Sấu
Sấu là dược liệu quý trong Đông y có vị chua thanh, thơm nhẹ thường được sử dụng để giải nhiệt, chữa phòng độc, nổi mẩn mụn cóc sưng lở khắp người,…
- Tên gọi khác: Sấu trắng, Long cóc
- Tên khoa học: Dracontomelon duperreanum Pierre
- Họ: Thuộc họ Đào lộn hột – Anacardiaceae
Mô tả dược liệu Sấu
1. Đặc điểm sinh thái
Sấu là cây thân gỗ, lâu năm, thân to, đường kính có thể lên đến 30 m. Cây thường xanh, cành cây nhỏ có lông nhung mào tro bọc bọc bên ngoài cành.
Lá sấu mọc kép hoặc mọc kép hình lông chim có thể dài đến 30 – 45 cm. Mỗi lá có thể mang 11 – 17 chét lá mọc so le. Phiến lá có hình trái xoan, đầu lá ngọn, to dần về phía gốc, gốc lá tròn. Mỗi lá nhỏ rộng khoảng 2.5 – 4 cm, dài khoảng 6 – 10 cm. Lá dai, nhẵn, bên dưới có nhiều gân, gân nổi rõ ràng.
Cụm hoa Sấu thường mọc ở ngọn ở gần ngọn. Hoa nhỏ giống hoa sim, màu xanh trắng, có lông mềm bao bọc.
Quả sấu hình cầu, hơi dẹt, đường kính khoảng 2 cm. Khi chín, Sâu có màu vàng sẫm, bên trong có 1 hạt.
Thời gian ra hoa là vào mùa xuân và mùa hè. Ra quả vào mùa hè thu.
2. Bộ phận sử dụng
Lá, vỏ và quả Sấu được ứng dụng để làm dược liệu điều trị bệnh.
3. Phân bố
Sấu hoang thường mọc ở vùng rừng nửa rụng lá, ở nơi có đất đỏ hoặc có độ cao trung bình từ 200 – 600 m. Sấu hoang thường phân bố ở Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, vùng đồng bằng ven biển và cao nguyên ở Trung Bộ.
Sấu cũng thường được trồng ở nhiều nơi tại miền Bắc. Cây thường được trồng ở nơi có đất cát pha để lấy bóng mát và thu hoạch quả.
Sấu ít gặp ở vùng thượng du Nam bộ.
4. Thu hái và sơ chế
Sấu thu hái quả vào tháng 7 – 9, dùng để nấu canh, làm tương hoặc làm mứt sấu. Sau khi thu hoạch, mang về rửa sạch, bóc lấy phần thịt quả, bỏ hạt chế biến thành tương hoặc mứt Sấu.
5. Bảo quản
Sấu có thể dùng tươi, phơi khô hoặc làm mứt. Sấu phơi khô cần được bảo quản ở nơi thoáng gió, độ ẩm vừa phải để tránh ẩm mốc. Sấu làm thành tương hoặc mứt cần được bảo quản trong lọ kín, tránh hư hỏng và côn trùng.
6. Thành phần hóa học
Trong mỗi quả Sấu chín có chứa khoảng 80% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% Protid, 2.7% Cellulose, 0.8% tro, 100mg% Calcium, 44mg% Phosphor, 8.2% Glucid, 3mg% Vitamin C và một lượng sắt vừa đủ.
Vị thuốc Sấu
1. Tính vị
Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát. Sấu thường được sử dụng để tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.
2. Tác dụng dược lý
Sấu thường được dùng để chữa:
- Bệnh ho
- Nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng
- Nôn, nghén, khó chịu, bồn chồn ở phụ nữ có thai
- Tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa
- Chữa say rượu
- Mụn nhọt, bệnh ghẻ, lở ngứa
3. Cách dùng – Liều lượng
Quả và hoa Sấu có thể dùng sắc nước uống điều trị nhiều bệnh lý. Quả Sấu còn được dùng làm mứt, làm tương hoặc nấu nước mát.
Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày khoảng 4 – 6 g thịt quả.
Bài thuốc sử dụng Sấu
1. Chữa bệnh ho bằng Sấu
Cách 1: Dùng 400 g cùi Sấu trộn với muối dùng ngậm.
Cách 2: Sắc nước Sấu rồi cho thêm đường đủ ngọt, dùng uống 2 – 3 lần trong ngày.
Cách 3: Dùng 8 -20 g hoa và quả Sấu nấu cùng với 300 ml nước. Đến khi cạn còn 100 ml thì chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
Cách 4: Dùng hoa Sấu hấp với mật ong dùng làm thuốc điều trị hoa cho trẻ em. Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Cách 5: Dùng 15 g cùi Sấu tươi ngâm với một ít muối. Mỗi ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Cách 6: Dùng 25 g cùi Sấu tươi sắc với 250 ml nước khi cạn còn 100 ml thì chia ra làm 2 lần để uống. Khi uống có thể cho thêm đường để cải thiện hương vị. Uống liên tục trong 3 ngày.
Cách 7: Dùng hoa và quả Sấu sắc với 300 ml nước. Đến khi cạn còn 100 ml thì chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.
2. Tăng cường tiêu hóa với Sấu
Cách 1: Dùng Sấu hấp với đường phèn để làm nước giải khát uống trong ngày.
Cách 2: Sử dụng quả Sấu để nấu canh chua ăn ngay trong ngày.
3. Sấu chữa say rượu
Cách 1: Sử dụng 4 – 6 g cùi quả Sấu khô sắc lấy nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà.
Cách 2: Ngâm Sấu với đường và gừng, dùng uống ngay khi say rượu, hiệu quả rất tốt.
4. Điều trị nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng, khát nước
Cách 1: Sử dụng quả Sấu chín dầm nát trộn với đường hoặc muối dùng ăn ngay trong ngày.
Cách 2: Sử dụng 4 – 6 g cùi quả Sấu khô đem sắc với 2 bát nước, đến khi còn nửa bát thì dùng uống ngay sau khi ăn bữa sáng.
Cách 3: Dùng 8 g cùi quả Sấu khô hãm với nước sôi dùng uống ngay trong ngày. Sử dụng liên tục trong một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Điều trị nôn nghén, khó chịu ở phụ nữ mang thai
Cách 1: Phụ nữ mang thai hay nôn ói, lấy quả Sấu nấu canh với các diếc hay thịt vịt dùng ăn kèm cơm.
Cách 2: Sử dụng quả Sấu xanh mang đi ngâm với đường dùng uống cũng hỗ trợ giảm nôn ói, khó chịu.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không dùng Sấu quá thường xuyên hoặc quá nhiều. Điều này có thể làm tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai.
6. Điều trị lở ngứa, nhiều mụn nhọt
Cách 1: Sử dụng một nắm lá Sấu tươi mang đi đun thành nước tắm hoặc dùng rửa, thoa vùng da bị tổn thương có thể giảm đau và giúp làm lành da.
Cách 2: Dùng một lượng lá Sấu vừa đủ, rửa sạch, giã nát, bọc bằng băng gạc hoặc vải mỏng đắp lên vùng mụn nhọt.
7. Trị bỏng bằng sấu
Sử dụng vỏ Sấu hoặc vỏ Sấu rửa sạch, giã nát bôi lên vết bỏng có thể làm mát da và hỗ trợ làm lành da.
Sấu là vị thuốc được sử dụng rộng rãi y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, sử dụng Sấu quá thường xuyên, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn. Do đó, trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.