Cây sương sâm

Cây sương sâm là dược liệu có tính mát, vị đắng và hơi cơ độc. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc,… thảo dược này thường được sử dụng làm mát, bồi bổ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng với mục đích ngăn ngừa bệnh táo bón và bảo vệ gan, dạ dày.

Cây sương sâm
Cây sương sâm và công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

+ Tên khác: Lá mối, dây sâm lông, dây xanh leo, xanh tam, sương sâm trơn, sâm sâm,…

+ Tên khoa học:Tiliacora triandra

+ Họ: Menispermaceae

I. Mô tả về cây sương sâm

+ Phân loại

Sương sâm có hai loại là sương sâm lông và sương sâm lá láng (trơn).

+ Đặc điểm thực vật 

Cây sương sâm thuộc dạng dây leo, có chiều dài đến 5 m. Lá có phủ lông mềm, phiến xoan hình tim và có chiều dài 9 cm, rộng 4 cm.. Hoa sương sâm mọc thành chùm, có màu vàng và có 6 – 8 nhị. Quả mọc thành từng chùm, hình trái xoan, cứng và dài 10 – 12 mm. Khi chín, quả chuyển sang màu trắng sữa.

+ Phân bố

Cây sương sâm phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Á, chủ yếu ở các nước Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn thân, bao gồm, thân, lá và rễ
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến: Sương sâm sau khi thu hoạch về rửa sạch và phơi khô
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ẩm ướt

+ Thành phần hóahọc

Cây sương sâm, đặc biệt là sâm lông có chứa nhiều hoạt chất alcaloid như hayatidin, cissamparein, hayatin,… Ngoài ra, vỏ rễ cây còn chứa nhiều pereirin, menismin, cissamin,…

cây sương sâm có mấy loại
Giống như sương sâm lông, cây sương sâm trơn cũng mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính mát và vị đắng

+ Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền, cây sương sâm có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, táo bón, tiêu độc, kiết lỵ và nóng nhiệt. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…

Theo Y học hiện đại cho biết, sương sâm ngoài công dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể còn giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu và giúp giảm cân. Bên cạnh đó, vị thuốc tự nhiên này còn giúp ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai.

cây sương sâm có tác dụng gì
Thức uống làm từ cây sương sâm không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giúp làm mát cơ thể

III. Bài thuốc chữa bệnh từ cây sương sâm theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa sốt lỵ và tiểu tiện khó khăn

Sử dụng 50 gram cây sương sâm đem rửa sạch, vò nát hoặc giã nhỏ. Sau đó thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước. Chờ cho đến khi dung dịch nước sương sâm đông lại uống. Để dễ uống, người bệnh có thể thêm đường vào uống. Mỗi ngày uống khoảng 40 – 100 gram lá tươi.

+ Điều trị chứng đau bụng và chậm tiêu

Dùng rễ sương sâm lông đã xay thành bột, bột gừng và bột hạt tiêu theo tỷ lệ 4:6:5. Trộn tất cả các vị thuốc lại với nhau rồi thêm mật ong vào, nhào thành bột nhão và hoàn viên. Mỗi ngày uống khoảng 0,2 – 0,3 gram. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.

+ Chữa tiểu đường, táo bón, miệng khô khát

Người bệnh dùng 30 – 60 gram lá sương sâm phối hợp với 30 gram rau đắng (biển súc), 45 gram rung rúc. Tất cả các vị thuốc đem đun sôi và uống.

+ Chữa cảm mạo do nắng, đau cơ xương khớp hoặc huyết áp cao

Sử dụng 30 – 60 gram lá sương sâm đem rửa sạch, vò lấy nước làm sương sâm và ăn. Ngoài ra cũng có thể sắc thuốc uống.

Cây sương sâm giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau nhưng khi sử dụng, người bệnh không nên quá lạm dụng. Bởi vị thuốc tự nhiên này hơi độc, nếu dùng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.