Nghệ trắng
Nghệ trắng hay còn gọi là nghệ rừng là một loại gia vị được ưa chuộng để chế biến thức ăn. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh như điều hòa kinh nguyệt, ho gà, viêm đau khớp hoặc chướng bụng đầy hơi.
- Tên gọi khác: Nghệ rừng, Nghệ mọi, Nghệ sùi, Ngải trắng
- Tên khoa học: Curcuma aromatica Salisb
- Họ: Gừng – Zingiberaceae
Mô tả dược liệu Nghệ trắng
1. Đặc điểm sinh thái
Nghệ trắng là cây thân thảo có độ có khoảng 20 – 60 cm, có cây cao đến 1 mét. Cây có thân rễ khỏe mạnh, củ hình trụ, phát triển từ các đốt, củ bên trong có màu vàng nhạt. Lá cây có hình ngọn giáo, nhẵn ở mặt trên, mắt dưới lá có nhiều lông mịn mượt, dài khoảng 30 – 60 cm, rộng khoảng 10 – 20 cm. Cuống lá ngắn ôm lấy thân cây.
Hoa Nghệ trắng mọc ở một bên gốc cây, có hình nón vẩy lõm, xếp chồng lên nhau. Mỗi cụm hoa thường có 3 – 6 hoa mọc riêng lẻ. Ở phần gốc là những vảy lõm màu xanh lục nhạt, kế tiếp là những vẩy hoa có màu tím hoặc hồng nhạt, thưa, không có khả năng thụ phấn. Hoa nằm ở trên cùng có màu có tím ờ nằm ở phiến ngoài của cả tràng hoa. Mùa hoa vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
Củ Nghệ trắng có màu vàng nhạt, bên ngoài có nhiều vảy, phần ruột màu vàng nhạt.
2. Bộ phận sử dụng dược liệu
Thân rễ và củ Nghệ rừng được sử dụng để làm dược liệu. Đông y thường gọi Uất kim, tên khoa học là Rhizoma Curcumae Aromaticae.
3. Phân bố
Nghệ trắng là loài cây châu Á nhiệt đới phân bố ở nhiều Ấn Độ, Việt Nam và các nước Nam Á nói chung.
Ở nước ta, Nghệ trắng được tìm thấy nhiều các vùng núi Tây bắc, Đắk Lắk và Quảng Bình. Tuy nhiên, hiện tại cây cũng được trồng ở nhiều vùng trên nước ta để làm gia vị và dùng chữa một số bệnh lý phổ biến.
4. Thu hái – Sơ chế
Thu hái thân rễ Nghệ trắng vào mùa thu hoặc đông.
Sau khi thu hái, loại bỏ rễ con, rửa sạch, ngâm nước 2 – 3 giờ, ủ mềm, thái thành lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.
5. Bảo quản dược liệu
Bảo quản vị thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao.
6. Thành phần hóa học
Nghệ trắng có mùi thơm tương tự như bột Hoàng tinh, thường được sử dụng để chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu nghệ trắng có chứa một số thành phần hóa học cụ thể như:
- 53% Borneol
- 2,34% Alpha – Limonene Diepoxy
- 7,78% Limonene
- 16,61% Camphor
- 3,1% Byclo
- 1,42% Terpineol
Vị thuốc Nghệ trắng
1. Tính vị
Uất kim tính mát, vị cay, hơi đắng.
2. Quy kinh
Uất kim quy vào kinh Can, Tâm, Phế.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
- Kháng sinh
- Kháng viêm, điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa
- Ngăn ngừa ung thư, tiêu diệt và ngăn chặn các khối u
- Loại bỏ các chất béo dư thừa trong máu
- Giảm tình trạng ngưng kết tiểu cầu, chống huyết khối, ngăn ngừa tình trạng tim mạch, huyết áp cao
- Hạn chế và điều trị các cơn đau đầu, nhiễm trùng da
- Trị mụn trứng cá và các bệnh viêm da
Theo y học cổ truyền, Nghệ trắng có tác dụng:
- Giải uất hành khí
- Trừ hoàng đản
- Lợi mật, phá ứ, lương huyết
Công dụng của Nghệ trắng thường dùng trị:
- Tức ngực, trướng bụng, đau mạn sườn
- Chảy máu cam, nôn ra máu, tiểu ra máu
- Xơ gan đau nhức
- Viêm gan mạn tính
- Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều
- Động kinh
- Vàng da do ứ mật
- Đau nhức gân cốt
4. Cách dùng – Liều lượng
Vị thuốc từ Nghệ trắng có thể dùng sắc thuốc hoặc tán bột, dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
Liều dùng khuyến cáo: 2 – 4 g mỗi ngày.
