thị lực, mắt nhìn kém
Dùng 12 g Cúc hoa trắng, 20g thục địa, 16g khoai mài, 12g bạch phục linh, 12g lộc cửu, 12g sơn thù du, 12g địa cốt tử. Tán nhuyễn tất cả, trộn chung với lượng mật vừa đủ nhào thành một khối bột mịn và không còn dính tay. Chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau vo thành những viên hoàn kích thước cỡ hạt ngô. Uống đều đặn mỗi ngày.
14. Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt
Cúc hoa trắng khô 1 cân và 240g hồng tiêu. Hồng tiêu bỏ mắt, tán bột chung với cúc hoa trắng. Sau đó trộn bột thuốc chung với nước sắc địa hoàng làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi ngày trước khi đi ngủ lấy 50 viên uống với nước đun sôi để nguội.
15. Điều trị mụn đinh nhọt gây sưng đau
Dùng rễ cúc hoa trắng khoảng 1 nắm, rửa sạch. Đem giã nát vắt nước cốt uống ngày 1 lần cho đến khi mụn nhọt biến mất.
16. Điều trị đau mắt trong các trường hợp bị phong nhiệt
Dùng cúc hoa trắng kết hợp với các vị dược liệu khác gồm: Thượng thảo, hoàng cầm, quốc lão, sinh địa hoàng, lá kinh giới, hạt muồng, liên kiều, ngọc cát cánh, sài hồi, hồ cùng, khương hoạt và đồng tiện. Tất cả dùng lượng bằng nhau sắc uống ngày 1 thang.
17. Phòng ngừa trúng phong, mụn đinh nhọt và các bệnh về mắt
Cúc hoa trắng khô và địa cốt tử lượng bằng nhau. Tán cả 2 thành bột mịn trộn mật làm viên hoàn uống với nước.
18. Điều trị bệnh phong ôn ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, chứng ôn phong có các biểu hiện như trong người hơi lạnh hoặc có thể bị sốt, chóng mặt, mắt đỏ và đau. Trong sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách có ghi chép lại bài thuốc Tang Cúc Câu Liên Hợp Tễ Gia Giảm để khắc phục chứng bệnh này như sau:
Chuẩn bị: Cúc hoa trắng và xa tiền thảo mỗi vị 12g, can diệp, cát cánh vá câu đằng mỗi vị 8g, liên kiều và quốc lão mỗi vị 4g. Sắc thuốc với 500ml nước trong khoảng 30 phút. Chờ thuốc nguội gạn làm 3 lần uống trong ngày.
19. Điều trị chứng phong nhiệt khởi phát do can kinh, mắt sưng đau và đỏ
Dùng bài thuốc cúc hoa tán. Thành phần gồm 12g cho mỗi vị cúc hoa trắng, bạch tật lê, khương hoạt và mộc tặc; 3,2g thuyền thoái. Duy trì sắc uống đều đặn 1 thang mỗi ngày để khắc phục bệnh và các triệu chứng đi kèm.
20. Chữa mụn đinh nhọt hoặc mụn nhọt đã làm mủ
Dùng 160g cúc hoa trắng kết hợp với 20g quốc lão (cam thảo). Sắc kỹ lấy nước uống
21. Điều trị huyết áp cao
Lấy 10g cúc hoa trắng, 8g hòe mễ và 3g lạc nhân đem rửa sạch, cho vào ấm. Đổ thêm 550ml nước đun sôi, để nhỏ lửa đến khi cạn còn 250ml. Mỗi thang chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 10 thang liền rồi ngưng.
22. Điều trị bệnh nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi
Dùng cúc hoa trắng 9g, nhài ta 3g, thiên nhật hồng 5g, rau má 10g. Rửa sạch tất cả rồi đem nấu với 700ml nước trong 20 phút. Gạn nước uống 3 – 4 lần trong ngày cho hết. Mỗi liệu trình điều trị uống 5 ngày liên tục.
