Chanh

Chanh được sử dụng gần như trên toàn thế giới. Không phải chỉ vì đây là gia vị thiết yếu mà vì nó còn là một loại dược liệu giúp cơ thể phòng và trị nhiều bệnh hiệu quả.

Ngoài công dụng như một gia vị, chanh còn là một vị thuốc quan trọng
Ngoài công dụng như một gia vị, chanh còn là một vị thuốc quan trọng

Tên gọi khác: chanh ta, chanh lá vàng và chanh đảo…

Tên khoa học: Citrus aurantifolia

Bộ: Sapindales

Họ: Rutaceae – còn gọi là họ Cam

Mô tả

Đặc điểm sinh thái

Cây chanh thuộc loài cây bụi với chiều cao trung bình là 5m. Thân và cành có nhiều gai dài khoảng 35mm. Thân cây có nhiều nhánh. Lá hình như quả trứng nhưng dài hơn. Chiều dài trong khoảng 2,5-9cm (giống lá cây cam).

Hoa có màu trắng ngả vàng, gân màu tím nhạt. Đường kính của hoa trung bình là 2,5cm. Hoa mọc đơn hoặc thành từng chùm. Mỗi chùm từ 2-3 hoa.

Quả hình tròn, vỏ mỏng và nhẵn, đường kính từ 2,5-5cm. Khi sống có màu xanh và chính màu vàng. Mỗi quả có 10-12 múi. Mỗi múi chứa khoảng 3 hạt. Cây cho hoa quả quanh năm nhưng trái ra nhiều vào giữa tháng 5 và tháng 9. Trong vòng 5-6 tháng kể từ khi hoa nở thì trái chín.

Cây ưa đất khô ráo, không chịu được ngập úng. Cây có thể được nhân giống bằng hạt nhưng mất nhiều thời gian. Người ta hay dùng phương pháp giâm cành để tạo ra cây mới. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là bộ rễ không phát triển mạnh. Để khắc phục tình trạng này người ta thường ghép chồi cây này vào cây cam với bộ rễ mạnh.

Cây chanh thuộc loài cây bụi với chiều cao trung bình là 5m
Cây chanh thuộc loài cây bụi với chiều cao trung bình là 5m

Phân bố

Trong quá trình nhân giống, người ta tạo ra những giống chanh lùn. Loại này thường được trồng phổ biến hơn. Tuy nhiên, cây chỉ thích vùng nhiệt đới và không chịu được thời tiết giá rét. Vùng ôn đới có thể trồng loại cây này trong nhà kính.

Chanh có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Quá trình trao đổi hàng hóa của các thương nhân đã mang loại quả này tới Trung Đông, Bắc Phi rồi đến Địa Trung Hải. Tiếp đến, nó theo chân người Tây Ban Nha đi đến Tây Ấn Độ. Rồi từ nơi này đến Bắc Mỹ và Trung Mỹ.

Ở nước ta, cây này được trồng khắp nơi. Một số tài liệu cho rằng từ năm 1956, nước ta bắt đầu xuất khẩu quả của loại của nó.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: quả, lá, vỏ và rễ.

Thu hái quanh năm

Chế biến: dùng tươi, khô hoặc ở dạng mức.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát nếu dùng tươi. Sắc lát ra phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy bằng dụng cụ chuyên nghiệp nếu dùng khô. Ngâm trong nước nước muối hoặc nước đường nếu dùng ở dạng mức.

Các bộ phận dùng làm dược liệu gồm quả, lá, vỏ và rễ cây
Các bộ phận dùng làm dược liệu gồm quả, lá, vỏ và rễ cây

Thành phần hóa học

Vỏ: Lớp vỏ xanh chứa khoảng 0,5ml tinh dầu. Tinh dầu này có màu vàng nhạt, gồm d. limonene, một ít α pinen, β phellandrene, camphen và γ terpinen. Đây là những hoạt chất tecpen (dùng để sản xuất tinh dầu). Trung bình cho 1 lít tinh dầu cần từ 3.000 đến 6.000 quả.

Dịch quả: Nước chiếm hơn 80% thành phần trong dịch quả. Còn lại là axit citric 5-10%; 1-2% citric axit canxi và kali; xitrat etyl và 0,4-0,5% axit malic. Ngoài ra còn 0,4-0,75% đường interverti, 0,5% sacarosa và 0,75-1% profit. Trong 100g dịch chanh tươi chứa khoảng 65mg vitamin C, vitamin B1 và riboflavin.

Lá: Chứa tinh dầu. Trong tinh dầu này có một dẫn xuất của prolin – chất stachydrine.

Trong 100g dịch chanh tươi chứa khoảng 65mg vitamin C, vitamin B1 và riboflavin
Trong 100g dịch chanh tươi chứa khoảng 65mg vitamin C, vitamin B1 và riboflavin

Vị thuốc

Tính vị

Dịch quả có vị chua và hơi nhẵn. Tinh dầu trong vỏ và lá có vị cay, nhẵn và có mùi thơm dễ chịu.

Tác dụng

Trong đời sống thường ngày, chanh được dùng để làm gia vị; đỡ say khi uống bia rượu; nước giải khát; tẩy rửa vết bẩn trên quần áo hoặc khử mùi trong tủ lạnh… Ngoài các công dụng rất quen thuộc như trên, quả này còn có nhiều dược tính quan trọng. Cụ thể: 

Dịch quả: Có tác dụng thông tiểu, chữa bệnh tê thấp và bệnh thiếu hụt vitamin C (scorbut). Bên cạnh đó, dùng dịch quả khi gội đầu có tác dụng tẩy tế bào chết, làm trơn tóc và trị gàu. Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu tạo axit citric. Hạt của quả có thể dùng làm thuốc tẩy giun

Tinh dầu: Pha thuốc gội đầu.

