Bồ công anh

Bồ công anh thường hay dùng trong các bài thuốc chữa lở loét, mụn nhọt, tắc tia sữa… Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng nguyên liệu này, bạn nên tìm hiểu thật kĩ để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. 

bồ công anh
Hình ảnh cây bồ công anh từ rễ, lá, hoa
  • Tên khác: phù công anh, cấu nậu thảo, bộc công anh, lục anh, thái nại, đại đinh thảo, bột cô anh, thiệu kim bảo, bồ công định, cổ đính, bồ anh, ba ba đinh, bát tri nại, địa đinh thảo, bạch cổ đinh, kim cổ thảo, mãn địa kim tiền, hoàng hoa địa đinh, bồ có, diếp dại, mũi cày…
  • Tên khoa học: Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf
  • Họ: Cúc (Compositae)

Mô tả cây bồ công anh 

Đặc điểm của cây

Bồ công anh thuộc cây thân cỏ, rễ đơn, có hình trụ dài khỏi. Phần lá xuất phát từ rễ có bề mặt nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, bên rìa có khía răng uốn lượn. Hoa thì có màu nâu ở mặt lưng, quả có mỏ dài và bế 10 canh. 

Phân bố 

Thường mọc hoang ở những vùng núi cao như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt và mọc hoang nhiều ở Trung Quốc. 

Thu hái – sơ chế 

Thông thường cây được thu hoạch vào khoảng từ tháng 4 đến tháng năm là thời kỳ cây có vị đắng mạnh. Người thu hoạch sẽ chọn cây nhỏ có lá dài, thân và cành có màu tím. Sau đó đem cây phơi vào bóng râm cho khô. 

sơ chế bồ công anh
Hình ảnh dược liệu bồ công anh

Bào chế thuốc 

Thông thường cây sau khi thu hoạch sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó được bảo quản để dùng dần. 

Bảo quản 

Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng khí, tránh mối mọt 

Thành phần hóa học 

Bồ công anh gồm rất nhiều thành phần như: Taraxasrerol, Inulin, Pectin, Choline, Fructose, Glucose, Sucrose

Vị thuốc bồ công anh 

Tính vị 

Cây thuốc có vị ngọt, tính bình, không độc

Quy kinh 

Kinh can, kinh vị

Tác dụng dược lý và chủ trị của bồ công anh 

  • Có tác dụng tán sưng tiêu ung, thanh nhiệt, giải độc
  • Điều trị trong trường hợp viêm nhiễm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiểu, u nhọt sưng tấy, viêm amidan cấp tính. 

Cách dùng và liều lượng 

Mỗi ngày dùng từ 12 đến 40g. Bên ngoài thường hay giã và đắp lên vùng sưng đau. Dùng bên trong thì còn tùy vào yêu cầu của bài thuốc. 

chữa bệnh bằng bồ cồng anh
Trà bồ công anh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Độc tính 

Bệnh nhân bị chứng thấp nhiệt ung độc thì không nên dùng. Không dùng cho người bị ung thư thuộc hư hàn âm. 

Bài thuốc sử dụng bồ công anh 

Có rất nhiều bài thuốc sử dụng nguyên liệu chủ đạo là bồ công anh, cụ thể như: 

1/ Tắc tia sữa 

  • Lấy một nắm lá bồ công anh rửa sạch rồi giã nát. 
  • Đắp lên vú mỗi ngày từ 3 đến 4 lần. 

2/ Điều trị đinh nhọt 

  • Lấy một nắm lá bồ công anh rửa sạch rồi giã nát. 
  • Vắt nước cốt bồ công anh, trộn cùng 1 ít rượu trắng. 
  • Nấu lên rồi dùng để uống mỗi ngày 1 lần 

3/ Điều trị lở loét lâu ngày, rắn hoặc bọ cạp cắn

  • Lấy một nắm bồ công anh rửa sạch 
  • Đem bồ công anh đi giã nát rồi đắp lên vết thương. 