23. Chữa bệnh viêm amidan ở giai đoạn mãn tính
Lấy 40g cúc hoa trắng đem nấu chung với 30g lá tía tô làm trà uống mỗi ngày để chữa viêm amidan mãn tính.
24. Cải thiện thị lực
Dùng hoa cúc trắng hãm trà uống hàng ngày. Duy trì uống một thời gian dài để thấy được hiệu quả.
25. Điều trị chứng suy nhược cơ thể
Chuẩn bị cúc hoa trắng và bông thiên lý mỗi vị 10g, lá ngải cứu 12g, tích tuyết thảo 8g, lá đinh lăng bánh tẻ 8g. Rửa sạch các vị thuốc trên rồi đem sắc cùng với 700ml nước. Nấu cạn còn 250ml nước thì tắt bếp. Chia thuốc làm ba lần dùng. Uống đều đặn trong 5 ngày liên tục.
26. Chữa dị ứng, nổi mẩn, nám tàn nhang, dưỡng da mặt
Lấy 100g cúc hoa trắng đem nấu chung với 1 nhúm lá hương thảo khô và 1 ly nước to. Đun sôi khoảng 5 phút là được. Để nước nguội, lấy rửa mặt hoặc các khu vực bị nổi mẩn ngứa, dị ứng mỗi ngày 1 – 2 lần.
Hoặc có thể lấy 10 bông cúc hoa trắng đem nấu với 250ml nước. Khi nước sôi, thêm vào 1/3 thìa cà phê muối ăn, quậy cho tan hoàn toàn. Vớt bỏ xác hoa, lấy nước trộn chung với 2 thìa mật ong. Cuối cùng dùng bông gòn thấm hỗn hợp vừa tạo thoa lên da mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau khi thoa, để khoảng 15 phút mới rửa lại.
Cách ngâm rượu cúc hoa trắng
Cúc hoa trắng ngâm rượu cũng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: Trị đau đầu, tăng cường thị lực, giải cảm, làm sáng mắt, chống hoa mắt, chóng mặt, bốc hỏa lên đầu.
Cách ngâm rượu hoa cúc trắng rất đơn giản. Bạn có thể dùng hoa cúc tươi hay khô đều được:
– Chuẩn bị:
- Cúc hoa trắng tươi 300g hoặc 150g khô
- Rượu nếp trắng: 3 lít loại có nồng độ từ 40 – 45 độ
- Đường trắng: 20g
– Cách thực hiện:
- Hoa cúc rửa sạch, để cho ráo nước hoàn toàn
- Trước tiên cho hoa vào bình thủy tinh rồi bỏ đường vào ngâm trước trong khoảng 1 tuần
- Tiếp tục đổ lưỡng rượu đã chuẩn bị vào
- Đậy kín nắp bình, ngâm thêm nửa tháng nữa là có thể sử dụng được. Tuy nhiên rượu hoa cúc càng ngâm lâu thì càng ngon và nếu hạ thổ được sẽ có công hiệu tốt hơn.
– Cách sử dụng:
Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ trong bữa ăn, ngày dùng 2 lần. Kiên trì uống khoảng 2 tháng liên tục sẽ thấy sức khỏe được cải thiện.
Kiêng kỵ khi dùng cúc hoa trắng
Không dùng cúc hoa trắng trong các trường hợp sau:
- Trẻ em
- Phụ nữ có thai
- Người đang cho con bú
- Đối tượng có tiền sử bị dị ứng với cúc hoa trắng hoặc một trong các thành phần của dược liệu.
Có thể bạn chưa biết
- Cáp Giới – Đặc điểm, công dụng và cách dùng vị thuốc
- Bách Thảo Sương – Công dụng, cách dùng và lưu ý
- Cây Bông Ổi (Hoa Ngũ Sắc) – Công dụng & cách dùng vị thuốc