Lá: Chữa cảm khi xông hơi hoặc chữa chướng bụng khi đắp lên rốn.

Rễ và vỏ: Chữa ho và tốt cho tiêu hóa dưới dạng thuốc sắc.

Uống chanh và mật ong có tác dụng chữa cảm
Uống chanh và mật ong có tác dụng chữa cảm

Bài thuốc

Cân bằng độ pH của cơ thể và giảm cân 

Chanh có tính axit nhưng thành phần dinh dưỡng của quả này lại mang tính kiềm. Điều này giúp cơ thể cân bằng pH và ngăn ngừa một số bệnh, nhất là ung thư mãn tính.

Cách thức là trộn 2 muỗng nước cốt chanh với 2 muỗng cafe mật ong và 1 ly nước lọc. Bạn có thể uống mỗi ngày uống 1 ly hỗn hợp này trước khi bắt đầu ngày mới.

Đối với những người đang thực hiện chế độ giảm cân thì việc làm trên trở nên thật sự hữu ích. Hoạt chất pectin trong quả này có thể giúp bạn ăn ít nhưng không thấy đói hoặc thèm ăn. Ngoài ra, hoạt chất cũng làm chậm tốc độ hấp thu đường trong cơ thể, qua đó, ngăn ngừa được tình trạng lượng đường tăng đột biến.

Nếu muốn tập trung vào mục tiêu giảm cân, ngoài việc uống 1 ly nước cốt chanh và mật ong vào buổi sáng, bạn có thể pha thêm 2-3 quả vào nửa lít nước và uống cả ngày. Việc này sẽ giúp bạn giảm được cơn thèm ăn.

Chữa các vấn đề liên quan đến chứng đầy bụng khó tiêu, táo bón và giúp lợi tiểu

Chứng khó tiêu chủ yếu do vi khuẩn có hại trong đường ruột phát triển quá nhiều. Tính kháng khuẩn của chanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển và “đánh bại” vi khuẩn có hại. Nhờ đó, tiêu hóa sẽ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, uống nước cốt quả này còn có tác dụng lợi tiểu. Khi lượng nước trong cơ thể ở mức bình thường, bạn sẽ không lo bị phù nề. Cơ thể vì thế cũng trở nên thon gọn hơn.

Nước cốt chanh tốt cho tiêu hóa và lợi tiểu
Nước cốt chanh tốt cho tiêu hóa và lợi tiểu

Giảm đau và tránh nhiễm khuẩn răng miệng

Những cơn đau ở nướu sẽ được dịu bớt đi rất nhiều nếu bạn ngậm một ít nước ép chanh. Nếu răng bị chảy máu, bạn cũng có thể thoa một ít nước cốt quả này vào chỗ vết thương. Nó sẽ ngăn máu và chống tình trạng viêm. Ngoài ra, nước cốt quả này còn có tác dụng làm trắng răng.

Tẩy tế bào chết trên da và loại bỏ gàu

Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, vitamin C trong quả loại quả này còn có tác dụng chăm sóc da. Nó làm vô hiệu hóa các gốc tự do và kích thích tái tạo tế bào mới bằng cách tẩy các tế bào đã chết. Phụ nữ thường dùng quả này để da mặt và da chân khỏe mạnh và trắng sáng hơn.

Khi dùng nước cốt quả này để tẩy tế bào chết ở da chân, người ta thường kết hợp với khoảng 2 muỗng canh dầu ô liu và ¼ cốc sữa. Làm ấm hỗn hợp này và ngâm chân trong đó khoảng 20 phút. Sau cùng dùng bàn chải chà sạch rồi rửa lại bằng nước bình thường.

Thêm vào đó, nước cốt chanh còn có tác dụng trị mụn trứng cá trên da mặt bởi tính kháng khuẩn tự nhiên khá tốt. Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng miếng bông thấm nước cốt quả này đắp lên mặt và để qua đêm. Sáng hôm sau rửa lại mặt bằng nước. Không những mụn trứng cá mà mụn đầu đen hoặc bệnh chàm cũng sẽ “cuốn gói” ra khỏi da mặt bạn.

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng nước cốt quả này gội đầu để chữa gàu. Người ta thường kết hợp nó với dầu dừa. Kết quả là chẳng những gàu được “đánh bay” mà tóc cũng trở nên mềm mượt và sáng bóng hơn.

Chanh có công dụng tẩy tế bào chết trên da
Chanh có công dụng tẩy tế bào chết trên da

Điều trị huyết áp cao và suy giãn tĩnh mạch

Các hoạt chất pectin trong quả chanh có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu. Lượng cholesterol liên quan trực tiếp đến huyết áp cơ thể. Khi giảm và đưa lượng này về mức bình thường, huyết áp cũng sẽ trở về trạng thái ổn định.

Ngoài ra, thường xuyên massage vùng bị suy giãn tĩnh mạch với vài giọt tinh dầu chanh cũng sẽ giúp các thành tĩnh mạch khỏe mạnh hơn. Làm việc này thường xuyên, bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ không còn cơ hội làm phiền bạn nữa.

Giảm sốt và cơn ớn lạnh

Nhờ khả năng làm tăng tốc độ bài tiết mồ hôi qua da, chanh có tác dụng chữa cảm sốt và ớn lạnh khá hiệu quả. Cách làm như sau: cho nước cốt quả này vào một cốc trà mật ong hoặc nước ấm. Uống liên tục khoảng 2 giờ/lần cho đến khi tình trạng sốt có dấu hiệu suy giảm.

Cách thức này khá hiệu quả với các bệnh cảm sốt thông thường. Trường hợp sốt là biểu hiện của một bệnh lý phức tạp nào đó, bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.