4/ Điều trị viêm kết mạc cấp tính 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 80g bồ công anh tươi và 7 quả chi tử 
  • Dùng nguyên liệu sắc uống 2 lần mỗi ngày. 

Có thể dùng nước nấu từ bồ công anh để xông mắt mỗi ngày 1 lần. 

5/ Điều trị mụn nhọt 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12g bồ công anh, 12g ké đầu ngựa, 12g vòi voi, 12g liên kiều, 10g kinh giới, 10g cỏ mần trầu, 10g kim ngân hoa, 10g hạ khô thảo. 
  • Dùng tất cả nguyên liệu đem nấu với 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. 
  • Chia ra uống 2 lần trong ngày

6/ Chữa đau dạ dày 

  • Chuẩn bị: 20g lá bồ công anh, 10g lá khổ sâm và 15g lá khôi 
  • Cho nguyên liệu vào 300ml nước cà đun sôi trong 15 phút. 
  • Chia ra thành 3 lần dùng trong ngày. 
  • Áp dụng 10 ngày liên tục, rồi nghỉ trong vòng 3 ngày sau đó tiếp tục chu kì 10 ngày tiếp theo. 

7/ Chữa táo bón 

Dùng khoảng 180g bồ công anh sắc nước uống 2 lần mỗi ngày. 

8/ Chữa viêm ruột thừa 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 40g bồ công anh, 20g kim ngân hoa, 20g đại hoàng, 20g xuyên luyện tử, 16g xích thược, 12g đào nhân, 12g cam thảo. 
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc trong ấm rồi chia ra dùng 2 lần mỗi ngày. 

9/ Chữa viêm gan cấp tính 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 20g bồ công anh, 20g nhân trần, 20g thổ phục linh, 20g bạch mao căn. 
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống và chia ra dùng 2 lần mỗi ngày.

10/ Điều trị vết bỏng đã nhiễm trùng 

  • Lấy 1 nắm bồ công anh rửa thật sạch đem giã nát. 
  • Trộn chung với cồn 75 độ rồi đắp lên vết bỏng. 

11/ Chữa bệnh quai bị 

  • Chuẩn bị: 30g bồ công anh, lòng trắng trứng, đường phèn 
  • Đem bồ công anh rửa thật sạch, đem giã nát rồi trộn với lòng trắng trứng và đường phèn. 
  • Dùng để đắp lên vùng bị quai bị. 

12/ Chữa viêm bàng quang 

  • Chuẩn bị: 40g bồ công anh, 12g sa nhân và 24g quất bì 
  • Dùng tất cả nguyên liệu đem phơi khô, tán thành bột. 
  • Mỗi lần pha 2g hỗn hợp nguyên liệu với nước rồi uống. 
  • Áp dụng mỗi ngày 3 lần. 

13/ Chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú 

  • Chuẩn bị: 20g bồ công anh, 20g kim ngân hoa và 20g hạ khô thảo. 
  • Cho các nguyên liệu đem sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp. 
  • Dùng để uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. 

Ngoài những bài thuốc đã được giới thiệu, bạn có thể thấy bồ công anh trong các bài thuốc khác. Chúng ta nên tìm hiểu kĩ để sử dụng trong các trường hợp cần thiết. 

Kiêng kỵ khi sử dụng bồ công anh 

Việc sử dụng cây thuốc nếu không cẩn trọng có thể gây ra một vài tác dụng phụ nư nôn mửa, viêm túi mật, viêm da… Chính vì vậy cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng. Không sử dụng bồ công anh cho một số đối tượng như: 

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ 
  • Người có dấu hiệu mẫn cảm khi tiếp xúc với bồ công anh. 
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, suy tim…. 
  • Người bị hội chứng ruột kích thích, tắc nghẽn ống mật, tắc ruột, dị ứng nhựa cao su

Bồ công anh có tác dụng điều trị nhiều bệnh và có thể dùng để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng cũng có khả năng xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, người dùng cần hết sức cẩn trọng và nghiên cứu thật kĩ để tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.