Hương bài
Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh thành ở nước ta. Thảo dược này thường được dùng để làm hương thắp (nhang) hoặc được sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa và ghẻ ngoài da.
- Tên gọi khác: Cát cánh lan, Hương lâu, Huệ rừng, Hương lâu, Xương quạt, Cây bả chuột, Lâm nữ.
- Tên khoa học: Dianella ensifolia
- Họ: Thích diệp thụ/ Lan nhật quang (danh pháp khoa học: Xanthorrhoeaceae/ Asphodelaceae)
Mô tả dược liệu hương bài
1. Đặc điểm cây hương bài
Hương bài là loài thực vật thân cỏ sống dai, chiều cao trung bình từ 40 – 50cm, thân rễ mọc ngang. Lá mọc ôm lấy thân cây, thường mọc so le, phiến dài, lá đơn và mép nguyên. Lá rộng 1.5 – 3.5cm, dài 40 – 70cm, thường không có cuống.
Hoa mọc thành cụm, dài 10 – 20cm, màu hơi tím nhạt hoặc có màu vàng nhạt. Quả mọng màu xanh đen hoặc đỏ sẫm. Quả có đường kính từ 8 – 9mm bên trong chứa từ 1 – 3 hạt có hình trứng.
2. Bộ phận dùng
Rễ và thân rễ của cây được sử dụng để làm thuốc.
3. Phân bố
Hương bài mọc hoang và được trồng tại nhiều địa phương ở nước ta. Loài cây này phát triển mạnh khi được trồng ở đất vườn và đất mùn. Nhiều địa phương trong cây hương bài để làm hương (nhang). Một số nơi dùng rễ cây để làm bã để giết chuột và động vật gặm nhấp.
4. Thu hoạch – sơ chế
Thu hái thân và thân rễ của cây hương bài vào cuối mùa thu. Sau khi đào rễ lên, đem rửa sạch rồi phơi khô để dùng dần.
5. Bảo quản
Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát.
6. Thành phần hóa học
Hiện tại dược liệu hương bài chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học và dược tính. Tuy nhiên theo một số tài liệu ghi chép thì cây hương bài có ít tinh dầu (có mùi thơm nhẹ đặc trưng).
Vị thuốc hương bài
1. Tính vị
Đang cập nhật.
2. Quy kinh
Đang cập nhật.
3. Tác dụng dược lý
Hương bài được sử dụng chủ yếu trong phạm vi nhân dân. Hiện nay các nghiên cứu khoa học về dược liệu này còn rất hạn chế.
– Tác dụng của cây hương bài:
- Rễ hương bài được sử dụng để chưng cất lấy tinh dầu thơm, tinh dầu được dùng để làm nước hoa, kem dưỡng, xà phòng, bột,…
- Rễ dược liệu được sử dụng để nấu nước gội đầu giúp mượt tóc, thơm tóc. Ngoài ra với mùi thơm tự nhiên, hương bài còn có tác dụng đuổi gián, sâu bọ sống bên trong tủ quần áo và tủ sách.
- Nấu nước từ rễ hương bài tắm có thể trị ghẻ, lở loét và ngứa ngáy ngoài da.
- Một số nơi dùng thảo dược này để đốt thay trầm hương. Hương bài có mùi thơm nhẹ giúp tạo cảm giác nhẹ người và thư giãn.
- Nhân dân sử dụng rễ hương bài để làm hương thắp vào những dịp lễ, tết.
- Lá hương bài được giã nát và đắp lên da để trị mụn nhọt.
- Độc tính: Cây hương bài chứa độc tính mạnh, súc vật ăn có thể bị ngộ độc chết. Chính vì vậy hương bài được nhân dân tận dụng để làm bã giết chuột và không được sử dụng để làm thuốc uống.
– Tham khảo một số tác dụng khác của cây hương bài:
- Ở Ấn Độ, nhân dân sử dụng rễ hãm uống để chữa các bệnh về tiêu hóa và cảm sốt. Ngoài ra rễ cây hương bài còn được tán bột, đắp ngoài chữa các bệnh về gan và sốt cao. Tuy nhiên dược liệu này chứa độc tố cao nên hiện nay cách chữa này ít được áp dụng.
- Nhân dân Malaysia dùng rễ hương bài đắp lên bụng phụ nữ sau khi sinh để làm tan huyết ứ và phục hồi tử cung.
4. Cách dùng – liều lượng
Hương bài được dùng chủ yếu ở dạng giã/ tán bột đắp ngoài. Do thảo dược chứa độc tính mạnh nên tuyệt đối không sử dụng ở dạng sắc uống.
Cách làm hương (nhang) từ cây hương bài
- Chuẩn bị: Rễ hương bài khô 1kg, gỗ trầm hương 1kg, bã mía khô 5kg, vỏ cây bưởi khô 1kg, đại hồi 300g, cây bạch đàn (vỏ và lá) 300g và quế chi 300g.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu phơi cho khô sau đó tán thành bột mịn. Đem bột hòa với bột keo và nước rồi cuộn vào chân nhang làm bằng tre nứa. Phơi khô rồi dùng thắp như bình thường.
Hương bài là thảo dược có độc tính, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng. Hơn nữa các nghiên cứu khoa học về dược liệu này còn nhiều hạn chế. Do đó bạn cần trao đổi với thầy thuốc để xác định độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc trước khi áp dụng.