Bài thuốc sử dụng Nghệ trắng
1. Điều trị viêm đau bụng kinh, máu xấu, băng huyết
Sử dụng Uất kim kết hợp với Nhọ nồi (sao cháy), mần tưới (sao vàng), Hương phụ tử chế, mỗi vị 20 g, Ngải cứu (sao đen) 12 g, Tô mộc 16 g, sắc thành thuốc, dùng uống 2 lần mỗi ngày. Sử dụng mỗi ngày một thang thuốc, chia thành 3 lần, vào trước kỳ kinh nguyệt khoảng 2 tuần, uống liên tục trong 2 tuần.
Ngoài ra, nếu đau bụng kinh do kinh nguyệt không đều có thể sử dụng Nghệ trắng, Sinh địa, mỗi vị 6 g hầm với xương giò lợn, dùng ăn mỗi ngày một lần, tuần ăn 3 – 4 lần.
2. Điều trị nôn ra máu
Sử dụng Nghệ trắng, Đơn bì, Chi tử, Địa long, mỗi vị 10 g, sắc uống, mỗi ngày một thang thuốc.
3. Chữa đau vùng gan, viêm gan mạn tính
Sử dụng Nghệ trắng, Nga truật (sao vàng), Thanh bì, Chỉ xác (thái chỉ, sao vàng), lá Móng tay (Sao khô), Thảo quyết minh, Mộc thông, Tô mộc, Sơn tra, Huyết giác, đều sao vàng. Mỗi vị thuốc phân lượng đều nhau, khoảng 10 – 12 g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần dùng uống trong ngày trước bữa ăn chính. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc, liên tục trong 3 – 4 tuần.
5. Chữa sỏi trong túi mật
Sử dụng Nghệ trắng (sao khô), Đại hoàng, Xuyên luyện tử, Chỉ xác, Sài hồ, đều sao vàng, Diên hồ sách (chích giấm), mỗi vị đều 9 g, Kim tiền thảo, Nhân trần, đều sao khô, mỗi vị đều 30 g, Mộc hương (vi sao) 6 g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần dùng uống trong ngày, uống thuốc trước bữa ăn. Mỗi ngày uống một thang thuốc, uống liền trong 3 – 4 tuần.
6. Chữa chứng ho gà
Dùng Nghệ trắng 20 g, rửa sạch giã nát, thêm vào 20 ml rượu trắng 30 độ sao cho đủ ướt Nghệ. Sao đó dùng hấp cách thủy trong 1 giờ. Sau đó gạn lấy phần dịch chiết, uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống đến khi nào các triệu chứng bệnh ho gà thuyên giảm thì ngừng.
7. Chữa chứng đau tức ngực, đau mạch vành
Sử dụng Nghệ trắng, Hồng hoa, Đan sâm, Diên hồ sách (chích giấm), Đương quy (chích rượu), mỗi vị đều 9 g, Giáng hương 4.5 g, tán mịn, sắc thành thuốc. Lại dùng Hổ phách, Tam thất, mỗi vị 3 g, tán thành bột mịn, trộn đều dùng uống với phần thuốc sắc trên. Uống thuốc trước bữa ăn chính 1.5 – 2 giờ, uống liên tục trong 3 – 4 tuần là một liệu trình. Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể sử dụng lặp lại liệu trình mới.
8. Chữa phong thấp, bong gân, trật khớp
Sử dụng Uất kim, Nhân hạt gấc, rễ Ô đầu, tất cả đều 10 g, giác nhỏ, ngâm với rượu và mật trăn. Sau một tháng có thể dùng xoa bóp điều trị các chứng phong tê thấp, đau nhức xương khớp.
Nghệ trắng thường được sử dụng trong Đông y để điều trị nhiều bệnh lý. Mặc dù không chứa độc tố, tuy nhiên người bệnh không nên tùy tiện sử dụng vị thuốc. Nếu có nhu cầu, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.